Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 47)

5. Bố cục của luận văn

1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực

Chất lƣợng đào tạo là một khái niệm động, đa chiều. Vì vậy ta không thể dùng một phép đo đơn giản để đo lƣờng và đánh giá chất lƣợng trong đào tạo nguồn nhân lực. Để đánh giá chất lƣợng trong đào tạo nguồn nhõn lực ngƣời ta thƣờng dùng một bộ thƣớc đo bao gồm các tiêu chí và các chỉ số tƣơng ứng với các lĩnh vực trong quá trình đào tạo, nghiên cứu khoa học và dịch vụ cộng đồng của các trƣờng. Các chỉ số này có thể là định tính nghĩa là đánh giá bằng nhận xét chủ quan của ngƣời đánh giá. Hoặc chỉ số cũng có thể là định lƣợng, tức là đánh giá và đo lƣờng bằng điểm số.

Vậy tại sao chúng ta phải đánh giá chất lƣợng đào tạo, mục đích, nội dung và phƣơng pháp đánh giá là gì?

Trong những năm gần đây, hệ thống giáo dục của Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Một mạng lƣới giáo dục bao gồm các học viện, các trƣờng đại học, cao đẳng, trung cấp đa dạng về loại hình, phƣơng thức đào tạo đã đƣợc hình thành khắp cả nƣớc. Quy mô đào tạo nƣớc ta đang tăng nhanh nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Cùng với sự tăng nhanh của quy mô đào tạo thì một vấn đề ngày càng đƣợc quan tâm đó là chất lƣợng đào tạo. Mặc dù chất lƣợng đào tạo ở nƣớc ta trong vài năm gần đây đã có chuyển biến tốt, nhƣng vẫn còn hạn chế nhất định, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, và chƣa tiếp cận đƣợc với trình độ tiên tiến của khu vực cũng nhƣ thế giới. Gần đây các hoạt động đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào tạo đã đƣợc chú ý nhƣng còn thiếu đồng bộ và chƣa thành hệ thống. Vì vậy, đánh giá, kiểm định chất lƣợng đào tạo nguồn nhõn lực cần phải đƣợc các cấp, các ngành và xã hội quan tâm.

1.3.2. Mục đích đánh giá

Đánh giá chất lƣợng đào tạo trƣớc tiên là để làm rõ quy mô, chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động đào tạo, nghiên cứu và các dịch vụ xã hội theo các chức năng, nhiệm vụ của nhà trƣờng.

Mặt khác, đánh giá chất lƣợng đào tạo còn nhằm mục đích xác định và so sánh theo các tiêu chuẩn kiểm định của Nhà nƣớc đã công bố xem đạt đến mức độ nào. Từ đó, nhà trƣờng xác định các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ và thách thức để đề ra các chiến lƣợc, kế hoạch và các biện pháp nâng cao chất lƣợng đào tạo của trƣờng. Đồng thời, nhà trƣờng có thể đƣa ra các kiến nghị với cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền có biện pháp hộ trợ cho nhà trƣờng trong việc nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đào tạo của mình.

1.3.3. Nội dung đánh giá

Trên cơ sở các tiêu chuẩn kiểm định và các quy định cụ thể về các chuẩn mực do Nhà nƣớc hoặc hiệp hội ban hành công tác đánh giá chất lƣợng đào tạo của nhà trƣờng gồm một số nội dung sau đây:

- Thu thập, tổng hợp và phân tích các thông tin, tƣ liệu, số liệu thống kê theo yêu cầu của các tiêu chí và tiêu chuẩn kiểm định đề ra.

- Tổ chức thẩm tra, khảo sát ý kiến của cán bộ, giáo viên, giảng viên, sinh viên của nhà trƣờng. Điều tra tình hình việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp và ý kiến nhận xét, đánh giá của các cơ sở sử dụng nhân lực do nhà trƣờng đào tạo, bồi dƣỡng.

- Tổng hợp các thông tin thu thập đƣợc theo các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm định, đánh giá chất lƣợng đào tạo.

1.4. Các tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trong cơ sở trƣờng Đại học, Cao đẳng trƣờng Đại học, Cao đẳng

Ngày 01 tháng 11 năm 2007, Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành quyết định 66/2007/QĐ- BGDĐT quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng giáo dục trƣờng cao đẳng, Đại học. Dựa theo bộ tiêu chuẩn này, tác giả sử dụng một số tiêu chuẩn sau trong đề tài nghiên cứu của mình:

1.4.1. Tiêu chuẩn về chương trình giáo dục

Nhƣ trên đã trình bày, chƣơng trình đào tạo có ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Đối với tiêu chuẩn này, Bộ giáo dục và Đào tạo đã đƣa ra các tiêu chí sau để đánh giá chƣơng trình đào tạo nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục:

- Chƣơng trình đào tạo phải đƣợc xây dung trên cơ sở chƣơng trình khung của Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành và phải đƣợc xây dụng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý; đại diện các tổ chức; hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.

- Chƣơng trình đào tạo phải có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý đƣợc thiết kế một cách có hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trƣờng lao động.

- Các học phần, môn học trong chƣơng trình đào tạo có đủ đề cƣơng chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

- Chƣơng trình đào tạo phải đƣợc bổ sung, điều chỉnh định kỳ trên cơ sở tham khảo các chƣơng trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, ngƣời tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế- xã hội của địa phƣơng và của ngành.

- Chƣơng trình đào tạo đƣợc thiết kế theo hƣớng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chƣơng trình giáo dục khác

- Chƣơng trình đào tạo đƣợc định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lƣợng trên kết quả đánh giá.

1.4.2. Tiêu chuẩn về hoạt động đào tạo

Tiêu chuẩn này có các tiêu chí sau:

- Công tác tuyển sinh đƣợc đảm bảo thực hiện công bằng, khách quan theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Công khai số liệu thống kê hàng năm về ngƣời tốt nghiệp và có việc làm phù hợp với ngành nghề đƣợc đào tạo.

- Tổ chức đào tạo theo mục tiêu, nội dung chƣơng trình giáo dục của trƣờng đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của xã hội

- Đổi mới phƣơng pháp dạy và học theo hƣởng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của ngƣời học.

- Đổi mới phƣơng pháp và quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập của ngƣời học, đảm bảo nghiêm túc, khách quan, chính xác, công bằng và phù hợp với hình thức đào tạo, học tập và đặc thu môn học, đảm bảo mặt bằng chất lƣợng giữa các hình thức đào tạo.

- Đảm bảo an toàn và chính xác trong lƣu trữ kết quả học tập của ngƣời học - Kết quả học tập của ngƣời học đƣợc thông báo kịp thời, văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập đƣợc cấp theo quy định và đƣợc công bố trên trang thông tin điện tử của trƣờng.

- Có cơ sở dữ liệu về hoạt động đào tạo của nhà trƣờng, tình hình sinh viên tốt nghiệp, tình hình việc làm và thu nhập sau khi tốt nghiệp.

- Có kế hoạch đánh giá chất lƣợng đào tạo đối với ngƣời học sau khi ra trƣờng và có kế hoạch điều chỉnh hoạt động đào tạo phù hợp với yêu cầu của xã hội.

1.4.3. Tiêu chuẩn về đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên

- Có chủ trƣơng, kế hoạch và biện pháp tuyển dụng, đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình đọ chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên, cán bộ và nhân viên, tạo điều kiện cho họ tham gia các hoạt đông chuyên môn, nghiệp vụ trong nƣớc và nƣớc ngoài, chú trọng đào tạo và phát triển giảng viên trẻ.

- Có đủ số lƣợng giảng viên để thực hiện chƣơng trình đào tạo và nghiên cứu khoa học; đạt mục tiêu của chiến lƣợc phát triển giáo dục và nhằm giảm bớt tỷ lệ trung bình sinh viên/giảng viên.

- Đội ngũ giảng viên đảm bảo trình độ chuẩn đƣợc đào tạo của nhà giáo theo quy định. Giảng dạy theo chuyên môn đƣợc đào tạo; đảm bảo cơ cấu chuyên môn và trình độ theo quy định; có trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học.

- Đội ngũ giảng viên đƣợc đảm bảo cân bằng về kinh nghiệm công tác chuyên môn và trẻ hóa của đội ngũ giảng viên theo quy định.

- Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lƣợng, có năng lực chuyên môn và đƣợc định kỳ bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ, phục vụ có hiệu quả cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học.

- Tổ chức đánh giá các hoạt động giảng dạy của giảng viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phƣơng pháp giảng dạy và phƣơng pháp đánh giá kết quả học tập của ngƣời học.

1.4.4. Tiêu chuẩn về người học

Tiêu chuẩn này gồm các tiêu chí:

- Ngƣời học đƣợc hƣớng dẫn đầy đủ về chƣơng trình đào tạo, kiểm tra đánh giá và các quy định trong quy chế đào tạo của Bộ giáo dục và Đào tạo.

- Ngƣời học đƣợc đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và đƣợc chăm sóc sức khỏe định kỳ, đƣợc tạo điều kiện hoạt động tập luyện văn nghệ, thể dục, thể thao, đƣợc đảm bảo an toàn trong khuôn viên nhà trƣờng, đƣợc tƣ vấn việc làm và các hình thức hỗ trợ khác.

- Ngƣời học đƣợc phổ biến, giáo dục chính sách, chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc; đƣợc tạo điều kiện để tu dƣỡng và rèn luyện chính

trị tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống, tinh thần trách nhiệm và thái độ hợp tác; đƣợc tạo điều kiện tham gia công tác Đảng, đoàn thể.

- Thực hiện đánh giá năng lực của ngƣời tốt nghiệp theo mục tiêu đào tạo; có kết quả điều tra về mức độ ngƣời tốt nghiệp đáp ứng nhu cầu sử dụng nhân lực của địa phƣơng và của ngành.

1.4.5. Tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển và chuyển giao công nghệ

Tiêu chuẩn này bao gồm các tiêu chí:

- Xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động khoa học, công nghệ phù hợp với sứ mạng nghiên cứu và phát triển của trƣờng cao đẳng.

- Có chủ trƣơng và tạo điều kiện cho cán bộ, giảng viên, nhân viên và ngƣời học tham gia nghiên cứu khoa học và phát huy sáng kiến.

- Có kết quả nghiên cứu khoa học đƣợc ứng dụng vào việc nâng cao chất lƣợng dạy và học, quản lý của trƣờng và các cơ sở giáo dục ở địa phƣơng.

- Có các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học đăng trên các tập san, các ấn phẩm khoa học; có tài liệu, giáo trình phục vụ cho công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ của trƣờng.

- Có các hoạt động kết hợp nghiên cứu khoa học với đào tạo; có các hoạt động về quan hệ quốc tê. Kết quả của các hoạt động khoa học và quan hệ quốc té góp vào việc phát triển nguồn lực của trƣờng.

1.4.6. Tiêu chuẩn về thư viện, trang thiết bị học tập và cơ sở vật chất khác

- Thƣ viện có đủ tài liệu, sách, báo, tạp chí để tham khảo và học tập theo yêu cầu của chƣơng trình đào tạo theo quy định. Tổ chức phục vụ đáp ứng yêu cầu học tập của ngƣời học.

- Có đủ phòng học và diện tích lớp học cho việc dạy và học; có đủ phòng thực hành, thí nghiệm và trang thiết bị theo yêu cầu của chƣơng trình giáo dục.

- Có đủ phòng làm việc cho cán bộ, giảng viên và nhân viên cơ hữu theo quy định.

- Có phòng máy tính đƣợc nối mạng đáp ứng nhu cầu học tập của ngƣời học; có biện pháp hỗ trợ ngƣời học tiếp cận với công nghệ thông tin.

- Có ký túc xá, đảm bảo đủ diện tích nhà ở và sinh hoạt cho sinh viên nội trú và có các dịch vụ phục vụ ngƣời học theo quy định.

- Có trang thiết bị và sân bãi cho các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, đảm bảo diện tích khu thể dục theo quy định.

- Có quy hoạch tổng thể về sử dụng và phát triển cơ sở vật chất của trƣờng. - Có biện pháp bảo vệ tài sản, trật tự, an toàn, an ninh cho cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên và ngƣời học.

1.5. Một số nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo trong trƣờng đại học

Tổng bí thƣ Nguyễn Phú Trọng đã kí ban hành Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ƣơng khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW) với nội dung Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Đảng và Nhà nƣớc xác định mục tiêu của đổi mới là: Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả.

Xây dựng nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp, dạy tốt, học tốt, quản lý tốt; có cơ cấu và phƣơng thức giáo dục hợp lý, gắn với xây dựng xã hội học tập; bảo đảm các điều kiện nâng cao chất lƣợng; chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế hệ thống giáo dục và đào tạo; giữ vững định hƣớng xã hội chủ nghĩa và bản sắc dân tộc. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Đối với giáo dục đại học, tập trung đào tạo nhân lực trình độ cao, bồi dƣỡng nhân tài, phát triển phẩm chất và năng lực tự học, tự làm giàu tri thức, sáng tạo của

ngƣời học. Hoàn thiện mạng lƣới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trƣờng và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế.

Theo GS Nguyễn Đức Chính (Phó giám đốc Đại học quốc gia Hà Nội) thì chất lƣợng giáo dục là một khái niệm động, nhiều chiều, khó định nghĩa một cách chính xác. Vì vậy, để đánh giá chất lƣợng đào tạo trong thời kỳ hội nhập quốc tế ta cần xem xét các yếu tố tác động đến chất lƣợng đào tạo. Vậy những yếu tố nào có thể tác động tới chất lƣợng đào tạo trong điều kiện hội nhập hiện nay? Có nhiều nhân tố tác động đến chất lƣợng đào tạo, tuy nhiên trong luận văn này, tác giả chỉ xem xét một số nhân tố cơ bản sau đây đƣợc xem là cấp bách nhất trong giai đoạn hiện nay:

1.5.1. Mục tiêu và chương trình đào tạo

Mục tiêu đào tạo là đích mà nhà trƣờng mong muốn đạt đƣợc sau một quá trình đào tạo. Nhƣ chúng ta đã biết, chất lƣợng đào tạo là sự đáp ứng mục tiêu đào tạo đề ra. Vậy mục tiêu đào tạo là một căn cứ để đánh giá chất lƣợng của quá trình đào tạo. Mối quan hệ giữa mục tiêu đào tạo và chất lƣợng đào tạo đƣợc thể hiện trong hình 1.2 dƣới đây.

Điều 33 luật giáo dục năm 2005 có ghi:” Đào tạo ngƣời lao động có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp ở các trình độ khác nhau, có đạo đức, có lƣơng tâm nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)