Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 95)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực

trƣờng Đại học Khoa học trong điều kiện hội nhập quốc tế

Chất lƣợng đầu vào là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Bởi ngƣời học chỉ có thể tiếp thu tốt các kiến thức chuyên môn khi các em nắm đƣợc các kiến thức cơ bản khi còn học phổ thông.

Công tác tuyển sinh đầu vào của Nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, tiến hành xét tuyển, thi tuyển vào đầu tháng 7 hàng năm. Đối tƣợng tuyển sinh là những học sinh đã tốt nghiệp THPT. Sau đây là kết quả tuyển sinh năm học 2013 – 2014 của Nhà trƣờng: Chỉ tiêu đƣợc giao là 1.550 sinh viên, thực tuyển 1715 sinh viên đạt 110,6% vƣợt 10,6% (trích báo cáo tổng kết năm 2014 của trường Đại học khoa học), cụ thể nhƣ sau:

+ Toán 96 sv + Toán tin ứng dụng 106 sv + Vật lý 134 sv + Hóa học 75 sv + CN Kỹ thuật Hóa 101sv + Hóa dược 108 sv + Sinh học 88 sv + Công nghệ sinh học 78 sv + Văn học 83 + Báo chí 97 sv + Việt Nam học 69 sv + Lịch sử 48 sv

+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 102 sv + Công tác xã hội 31 sv + Thư viện và thiết bị trường học 78 sv + Địa lý 62 sv

+ Khoa học môi trường 55 sv + Quản lý TNMT 67 sv

+ Luật 135 sv + Khoa học quản lý 102 sv

Nhiều học sinh khi đƣợc tuyển vào Trƣờng đều thi (xét) trƣợt các đại học “top trên”, có những em thi nhiều năm mới đỗ, điều này cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của các em khi học tập tại trƣờng. Có những em là con nhà khá giả nhƣng không chịu học hành, thi trƣợt nguyện vọng nhiều năm liền, bị gia đình ép phải học nên trong lớp thƣờng xuyên bỏ giờ, kết quả học tập kém.

Đa phần sinh viên của trƣờng đều có kết quả tốt nghiệp THPT loại trung bình và trung bình khá, loại giỏi khá hiếm. Vì vậy, khi vào học năm thứ nhất, khả năng tiếp thu kiến thức cơ sở của các em rất hạn chế. Thông thƣờng khi lên lớp giảng dạy các môn học này, giảng viên hƣớng dẫn rất tỷ mỉ. Kết quả học tập các môn cơ sở của các em thƣờng không cao. (Kết quả điều tra thực tế tại phụ lục thì có 87% sinh viên có kết quả tốt nghiệp THPT loại trung bình khá).

Vùng tuyển sinh của Nhà trƣờng tƣơng đối rộng, vì vậy có một số sinh viên thuộc các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi nhƣ: Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng… Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ít giao lƣu tiếp xúc nên thƣờng nhút nhát trong học tập, ngại trao đổi kiến thức với giảng viên, với bạn bè nên kết quả học tập không cao.

Tóm lại, để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, Nhà trƣờng cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng đầu vào, nâng cao uy tín, thƣơng hiệu để thu hút đƣợc nhiều học sinh có kết quả học tập tốt đến dự thi (hoặc xét tuyển).

3.3.2. Về tình hình học tập trên lớp

Tình hình học tập trên lớp có ảnh hƣởng lớn đến kết quả học tập của HS- SV, ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo của Nhà trƣờng. Để đánh giá tình hình học tập trên lớp của sinh viên, tác giả đã khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên và thu đƣợc kết quả trình bày trong bảng 3.9 dƣới đây.

Kết quả điều tra cho thấy:

- Trong quá trình học tập ở trên lớp, phần lớn sinh viên đều chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.

- Đa số sinh viên đều chấp hành tốt nội quy, quy chế trong kiểm tra, thi: 85% sinh viên có ý thức tốt, thƣờng xuyên chấp hành quy chế thi, kiểm tra.

- Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên trên lớp thƣờng hay nói chuyện riêng nên không thƣờng xuyên nghe giảng và ghi chép bài. Đặc biệt có một số sinh viên cá biệt thƣờng hay bỏ học, nếu có đến lớp thì cũng chỉ nói chuyện riêng, hay làm việc riêng, không nghe giảng, cũng không ghi chép bài. Sở dĩ những sinh viên này vẫn đến lớp là để đƣợc điểm danh cho đủ điều kiện dự thi.

Bảng 3.9: Kết quả đánh giá tình hình học tập trên lớp của sinh viên

TT Nội dung đánh giá

Mức độ (%) Thƣờng

xuyên thƣờng xuyên Không bao giờ Không

2 Chú ý nghe giảng và ghi chép bài 60 36 4 3 Trao đổi với giảng viên vấn đề chƣa hiểu 10 72 18

4 Tham gia học nhóm, thảo luận nhóm 4 40 56

5 Chấp hành quy chế kiểm tra, thi 85 12 3

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

- Một bộ phận nhỏ sinh viên do lƣời học nên trong các giờ kiểm tra, thi vẫn thƣờng xuyên vi phạm quy chế thi, kiểm tra nhƣ trao đổi trong phòng thi, chép bài của bạn, sử dụng tài liệu.

- Làm bài tập ở nhà và đọc tài liệu trƣớc khi lên lớp là hoạt động giúp sinh viên ghi nhớ bài cũ và chủ động tiếp thu bài mới. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy ít sinh viên chịu làm bài tập và đọc tài liệu trƣớc khi lên lớp. Khi đƣợc hỏi tại sao em không làm bài tập về nhà thì các em có rất nhiều lý do nhƣ khó không làm đƣợc, không có thời gian, không chép bài tập về nhà, giảng viên không thƣờng xuyên kiểm tra… Kết quả là hầu hết các sinh viên này đều có kết quả học tập môn đó thấp.

- Nhiều sinh viên còn rụt rè không thƣờng xuyên trao đổi với giảng viên những vấn đề chƣa hiểu trong bài học, thậm chí có những sinh viên chƣa từng làm điều này. Nguyên nhân là do các em ở các vùng nông thôn, vùng sâu, miền núi nên thƣờng nhút nhát, e ngại khi trao đổi bài với giảng viên hay bạn bè, cũng có một số sinh viên đi học do gia đình bắt buộc nên không quan tâm đến bài vở.

- Học nhóm và thảo nhuận nhóm nhằm giúp cho sinh viên nắm vững bài hơn, đồng thời phát huy đƣợc kỹ năng giao tiếp, năng lực tƣ duy và làm việc nhóm. Điều này rất quan trọng khi các em đi làm. Nhƣng kết quả điều tra cho thấy các sinh viên rất ít khi học nhóm hoặc tham gia thảo luận nhóm. Nếu ở trên lớp giảng viên sử dụng phƣơng pháp thảo luận để giảng dạy thì cũng chỉ có một số sinh viên tích cực tham gia do phần lớn các em khi còn học THPT đã quen với phƣơng pháp học thầy đọc, trò chép, thụ động trong học tập. Còn ở nhà thì hầu nhƣ các em rất ít khi học nhóm. Những sinh viên thƣờng xuyên học nhóm là những sinh viên chăm chỉ học,

hăng hái trao đổi bài trên lớp, và có kết quả học tập cao. Một số sinh viên chỉ tham gia học nhóm khi đến kỳ thi hết học phần.

Tóm lại, hoạt động học tập của sinh viên còn một số hạn chế: + Đa số đều không chủ động chuẩn bị bài vở trƣớc khi đến lớp + Chƣa tích cực trao đổi bài với giảng viên

+ Thụ động trong học tập

3.3.3. Về kết quả học tập và rèn luyện

Thái Nguyên là một tỉnh có mật độ các trƣờng đại học, cao đẳng dày đặc (20 trƣờng đại học và cao đẳng đóng trên địa bàn tỉnh). Vì vậy, công tác tuyển sinh của các trƣờng trên địa bàn tỉnh nói chung và của trƣờng Đại học khoa học nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn nếu không nâng cao đƣợc uy tín, nâng cao chất lƣợng đào tạo. Nhận thức đƣợc tầm quan trọng đó, trong những năm qua Nhà trƣờng luôn cố gắng để nâng cao chất lƣợng đào tạo. Cụ thể nhƣ sau:

* Về kết quả học tập của sinh viên:

Qua bảng 3.10 ta thấy: số sinh viên giỏi và sinh viên yếu chiếm tỷ trọng thấp, chủ yếu là sinh viên khá, trung bình khá và trung bình. Nhƣng nhìn chung kết quả học tập của sinh viên ngày càng đƣợc nâng cao. Cụ thể:

Bảng 3.10: Kết quả học tập của sinh viên

Năm học số sinh Tổng viên Kết quả học tập % lên lớp đúng hạn

Giỏi Khá T.Bình Khá T.Bình Yếu (không đạt số TC) SL % SL % SL % SL % SL % 2009 -2010 4526 14 0,003 1022 22,58 1823 40,27 1459 32,23 208 4,59 95,44 2010 -2011 7580 16 0,002 1355 17,87 2322 30,63 3602 47,51 285 3,75 96,25 2011-2012 8810 23 0,003 1413 16,03 2600 29,51 4468 50,71 306 3,47 96,53 2012-2013 7723 25 0,003 1427 18,47 2361 30,57 3723 48,20 187 2,42 97,58 2013-2014 7125 27 0,004 1316 18,47 2282 32,02 3316 46,54 184 2,58 97.42

Mặc dù tỷ lệ sinh viên giỏi hàng năm chƣa cao nhƣng có xu hƣớng tăng dần, từ năm 2009 – 2014 tăng từ 0,003% lên 0,004%.

Tỷ lệ sinh viên khá trong ba năm học qua đều đạt trên 16% và cũng có xu hƣớng tăng dần từ 16,03% đến 18,47%.

Tỷ lệ sinh viên trung bình khá tƣơng đối cao, dao động từ 29,51% đến 40,27%. Năm học 2011 – 2012 có giảm so với năm học trƣớc nhƣng đến năm học 2013-2014 lại tăng.

Tỷ lệ sinh viên trung bình từ năm 2009– 2010 giảm dần đến năm học 2013- 2014 chỉ còn 46,54% sơ với năm cao nhất là 50,74%.

Tỷ lệ học sinh yếu (không tích lũy đủ số tín chỉ)có xu hƣớng giảm dần từ 4,59% xuống còn 2,58%.

Tỷ lệ lên lớp hàng năm đều đạt trên 95%.

* Về kết quả tốt nghiệp

Năm 2014, Nhà trƣờng đã tổ chức xét tốt nghiệp cho sinh viên khóa 12. Tổng số sinh viên xét là 1521 sinh viên. Trong đó xếp loại tốt nghiệp nhƣ sau:

Loại giỏi : 12 SV đạt 0,0078 % Loại khá : 316 SV đạt 20,77 % Loại trung bình khá : 586 SV đạt 38,52 % Loại trung bình : 607 SV đạt 39,90 %

(Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2014 – trường Đại học khoa học)

Tỷ lệ tốt nghiệp của sinh viên rất cao, tuy nhiên số sinh viên tốt nghiệp loại giỏi, khá còn thấp, chủ yếu là tốt nghiệp loại trung bình khá và trung bình.

* Về kết quả rèn luyện

Chất lƣợng đào tạo không chỉ thể hiện ở kết quả học tập của các môn học mà còn phụ thuộc vào ý thức tổ chức kỷ luật của đội ngũ sinh viên. Hàng tháng các lớp dựa vào mẫu “phiếu đánh giá điểm rèn luyện” để đánh giá điểm rèn luyện của từng sinh viên lớp mình và nộp về cho phòng công tác học sinh, sinh viên tổng hợp đánh giá. Kết quả đánh giá điểm rèn luyện trong 3 năm học gần đây nhƣ sau:

Năm học Tổng số sinh viên Kết quả rèn luyện Xuất sắc Tốt Khá Trung bình khá Trung bình SL % SL % SL % SL % SL % 2011 -2012 8810 370 4,19 4542 51,55 3485 39,55 123 1,39 290 3,29 2012 -2013 7723 569 7,36 4296 55,62 2487 32,20 117 1,51 254 3,28 2013 -2014 7125 744 10,44 3553 49,86 2579 36,19 63 0,88 146 2,04

(Nguồn:Phòng Công tác HSSV, Trường Đại học Khoa học)

Nhìn chung, đa số sinh viên đều có kết quả rèn luyện đạt loại xuất sắc và loại tốt, loại trung bình khá và loại trung bình chiếm tỷ trọng thấp. Thêm vào đó, tỷ lệ sinh viên có kết quả rèn luyện loại xuất sắc và loại tốt đều có xu hƣớng tăng; loại trung bình khá và trung bình có xu hƣớng giảm.

3.3.4. Tình hình sau khi tốt nghiệp

Chất lƣợng đào tạo không chỉ thể hiện ở kết quả học tập của các môn học mà còn thể hiện ở khả năng làm việc thực tế của sinh viên trên thị trƣờng lao động. Để đánh giá tình hình sinh viên sau khi tốt nghiệp, tác giả đã khảo sát ý kiến của sinh viên một số ngành và thu đƣợc kết quả:

* Về tình hình việc làm:

Bảng 3.12: Tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp TT

Ngành học

Chỉ tiêu Báo chí Sinh Hóa

1 Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6

tháng (%) 70,0 53,3 64,5

2 Tỷ lệ sinh viên làm đúng chuyên

ngành (%) 28,5 25,0 16,1

Trong đó:

- Sinh viên tự xin đƣợc việc 30,0 16,6 20,0 3 Tỷ lệ sinh viên có mức lƣơng

trung bình/tháng: (%) Dƣới 2 triệu đồng

Từ 2 – 3triệu đồng 50,0 50,0 60,0

Trên 3 triệu đồng 20,0 33,3 20,0

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

Nhìn chung phần lớn sinh viên sau khi ra trƣờng đều tìm đƣợc việc làm. Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau 6 tháng giữa các ngành đào tạo có sự chênh lệch nhau nhƣng không lớn. Tỷ lệ sinh viên có việc làm ngành Báo chí cao hơn so với hai ngành còn lại, ngành sinh có tỷ lệ sinh viên có việc làm thấp hơn cả do các em đang chờ đợi để xin vào các cơ quan Nhà nƣớc nhƣ các viện và công ty có sản xuất sinh hóa.

Tuy nhiên tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành rất thấp, một số sinh viên xin đƣợc việc làm đúng chuyên ngành là do ngƣời quen giúp đỡ. Phần lớn các em ra trƣờng chƣa tìm đƣợc việc đúng chuyên ngành đều đi làm các công việc tạm thời trái ngành nhƣ bán hàng, nhân viên phục vụ nhà hàng, trực tổng đài, công nhân,… Nguyên nhân chung là do khả năng ngoại ngữ, tin học chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của nhà tuyển dụng khi đi phỏng vấn xin việc. Một số em có khả năng ngoại ngữ khá nhƣng khi thử việc thì kiến thức chuyên môn chƣa đạt yêu cầu.

Tỷ lệ sinh viên có việc làm đúng chuyên ngành cũng có sự chênh lệch giữa các ngành đào tạo, ngành Báo chí có tỷ lệ sinh viên làm đúng chuyên ngành cao hơn. Nguyên nhân là trong quá trình đào tạo tại Nhà trƣờng các em đƣợc thực tập nghề nghiệp, tiếp cận đƣợc với các hoạt động liên quan đến tuyên truyền nên khi đi làm thực tế không còn bỡ ngỡ. Trong khi đó hai ngành đào tạo còn lại là các ngành kỹ thuật, kiến thức phức tạp hơn, liên quan đến nhiều các công nghệ, thiết bị. Mặc dù sinh viên của hai ngành này cũng đƣợc thực hành trong quá trình đào tạo nhƣng do các thiết bị thực hành chƣa trang bị đƣợc đầy đủ, một số đã cũ, lạc hậu vì vậy khả năng thực hành của các em còn hạn chế (thiếu hóa chất trong thực nghiệm). Một số em phản ánh rằng một số kiến thức chuyên ngành mà các em học đƣợc trong Nhà trƣờng chƣa đáp ứng yêu cầu thực tế của công việc do thời lƣợng của môn học đó còn ít. Chẳng hạn sinh viên ngành sinh phản ánh rằng công việc thực tế của em cần nhiều

kiến thức có liên quan đến vi bào mẫu,chọn lọc nhân chủng học, nhƣng trong chƣơng trình đào tạo các môn học này đƣợc phân phối thời lƣợng 45 tiết là hơi ít.

Mức lƣơng trung bình mà các em đƣợc trả phần lớn rơi vào khoảng từ 2 – 3 triệu/tháng. Đây là mức thu nhập trung bình của xã hội so với thu nhập bình quân đầu ngƣời của nƣớc ta năm 2014 là 2.028 USD/ngƣời/năm. Nhƣ vậy, vị thế của sinh viên trong Nhà trƣờng chƣa cao.

Về mức độ đáp ứng yêu cầu của công việc:

Qua Bảng 3.13 dƣới đây, ta thấy:

Về kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu của công việc: Phần lớn chỉ ở mức độ bình thƣờng. Các em cho biết khi đƣợc tuyển vào làm ở các tổ chức, doanh nghiệp đều cho đi đào tạo thêm do kiến thức lĩnh hội khi còn đi học còn ít so với yêu cầu của công việc hoặc kiến thức Nhà trƣờng đào tạo với kiến thức tổ chức, doanh nghiệp sử dụng không giống nhau chẳng hạn. Một số nguyên nhân dẫn đến mức độ đáp ứng yêu cầu về kiến thức chuyên môn của sinh viên chƣa cao:

+ Chƣơng trình đào tạo còn nặng về lý thuyết, nhẹ về thực hành. Học phải đi đôi với hành, đào tạo quá nhiều lý thuyết mà ít thực hành thì khả năng ghi nhớ của ngƣời học rất thấp;

+ Chƣơng trình đào tạo chƣa thực sự sát với yêu cầu của thực tế.

+ Phƣơng pháp giảng dạy theo kiểu truyền thống làm bài học khô cứng, không gây đƣợc hứng thú cho ngƣời học. Do đó mà không ít sinh viên khi còn đi học có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)