Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 107)

5. Bố cục của luận văn

4.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tạ

trƣờng Đại học Khoa học- Đại học Thái Nguyên thời gian tới

4.2.1. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học

Hiện nay, Nhà trƣờng có 04 phòng thực hành vi tính (trong đó có 02 phòng là mƣợn phòng đọc của thƣ viện), với nhiều môn cần thực hành trên máy tính nhƣ tin học văn phòng, phân tích đồ họa mẫu vi sinh, thực hành tuyên truyền báo chí. Tuy nhiên mỗi phòng máy trung bình 30 máy hoạt động tốt, nên đến giờ thực hành giảng viên phải chia lớp làm hai phòng và phải chạy đi chạy lại để hƣớng dẫn, giải đáp thắc mắc cho sinh viên hoặc một số giảng viên phải chia sinh viên thành hai ca thực hành. Mặt khác, trong chƣơng trình đào tạo của ngành báo chí tuyên truyền có phần thực tập nghề nghiệp với thời lƣợng là 08 tuần. Vào thời điểm đông có tới 04 lớp cùng thực tập mà chỉ có 01 phòng thực tập nên giảng viên phải lấy phòng học lý thuyết để thực tập. Năm 2014, nhà trƣờng có đào tạo thêm ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành nhƣng hiện tại vẫn chƣa có phòng thực hành.

Ngoài ra, các trang thiết bị phục vụ cho việc thực hành, thí nghiệm của Nhà trƣờng vẫn còn thiếu hụt về số lƣợng, nhiều thiết bị đã cũ. Do đó trong thời gian tới, Nhà trƣờng cần nâng cấp các phòng thực hành chuyên môn về số lƣợng các phòng và các trang thiết bị thực hành, thí nghiệm.

Về số lượng các phòng thực hành cần:

+ Xây dựng thêm phòng thực hành tin học, đáp ứng nhu cầu thực hành của sinh viên, trả lại phòng đọc cho thƣ viện;

+ Tăng thêm phòng thực tập nghề luật, báo chí để sinh viên có điều kiện rèn nghề tốt hơn;

+ Xây dựng thêm phòng thực hành hóa sinh

Bảng 4.1: Dự kiến số lƣợng phòng thực hành cần bổ sung TT Tên phòng thực hành Số lƣợng Tổng diện tích (m2 ) 1 Phòng thực hành tin 02 140 2 Phòng thực hành báo chí, luật 02 140 3 Phòng thực hành hóa sinh 01 400

+ Sửa chữa, nâng cấp các thiết bị hiện có nếu có thể, + Mua sắm thêm các máy móc, thiết bị thực hành mới:

Bảng 4.2: Dự kiến một số máy móc thiết bị thực hành cần bổ sung TT Tên máy móc, thiết bị Số lƣợng (cái)

1 Máy Phân tích vi mẫu 02

2 Máy nén khí chân không (khoa vật lý) 02

3 Máy chụp hiển vi phân giải cao 01

4 Máy quay phim (báo chí tuyên truyền) 01

5 Máy vi tính 140

Thứ hai: Hiện đại hóa các phòng học lý thuyết

Hiện tại, tất cả phòng học đƣợc trang bị máy chiếu, phông chiếu nhƣng chất lƣợng chƣa cao, hệ thống âm thanh không tốt. Để nâng cao chất lƣợng giảng dạy cần phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. Muốn đổi mới phƣơng pháp giảng dạy cần phải có các phƣơng tiện và thiết bị hộ trợ, do đó trong thời gian tới Nhà trƣờng cần:

- Trang bị các thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập: máy chiếu, phong chiếu, hệ thống âm thanh,.. cho các phòng học.

- Khuyến khích, động viên các giảng viên tự chế tạo các mô hình, phƣơng tiện sử dụng trong dạy học.

- Lập kế hoạch định kỳ sửa chữa, bảo dƣỡng các trang thiết bị trong các phòng học nhƣ quạt, đèn chiếu sáng, hệ thống điện. Hạn chế tình trạng hỏng phải sửa chữa gây mất nhiều thời gian, ảnh hƣởng đến chất lƣợng dạy và học.

Bảng 4.3: Dự kiến một số máy móc, thiết bị cần trang bị cho phòng học lý thuyết

Máy chiếu đa năng 30

Thứ ba: về tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập

Hiện số lƣợng tài liệu phục giảng giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở thƣ viện có rất ít, không đáp ứng đủ nhu cầu đọc của giảng viên và sinh viên. Mặt khác, nếu sinh viên chỉ sử dụng giáo trình môn học, không có tài liệu tham khảo thì kiến thức tiếp thu đƣợc rất hạn chế và thụ động. Thêm vào đó, các đầu sách tại thƣ viện đa số đều là các tài liệu cũ, xuất bản vào những năm từ 1998- 2008, tài liệu mới rất ít. Do vậy, trong thời gian tới, để sinh viên chủ động tìm hiểu thêm các kiến thức ngoài các kiến thức mà giảng viên cung cấp trên lớp nhằm nâng cao kết quả học tập của sinh viên, đồng thời rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu cho sinh viên thì Nhà trƣờng cần:

- Mua sắm thêm các đầu sách hiện có tại thƣ viện, nhằm tăng số lƣợng của mỗi đầu sách để đáp ứng nhu cầu đọc của giảng viên, sinh viên.

- Bổ sung thêm các đầu sách mới, đặc biệt là các đầu sách về toán.luật, báo chí,quản trị du lịch vì phần lớn sinh viên mới của trƣờng đều theo học các ngành trên.

4.2.2. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy

a. Đổi mới nội dung chương trình đào tạo

Giáo dục và đào tạo có nhiệm vụ đào tạo đƣợc những lao động có chất lƣợng cao có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội và thị trƣờng lao động. Để làm đƣợc điều đó thì chƣơng trình đào tạo của các trƣờng phải thƣờng xuyên đổi mới về nội dung cho phù hợp với công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại.

Kế hoạch triển khai:

Thứ nhất, tổ chức lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp: Thông qua phiếu điều tra để lấy ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về tỷ lệ phân bổ thời gian giữa các phần kiến thức trong chƣơng trình đào tạo, tỷ lệ giữa lý thuyết và thực hành, các yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng của ngƣời lao động đối với từng ngành nghề đào tạo của nhà trƣờng.

Thứ hai, tổ chức buổi họp để thông báo kết quả khảo sát các tổ chức, doanh nghiệp, thảo luận lấy ý kiến đóng góp ý của các giảng viên có trình độ ở bộ môn, các chuyên gia cùng với hội đồng xây dựng chƣơng trình đào tạo.

Thứ ba, dự thảo chƣơng trình đào tạo cải tiến: trên cơ sở tổng hợp các ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp, của giáo viên bộ môn, của các chuyên gia, hội đồng xây dựng chƣơng trình đào tạo tiến hành dự thảo chƣơng trình đào tạo cải tiến.

Thứ tư, tổ chức lấy ý kiến của về chƣơng trình đào tạo dự thảo đã cải tiến: thành phần tham dự hội thảo là các giảng viên, chuyên gia, cán bộ quản lý.

Thứ năm, áp dụng thử nghiệm chƣơng trình đào tạo mới: sau khi đã lấy đƣợc ý kiến nhất trí của các bên về chƣơng trình đào tạo dự thảo thì tiến hành áp dụng thử nghiệm cho khóa học mới.

Thứ sáu, đánh giá chƣơng trình đào tạo mới: sau khi thử nghiệm cho khóa học mới cần tổ chức đánh giá hiệu quả của chƣơng trình đào tạo mới.

Biện pháp:

Để đổi mới nội dung chƣơng trình đào tạo Nhà trƣờng cần:

Một là, tham khảo ý kiến của các tổ chức, doanh nghiệp về các yêu cầu cần thiết với ngƣời lao động nhƣ trình độ kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp,...của các ngành đào tạo của Nhà trƣờng. Trên cơ sở đó điều chỉnh chƣơng trình đào tạo cho phù hợp để sinh viên ra trƣờng có thể đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp, tăng cơ hội làm việc cho sinh viên tốt nghiệp.

Hai là, cập nhật các kiến thức mới phù hợp với yêu cầu sản xuất của xã hội vào đề cƣơng chi tiết các môn học trong chƣơng trình đào tạo và trong giáo trình các môn học. Những nội dung kiến thức nào đã cũ cần cắt bỏ và thêm vào những nội dung mới cho phù hợp với thực tiễn sản xuất.

Ba là, tăng tính mền dẻo cho chƣơng trình đào tạo bằng cách xây dựng chƣơng trình đào tạo theo mô đun, tiến tới đào tạo theo tín chỉ chuẩn quốc tế. Với cách đào tạo này, sinh viên có thể tự chủ trong học tập, dễ dàng học lên tiếp tại trƣờng hoặc với các trƣờng khác.

Bốn là, cải tiến chƣơng trình đào tạo theo hƣớng tăng số tiết thực hành, tự học, tự nghiên cứu cho sinh viên, giảm bớt số tiết lý thuyết. Đối với những số tiết lý thuyết có sự trùng lặp không cần thiết có thể cắt giảm, thay bằng số tiết thực hành. Ngoài việc thực hành các bài tập trên lớp có thể cho sinh viên làm các bài tiểu luận,

bài tập dài, bài tập lớn,...nhằm giúp sinh viên hiểu sâu hơn về môn học, có cơ hội tìm hiểu thực tiễn sản xuất và rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu.

Năm là, bổ sung thêm các hình thức đánh giá sinh viên khác ngoài hai kỳ thi giữa học phần và kết thúc học phần.

b. Đổi mới phương pháp giảng dạy

Trong chiến lƣợc phát triển giáo dục 2010 – 2020 đã nêu:“Đổi mới và hiện đại hóa phƣơng pháp giáo dục, chuyển từ việc truyền đạt tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hƣớng dẫn ngƣời học chủ động tƣ duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy cho ngƣời học phƣơng pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tƣ duy phân tích, tổng hợp...“ Thật vậy, với phƣơng pháp dạy học truyền thống, thầy giảng, trò ghi chép đã làm mất tính chủ động, hạn chế khả năng tƣ duy, tự nghiên cứu ở sinh viên. Sinh viên tốt nghiệp ra trƣờng chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của thị trƣờng lao động. Đổi mới phƣơng pháp đào tạo là cần thiết.

Hiện nay, hầu hết giảng viên của Nhà trƣờng vẫn sử dụng phƣơng pháp dạy học truyền thống nhƣ đã phân tích trong chƣơng 3. Để nâng cao chất lƣợng đào tạo, cần phải chuyển đổi từ phƣơng pháp giảng dạy truyền thống sang phƣơng pháp dạy học tích cực.

Kế hoạch triển khai:

- Tiến hành đầu tƣ cơ sở vật chất để thực hiện đổi mới phƣơng pháp giảng dạy. - Tập huấn cho giảng viên các chuyên đề về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhƣ chuyên đề về các phƣơng pháp dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, phƣơng pháp soạn giáo án điện tử,...

- Phân công giảng viên soạn thảo giáo án điện tử. - Xây dựng ngân hàng đề thi.

- Triển khai các hoạt động nhằm đổi mới phƣơng pháp giảng dạy nhƣ:

+ Tổ chức các hội thảo ở các tổ bộ môn, các khoa và toàn trƣờng về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.

+ Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi, dự giờ.

+ Tổ chức ứng dụng các phƣơng pháp dạy học mới ở một số bộ môn sau đó áp dụng rộng rãi ra toàn trƣờng.

+ Tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về phƣơng pháp giảng dạy với các trƣờng khác trên địa bàn tỉnh,...

Đánh giá kết quả: Kết thúc mỗi năm học cần đánh giá kết quả đạt đƣợc, rút kinh nghiệm cho năm học tới.

Các biện pháp:

- Tuyên truyền để giảng viên hiểu rằng cần phải đổi mới phƣơng pháp giảng dạy.

- Tổ chức các lớp bồi dƣỡng về phƣơng pháp dạy học mới cho giảng viên. Bởi vì muốn chuyển từ phƣơng pháp dạy học truyền thống sang phƣơng pháp dạy học tích cực thì giáo viên cần phải có kiến thức về các phƣơng pháp dạy học đó. Để tăng tính hiệu quả của khóa học bồi dƣỡng này, cần phải mời những giảng viên có kinh nghiệm về các phƣơng pháp giảng dạy ở các trƣờng đại học, học viện về truyền đạt, đồng thời cho giáo viên thực hành ngay tại lớp. Kết thúc lớp bồi dƣỡng đó cần phải tổ chức đánh giá kết quả học tập của giảng viên.

- Các khoa cần phải phân công giảng viên soạn giáo án điện tử phù hợp với trình độ chuyên môn của từng ngƣời; khuyến khích vật chất tạo điều kiện cho giảng viên đổi mới phƣơng pháp dạy học nhƣ hỗ trợ tiền mua máy tính; tiền soạn giáo án điện tử.

- Thực hiện các hoạt động quản lý giảng viên về phƣơng pháp giảng dạy nhƣ dự giờ, khảo sát ý kiến của sinh viên.

- Tổ chức phong trào thi đua dạy tốt và động viên khuyến khích bằng vật chất đối với những giảng viên có kết quả đánh giá tốt.

- Tăng cƣờng đầu tƣ mua sắm các trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy và học tập nhƣ máy chiếu, máy tính, âm thanh,...Đây là các trang thiết bị cần thiết để dạy học theo phƣơng pháp hiện đại.

4.2.3. Phát triển quy mô đội ngũ giáo viên

Tỷ lệ sinh viên/giáo viên bình quân hiện nay của Nhà trƣờng còn cao so với tỷ lệ chuẩn sinh viên/ giáo viên bình quân trong đề án “xây dựng, nâng cao chất lƣợng

đội ngũ Nhà Giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2010 – 2020” là 20 sinh viên/01 giảng viên đối với trƣờng cao đẳng, đại học. Hiện nay, tỷ lệ bình quân giáo viên tính trên tổng số HS-SV của nhà trƣờng là 37/1. Mặt khác mỗi giáo viên hiện nay vẫn phải giảng dạy nhiều môn, có giáo viên phải giảng dạy 3 – 4 môn. Nhƣ vậy, quy mô đào tạo và số lƣợng giảng viên của Nhà trƣờng hiện nay còn mất cân đối, Nhà trƣờng vẫn còn thiếu giảng viên. Số lƣợng HS - SV dự kiến đến năm 2020 sẽ có khoảng 15.000 HS-SV. Do đó trong thời gian tới, Trƣờng cần phải có kế hoạch tuyển dụng thêm giáo viên để giảm bớt khối lƣợng công việc cho các giáo viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Tỷ lệ sinh viên/giáo viên hiện nay còn hơn nhiều so với chuẩn của bộ GD&ĐT, vì vậy Nhà trƣờng phải phấn đấu nhiều năm nữa để đạt đƣợc tiêu chuẩn đó.

Bảng 4.4: Dự kiến số lƣợng giáo viên, giảng viên cần tuyển đến 2020 Năm Số lƣợng giáo viên, giảng viên cần

tuyển (ngƣời) % so với thực trạng

2016 72 15 2017 96 20 2018 120 25 2019 120 25 2020 72 15 Tổng 480 100

Do số lƣợng biên chế có hạn, nên Nhà trƣờng có thể tuyển giảng viên hợp đồng hoặc thính giảng.

Để công tác tuyển dụng giảng viên đƣợc tốt cần:

Căn cứ vào mục tiêu, kế hoạch của các ngành đào tạo mà tuyển số lƣợng giảng viên cho phù hợp với nhu cầu của từng ngành.

Đăng tin tuyển dụng giảng viên trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng để có nhiều cơ hội tuyển đƣợc các giảng viên giỏi.

Có chế độ chính sách để thu hút những ngƣời có trình độ về làm việc cho Nhà trƣờng nhƣ hỗ trợ học bổng, kinh phí học tập cho các sinh viên giỏi ở các trƣờng đại học nếu họ có nguyện vọng về làm công tác giảng dạy cho Nhà trƣờng sau khi tốt nghiệp; hoặc những giảng viên có trình độ cao về làm việc tại trƣờng thì sẽ ƣu đãi 100% tiền lƣơng, phúc lợi ngay từ tháng đầu tiên.

4.2.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực phụ thuộc vào chất lƣợng đội ngũ giáo viên. Vì vậy, để nâng cao chất lƣợng đào tạo, Nhà trƣờng cần tập trung xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo. Nâng cao chất lƣợng giảng viên với các giải pháp:

a. Bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho giảng viên

Kế hoạch triển khai:

Xác định nội dung bồi dƣỡng: Trên cơ sở đánh giá thực trạng trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực của đội ngũ giảng viên để xác định các nội dung cần bồi dƣỡng cho giảng viên nhƣ bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn, năng lực sƣ phạm, phƣơng pháp giảng dạy hay trình độ ngoại ngữ,...

Lựa chọn đối tƣợng bồi dƣỡng: Ngoài việc đánh giá năng lực của từng giảng viên cần phải căn cứ vào nhu cầu và nguyện vọng của giảng viên để lựa chọn đối tƣợng bồi dƣỡng cho phù hợp nhằm tăng hiệu quả của công tác bồi dƣỡng.

Xác định hình thức bồi dƣỡng:

+ Bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ thƣờng xuyên: Căn cứ vào nội dung, chuyên đề cần bồi dƣỡng, Nhà trƣờng sẽ tổ chức các lớp bồi dƣỡng tại trƣờng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)