5. Bố cục của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp
Số liệu từ Website và phòng Đào tạo của các trƣờng để đánh giá tình hình chung của các trƣờng với tƣ cách là địa bàn nghiên cứu.
- Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giảng viên của các trƣờng từ giai đoạn năm 2009 đến nay.
- Số liệu của một số đề tài nghiên cứu về học sinh,sinh viên và giảng viên nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.
- Các bài viết trên báo, tạp trí, các kỷ yếu Hội thảo về vấn đề nghiên cứu
- Hệ thống hóa các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, về việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng nói chung và tại các trƣờng Đại học,Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
* Thu thập tài liệu thông tin sơ cấp
- Phƣơng pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trƣờng Đại học Khoa học, đội ngũ giảng viên cũng nhƣ cán bộ quản lý hiện nay.
Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê và phƣơng pháp phân tích để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, đánh giá các mặt của công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giảng viên, rút ra những ƣu nhƣợc điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực- đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng trong thời gian tới
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đƣợc thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình đào tạo nguồn nhân lực của nhà trƣờng qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, thể hiện ở các biểu, bảng số liệu, sơ đồ.
2.2.4 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống
Trong bài luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị, vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của đơn vị trong kỳ phân tích.
Phƣơng pháp phân tích hệ thống đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tƣơng tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phƣơng pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Các phân tích này luôn đƣợc gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống trong luận văn.
2.2.5 Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng nhƣ trong sản xuất kinh doanh.
Hình 2.1: Mô hình ma trận SWOT
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển các nguồn lực có thể thiết lập và kết hợp giữa các yếu tố, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:
- Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
- Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
- Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khắc phục các điểm yếu.
- Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh đƣợc nguy cơ.
Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 ... S2 ... Điểm yếu (W) W1 ... W2 ... Cơ hội (O)
O1 ... O2 ...
Phối hợp (OS) Phối hợp (OW) Nguy cơ (T)
T2 ...
Ma trận SWOT dựng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trƣờng bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành, tổ chức), nhằm đƣa ra những giải pháp phát huy đƣợc thế mạnh, tận dụng đƣợc cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, dựng phƣơng pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tƣợng trong phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trƣờng Đại học Khoa học- ĐHTN.
* Các phương pháp khác
Ngoài phƣơng pháp trên đề tài còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp quan sát thực tế, phƣơng pháp diễn dịch.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Cơ cấu cán bộ, trình độ giáo viên
- Cơ cấu cán bộ về độ tuổi, giới tính. - Cơ cấu về trình độ.
2.3.2. Chỉ tiêu liên quan tới sinh viên
- Chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm. - Ngành nghề tuyển sinh.
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp.
- Chỉ tiêu về xếp loại sinh viên tốt nghiệp. - Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. - Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Khái quát về trƣờng Đại học Khoa học- ĐHTN
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trƣờng Đại học Khoa học là một đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên tiền thân là Khoa Khoa học Tự nhiên, đƣợc thành lập năm 2002 theo Quyết định số 1286/QĐ-BGD&ĐT-TCCB ngày 28/ 03/ 2002 Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Đến tháng 11/ 2006, để phù hợp với sự mở rộng của quy mô và ngành đào tạo, Giám đốc ĐHTN đã ký Quyết định số 803/QĐ-TCCB đổi tên Khoa Khoa học Tự nhiên thành Khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội.
Tháng 12/ 2008, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký Quyết định số 1901/QĐ – TTg ngày 23/ 12/ 2008 về việc thành lập trƣờng Đại học Khoa học trên cơ sở nâng cấp khoa Khoa học Tự nhiên và Xã hội thuộc ĐHTN.
Tên Tiếng Việt: Trƣờng Đại học Khoa học
Tên giao dịch quốc tế: University of Sciences
Địa chỉ: Phƣờng Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên.
Website:http://www.tnus.edu.vn
Trƣờng Đại học Khoa học có chức năng đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và khoa học xã hội ở khu vực trung du và miền núi phía Bắc. Trƣờng là đơn vị sự nghiệp có thu, có tƣ cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Nhiệm vụ của trƣờng là đào tạo cán bộ có trình độ đại học và sau đại học phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nƣớc. Triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực và đất nƣớc. Trƣờng thực hiện nhiệm vụ quản lý đào tạo, NCKH, tổ
chức cán bộ, cơ sở vật chất và các mặt công tác khác của trƣờng theo quy định của Nhà nƣớc, Bộ GD&ĐT và sự phân cấp của Đại học Thái Nguyên.
3.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của nhà trường
Bộ máy Tổ chức của Nhà trƣờng thực hiện theo Điều lệ Trƣờng Đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành gồm có:
- Ban giám hiệu: Hiệu trƣởng, Phó Hiệu trƣởng phụ trách đào tạo, phó hiệu trƣởng phụ trách giáo dục quốc phòng và an ninh, phó hiệu hiệu trƣởng phụ trách vật tƣ. - Các phòng chức năng: + Phòng Đào tạo + Phòng Tổ chức – Hành chính + Phòng Kế hoạch – Tài chính + Phòng Quản trị – Phục vụ
+ Phòng Công tác học sinh – Sinh viên
+ Phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục + Phòng Khoa học Công nghệ và Hợp tác Quốc tế + Phòng Thanh tra pháp chế
+ Trung tâm Công nghệ thông tin - Thƣ viện
- Các khoa, tổ chuyên môn: Hiện nhà trƣờng có 08 khoa và 1 bộ môn gồm: + Khoa Toán - Tin
+ Khoa Vật lý và Công nghệ + Khoa Hóa học
+ Khoa Khoa học sự sống + Khoa Văn – Xã hội + Khoa Luật và QLXH
+ Khoa khoa học Môi trƣờng và Trái đất + Khoa Khoa học Cơ bản
Các đơn vị trực thuộc các khoa, bộ môn: tổ bộ môn, phòng thí nghiệm, phòng thực hành.
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy trƣờng Đại học Khoa học - ĐHTN
Đảng ủy
Hội đồng khoa học Ban Giám hiệu Các tổ chức đoàn thể
Công đoàn
Đoàn thanh niên
Hội sinh viên
Hội cựu chiến binh Các phòng chức năng Các trung tâm
Các khoa, bộ môn Hành chính – Tổ chức Kế hoạch – Tài chính Đào tạo Khảo thí & ĐBLCDG Quản trị - Phục vụ Công tác HSSV Thanh tra Pháp chế
Khoa học công nghệ & HTQT
Công nghệ thông tin – Thƣ viện Khoa Toán - Tin
Khoa Vật lý & Công nghệ
Khoa Hóa học
Khoa Khoa học sự sống
Khoa Văn – Xã hội
Khoa Luật & QLXH
Khoa Khoa học MT & trái đất
Khoa Khoa học cơ bản
Bộ môn Lịch sử
Ngoại ngữ - Tin học
Tƣ vấn pháp luật Thái Nguyên
Tƣ vấn, Đào tạo và chuyển giao công nghệ
Nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc thiểu số vùng núi phía Bắc
3.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Nhà trường
- Chức năng: đào tạo, bồi dƣỡng, nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ.
- Nhiệm vụ:
+ Đào tạo trình độ Đại học và sau đại học các ngành: Toán; Toán tin ứng dụng; Vật lý; Hóa học; Công nghệ Kỹ thuật Hóa; Hóa dƣợc; Sinh học; Công nghệ sinh học; Văn học, Báo chí; Việt Nam học; Quản tri dịch vụ du lịch và lữ hành; Lịch sử; Địa lý; Khoa học môi trƣờng; Thƣ viện và thiết bị trƣờng học; Công tác xã hội; Luật; Khoa học quản lý; Quản lý tài nguyên và môi trƣờng.
+ Nghiên cứu, triển khai khoa học công nghệ chuyên ngành Sinh học và Hóa dƣợc; các đề tài văn hóa- xã hội, luật và tài nguyên môi trƣờng. Thực hiện gắn đào tạo với việc làm nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội;
+ Hợp tác, liên kết, liên thông về đào tạo với các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất để thực hiện đa dạng hoá các loại hình đào tạo, tổ chức đào tạo kết hợp với lao động sản xuất, dịch vụ gắn đào tạo và nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm khai thác hiệu quả cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực trình độ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên của Nhà trƣờng.
3.1.4. Quy mô và ngành nghề đào tạo
Hiện nay trƣờng có 6 loại hình đào tạo là:
a) Bậc Đại học chính quy hệ dài hạn
Đối với hệ Đại học chính quy hệ dài hạn, nhà trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 1000 - 1500 sinh viên. Hiện nay Nhà trƣờng có 7.125 sinh viên, gồm các chuyên ngành:
+ Toán + Toán tin ứng dụng + Vật lý + Hóa học + CN Kỹ thuật Hóa + Hóa dược + Sinh học + Công nghệ sinh học + Văn học + Báo chí + Việt Nam học + Địa lý
+ Lịch sử + Quản lý TNMT + Công tác xã hội + Luật + Khoa học quản lý + Khoa học môi trường
+ QT dịch vụ du lịch và lữ hành + Thư viện và thiết bị trường học
b) Bậc Đại học liên thông
Trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 500- 1.000 sinh viên. Hiện nay trƣờng có 1.715 học sinh gồm các chuyên ngành: Toán, Lịch sử, Thƣ viện và thiết bị trƣờng học.
c) Bậc Đại học hệ vừa học vừa làm
Trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 500- 1.000 sinh viên. Hiện nay trƣờng có 1.150 học viên gồm các chuyên ngành: Sinh học, Báo chí, Công tác xã hội, Luật.
d) Bậc đào tạo Thạc sỹ
Trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 300- 500 học viên. Hiện nay trƣờng có 800 học viên gồm các chuyên ngành: Toán, Sinh học, Hóa học.
e) Bậc đào tạo Tiến sỹ
Trƣờng tuyển sinh hàng năm khoảng 20- 40 học viên NCS. Hiện nay trƣờng có 35 học viên NCS gồm các chuyên ngành: Toán, sinh học.
f) Đào tạo liên kết
Liên kết với các tỉnh nhƣ: Sơn La, Lào Cai, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình và các trƣờng đại học, các viện nghiên cứu nhƣ Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Mỏ địa chất, khu công nghệ cao Láng Hòa lạc, viện Đại học mở, viện Toán học, viện Vật lý, viện Hóa học ...
3.2. Thực trạng chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại trƣờng Đại học khoa học- Đại học Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập quốc tế học- Đại học Thái Nguyên trong điều kiện hội nhập quốc tế
3.2.1. Đánh giá cơ sở vật chất kỹ thuật của Trường
Mặc dù có rất nhiều khó khăn vì mới đƣợc thành lập, nhƣng đƣợc sự quan tâm của Bộ Giáo Dục, Đại Học Thái Nguyên và tinh thần nỗ lực vƣợt khó của Cán bộ, giáo viên, công nhân viên Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc cơ sở vật chất tƣơng đối khang trang, môi trƣờng cảnh quan sƣ phạm, đáp ứng yêu cầu đào tạo cấp trên giao và đáp ứng nhu cầu học tập, sinh hoạt của HS-SV, cụ thể nhƣ sau:
Nhà trƣờng hiện có cơ sở tại Phƣờng Tân Thịnh- Thành phố Thái Nguyên, với diện tích trên 10 ha, đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện các khu thí nhiệm và khu thƣ viện, xây mới thêm 2 giảng đƣờng.
Hiện nay, Trƣờng có 70 phòng học lý thuyết với diện tích hơn 6.000m2; hội trƣờng 500m2
với hơn 400 chỗ ngồi; phòng thí nghiệm, thực hành với tổng diện tích trên 2.300m2; thƣ viện với diện tích gần 500m2; ký túc xá sinh viên, khu làm việc của cán bộ công nhân viên gần 3.000m2
. Để phục vụ nhu cầu ăn uống và sinh hoạt hàng ngày của sinh viên và cán bộ giáo viên Nhà trƣờng đã xây dựng 01 nhà ăn tập thể sạch sẽ, thoáng mát và 01 trạm khai thác nƣớc ngầm. Ngoài ra Nhà trƣờng còn có mạng Internet giúp cán bộ, giáo viên nghiên cứu, trao đổi thông tin.
Sau đây là thống kê về số lƣợng phòng học, thực hành, thí nghiệm của Nhà trƣờng: Bảng 3.1: Số lƣợng phòng học, thực hành, thí nghiệm năm 2014 STT Tên phòng Số lƣợng Tổng diện tích (m2 ) 1 Phòng học lý thuyết 70 6.405 2 Phòng thí nghiệm Sinh 01 50 3 Phòng thí nghiệm hóa dƣợc 01 60
4 Phòng thí nghiệm đất và tài nguyên 01 70
5 Phòng thực hành vật liệu vô cơ 01 50
6 Phòng vi tính 04 120
7 Phòng thực tập nghề nghiệp 01 70
(Nguồn:Phòng Quản trị - Phục vụ, Trường Đại học khoa học- ĐHTN) * Về trang thiết bị dạy và học:
Bên cạnh lý thuyết thì thực hành là yếu tố quan trọng không những giúp sinh viên củng cố đƣợc lý thuyết mà còn tạo điều kiện để họ làm quen với thực tế. Vì thế, Nhà trƣờng đã dành một phần kinh phí nhất định để mua sắm các thiết bị thực hành và thí nghiệm.
Hiện tại Nhà trƣờng đang có 228 máy vi tính phục vụ cho sinh viên thực hành