5. Bố cục của luận văn
1.6. Kinh nghiệm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực tại một số trƣờng
trƣờng đại học ở Việt Nam và bài học rút ra cho trƣờng Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên
1.6.1. Kinh nghiệm của trường Đại học Nông lâm – ĐHTN
Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đƣợc thành lập năm 1970 và là một đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên. Trải qua 45 năm xây dựng và phát triển, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên là trung tâm đào tạo và chuyển giao khoa học - công nghệ hàng đầu Việt Nam về nông, lâm nghiệp, quản lý tài nguyên và môi trƣờng cho các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Theo bảng xếp hạng mới nhất của Webometrics, Trƣờng Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đƣợc xếp hạng thứ 13 ở Việt Nam và hạng 4103 trên Thế Giới.
Hiện nay, trƣờng có hơn 18 ngành với 24 chuyên ngành bậc đại học các hệ chính quy và hệ vừa làm vừa học và 7 ngành đào tạo thạc sỹ và 7 ngành đào tạo tiến sỹ. Từ năm học 2010 – 2011, Nhà trƣờng đã tổ chức đào tạo ngành Khoa học & Quản lý môi trƣờng theo chƣơng trình tiên tiến nhập khẩu từ Đại học California Davis (Hoa Kỳ). Nhà trƣờng luôn duy trì số lƣợng sinh viên khoảng 14.000 sinh viên các hệ bậc đại học; gần 100 sinh viên quốc tế; hơn 1000 học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Nhà trƣờng có đội ngũ cán bộ có trình độ cao đang từng bƣớc chuẩn hóa, đến hết năm 2014 toàn trƣờng có 322 giảng viên trong đó Giáo sƣ có 06; PGS: 31; TS 72. Nhà trƣờng luôn tự hào đã cung cấp cho đất nƣớc lực lƣợng lao động chất lƣợng cao bao gồm hơn 30.000 kỹ sƣ, cử nhân và trên 1.500 cán bộ có trình độ thạc sỹ, tiến sĩ và hàng ngàn cán bộ kỹ thuật nông lâm nghiệp làm việc trên mọi miền của tổ quốc. Các cựu sinh viên của Nhà trƣờng rất thành đạt, đã và đang có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nƣớc. Nhà trƣờng có nhiều đóng góp trong trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ phát triển kinh tế xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc.
Với phƣơng pháp dạy lấy ngƣời học làm trung tâm đã và đang đƣợc 100% giáo viên thực hiện. Các điều kiện vật chất nhƣ Hội trƣờng, phòng học, các phƣơng tiện hiện đại phục vụ giảng dạy đƣợc nhà trƣờng quan tâm, phục vụ kịp thời, có hiệu quả cho công tác đào tạo. Chƣơng trình đào tạo đều đƣợc rà soát, định kỳ 2 năm 1 lần tiến hành điều chỉnh chƣơng trình đào tạo theo hƣớng nghề nghiệp để phù hợp với nhu cầu của các cơ quan tuyển dụng. Rèn nghề, thực hành, thực tập, của sinh viên ngày càng đƣợc đổi mới. Nhiều mô hình rèn nghề, thực hành thực tập đã mang lại cơ hội học tập tốt cho sinh viên. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên đang hƣớng tới chính xác khách quan hơn; thông qua thực hiện Ngân hàng đề thi, thi trắc nghiệm khách quan đạt gần 30%.
1.6.2. Kinh nghiệm của trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐHTN
Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh cũng là một thành viên trực thuộc Đại học Thái Nguyên đƣợc thành lập năm 2004 trên cơ sở sáp nhập hai khoa:
Khoa Kinh tế Nông nghiệp thuộc Trƣờng Đại học Nông Lâm và Khoa Kinh tế Công nghiệp thuộc Trƣờng Đại học Kỹ thuật Công nghiệp.
Trƣờng Đại học Kinh tế và Quản trị Kinh doanh là một trƣờng đại học phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế-xã hội của các tỉnh trung du, miền núi Bắc bộ - một trong những vùng nghèo nhất cả nƣớc nhƣng lại giữ một vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, về chính trị-xã hội, về kinh tế và môi trƣờng đối với sự phát triển bền vững của đất nƣớc, nên Trƣờng sẽ nhận đƣợc sự quan tâm của Đảng, Chính phủ, của các Bộ ngành và nhân dân cả nƣớc. Bân cạnh đó, là một thành viên của Đại học Thái Nguyên, Trƣờng luôn nhận đƣợc sự chỉ đạo sát sao và sự quan tâm hỗ trợ của Đại học, nhận đƣợc sự giúp đỡ nhiệt tình của các đơn vị thành viên khác, đặc biệt là Trƣờng Đại học Kỹ Thuật Công nghiệp và Trƣờng Đại học Nông Lâm. Đội ngũ giảng viên đa số trẻ, năng động, đang rất quyết tâm và tích cực học tập, có thể đƣợc đào tạo tốt để sớm trở thành các chuyên gia giỏi và có sẵn một số giảng viên có kinh nghiệm, có trình độ cao làm nòng cốt, trong đó có một số đƣợc đào tạo bài bản ở nƣớc ngoài có ngoại ngữ giỏi, có kiến thức cập nhật, có khả năng hội nhập quốc tế tốt.
Trƣờng đã có những thành công trong hợp tác quốc tế và đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên theo hƣớng đạt chuẩn quốc tế, xây dựng đƣợc uy tín của Nhà trƣờng đối với xã hội, đã tạo ra đƣợc một mạng lƣới các đơn vị đối tác trong và ngoài nƣớc bao gồm các trƣờng đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu, các hiệp hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế- xã hội và các địa phƣơng là những điểm nổi bật của trƣờng Đại học Kinh tế và quản trị kinh doanh. Thêm vào đó, Trƣờng đã làm rất tốt công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao ở các trình độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ về Kinh tế, Kinh doanh và Quản lý. Cung cấp các dịch vụ tƣ vấn và bồi dƣỡng nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, kĩ năng nghề nghiệp cho các nhà doanh nghiệp hoặc cán bộ quản lý các tổ chức kinh tế-xã hội và các địa phƣơng. Hợp tác với các trƣờng đại học khác, các viện nghiên cứu, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ trong và ngoài nƣớc để thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học và triển khai các dự án phát triển.
Đặc biệt, trƣờng Đại học Kinh tế và QTKD là đơn vị đi đầu trong Đại học Thái Nguyên về thực hiện đào tạo đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu xã hội đồng bộ cả giáo viên và sinh viên.
1.6.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho trường Đại học Khoa học - ĐHTN
Qua những kinh nghiệm thực tế của các trƣờng đại học cùng trong Đại học Thái Nguyên về nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho Trƣờng Đại học Khoa học với các nội dung nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực nhƣ sau:
Một là, nâng cao chất lƣợng đào tạo để có thể cung cấp cho đất nƣớc những cán bộ thực sự có trình độ và kỹ năng tƣơng xứng với bằng cấp. Từ kinh nghiệm cho thấy vấn đề mấu chốt để có thể tiếp thu đƣợc khoa học công nghệ hiện đại, các phƣơng pháp, kinh nghiệm quản lý tiên tiến và để có đƣợc những chuyên gia giỏi, đầu ngành đối với nƣớc ta bây giờ là nâng cao chất lƣợng đào tạo chứ không phải chỉ đơn giản là mở rộng quy mô đào tạo.
Hai là, nhanh chóng thực hiện việc xã hội hóa trong giáo dục - đào tạo để huy động đƣợc mọi nguồn lực của các tổ chức và cá nhân đóng góp cho sự nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên cần phải có sự can thiệp mạnh mẽ của nhà nƣớc vào lĩnh vực đào tạo và phát triển công tác nghiên cứu khoa học cũng nhƣ dựa vào sự hợp tác của các trƣờng đại học trong nƣớc đã có bề dày trong hoạt động dạy học.
Ba là, trong những năm gần đây nhà nƣớc có nhiều chính sách ƣu đãi về học đại học cho con em dân tộc, vùng đặc biệt khó khăn, trƣờng Đại học Khoa học nằm trong tỉnh Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi phía Bắc, có nhiều điều kiện thuận lợi để học sinh các nơi lựa chọn theo học nên cần chú trọng đào tạo phát triển nguồn nhân lực có chuyên môn kỹ thuật là ngƣời dân tộc thiểu số để chính họ là ngƣời trực tiếp quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội.
Bốn là, thực hiện chuẩn hóa tiếng Anh. Yêu cầu về tiếng Anh là bắt buộc trong xu thế quốc tế hóa nên để đảm bảo khả năng cạnh tranh của sinh viên sau khi tốt nghiệp và giảng viên có thêm nguồn tài liệu phòng phú hơn trong quá trình
giảng dạy khi tham khảo các tài liệu nƣớc ngoài, cần đƣa ra tiêu chuẩn tiếng Anh bắt buộc.
Năm là, tổ chức đào tạo ngành học theo chƣơng trình tiên tiến nhập khẩu từ nƣớc ngoài. Chƣơng trình tiên tiến đƣợc xây dựng trên cơ sở chƣơng trình đào tạo của nƣớc ngoài; đƣợc sử dụng các giáo trình, bài giảng và nguồn tài liệu học tập hiện đại, cung cấp bởi trƣờng Đại học liên kết. Sinh viên có cơ hội và điều kiện để nâng cao kĩ năng tiếng Anh – một công cụ quan trọng cho tƣơng lai nghề nghiệp vì chƣơng trình tiên tiến đƣợc giảng dạy và học tập hoàn toàn bằng tiếng anh. Thêm vào đó, bằng tốt nghiệp theo chƣơng trình tiên tiến đƣợc xem nhƣ bằng tốt nghiệp đại học ở nƣớc ngoài khi xét các điều kiện liên quan đến chuyên môn và tiếng Anh để học tiếp ở bậc cao hơn (theo quy định của Bộ GD&ĐT). Chính vì thế, sinh viên tốt nghiệp chƣơng trình tiên tiến có cơ hội tìm đƣợc việc làm tốt trong các doanh nghiệp, công ty, tổ chức… trong và ngoài nƣớc; hoặc học tiếp ở những bậc cao hơn (thạc sỹ, tiến sỹ)… do có kĩ năng tiếng Anh tốt và đƣợc đào tạo theo phƣơng pháp và nội dung tiên tiến.
CHƢƠNG 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
- Chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trƣờng Đại học Khoa học – ĐHTN trong thời gian qua nhƣ thế nào?
- Các nhân tố tác động đến việc nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trƣờng Đại học Khoa học trong điều kiện hội nhập là gì?
- Cần có những giải pháp nào để nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trƣờng Đại học Khoa học – ĐHTN trong điều kiện hội nhập?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp
Số liệu từ Website và phòng Đào tạo của các trƣờng để đánh giá tình hình chung của các trƣờng với tƣ cách là địa bàn nghiên cứu.
- Số liệu thống kê của Phòng Tổ chức cung cấp dữ liệu chính thức đánh giá những nhân tố ảnh hƣởng và thực trạng công tác đào tạo nguồn nhân lực, phát triển đội ngũ giảng viên của các trƣờng từ giai đoạn năm 2009 đến nay.
- Số liệu của một số đề tài nghiên cứu về học sinh,sinh viên và giảng viên nhằm bổ sung cho nguồn số liệu chính thức.
- Các bài viết trên báo, tạp trí, các kỷ yếu Hội thảo về vấn đề nghiên cứu
- Hệ thống hóa các văn bản của Đảng, Chính phủ, Bộ giáo dục và Đào tạo, về việc xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý trong các trƣờng Đại học, Cao đẳng nói chung và tại các trƣờng Đại học,Cao đẳng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng.
* Thu thập tài liệu thông tin sơ cấp
- Phƣơng pháp điều tra: sử dụng phiếu điều tra để thu thập thông tin cần thiết về thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trƣờng Đại học Khoa học, đội ngũ giảng viên cũng nhƣ cán bộ quản lý hiện nay.
Trên cơ sở các thông tin thu thập, tiến hành phân tích, tổng hợp xử lý các số liệu theo các tiêu thức phân tổ thống kê và phƣơng pháp phân tích để đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng, đánh giá các mặt của công tác đào tạo nguồn nhân lực và phát triển đội ngũ giảng viên, rút ra những ƣu nhƣợc điểm, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực- đội ngũ giảng viên của nhà trƣờng trong thời gian tới
2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả
Phƣơng pháp này đƣợc dùng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu đƣợc thống kê từ nhiều nguồn khác nhau. Luận văn sử dụng phƣơng pháp này để phản ánh tình hình cơ bản, các thông tin về tình hình đào tạo nguồn nhân lực của nhà trƣờng qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, thể hiện ở các biểu, bảng số liệu, sơ đồ.
2.2.4 Phương pháp so sánh và phân tích hệ thống
Trong bài luận văn, tác giả kết hợp cả hai hình thức so sánh tƣơng đối và tuyệt đối để phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực. Sự kết hợp này sẽ bổ trợ cho nhau giúp chúng ta vừa có đƣợc những chỉ tiêu cụ thể về khối lƣợng và giá trị, vừa thấy đƣợc tốc độ tăng trƣởng của đơn vị trong kỳ phân tích.
Phƣơng pháp phân tích hệ thống đƣợc sử dụng xuyên suốt luận văn. Phân tích hệ thống đòi hỏi sự phân tích các mối tƣơng tác giữa các phân hệ của hệ thống kinh tế- xã hội, từ đó xác định vị trí, vai trò của từng yếu tố trong hệ thống. Phƣơng pháp này dùng trong luận văn để phân tích các nhân tố tác động đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực. Các phân tích này luôn đƣợc gắn bó chặt chẽ mang tính hệ thống trong luận văn.
2.2.5 Phương pháp phân tích SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng nhƣ trong sản xuất kinh doanh.
Hình 2.1: Mô hình ma trận SWOT
Trên cơ sở phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, phƣơng hƣớng phát triển các nguồn lực có thể thiết lập và kết hợp giữa các yếu tố, về nguyên tắc có bốn loại kết hợp:
- Cơ hội với điểm mạnh (OS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khai thác cơ hội.
- Đe dọa với điểm mạnh (TS): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm đối phó với những nguy cơ.
- Cơ hội với điểm yếu (OW): Cá nhân, đơn vị sử dụng các mặt mạnh của mình nhằm khắc phục các điểm yếu.
- Đe dọa với điểm yếu (TW): Cá nhân, đơn vị cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh đƣợc nguy cơ.
Bên trong Bên ngoài Điểm mạnh (S) S1 ... S2 ... Điểm yếu (W) W1 ... W2 ... Cơ hội (O)
O1 ... O2 ...
Phối hợp (OS) Phối hợp (OW) Nguy cơ (T)
T2 ...
Ma trận SWOT dựng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trƣờng bên ngoài và bên trong của doanh nghiệp (hoặc của ngành, tổ chức), nhằm đƣa ra những giải pháp phát huy đƣợc thế mạnh, tận dụng đƣợc cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Trong đề tài này, dựng phƣơng pháp ma trận SWOT để phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các đối tƣợng trong phân tích thực trạng đào tạo nguồn nhân lực của trƣờng Đại học Khoa học- ĐHTN.
* Các phương pháp khác
Ngoài phƣơng pháp trên đề tài còn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: phƣơng pháp chuyên gia, phƣơng pháp quan sát thực tế, phƣơng pháp diễn dịch.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Cơ cấu cán bộ, trình độ giáo viên
- Cơ cấu cán bộ về độ tuổi, giới tính. - Cơ cấu về trình độ.
2.3.2. Chỉ tiêu liên quan tới sinh viên
- Chỉ tiêu tuyển sinh qua các năm. - Ngành nghề tuyển sinh.
- Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp.
- Chỉ tiêu về xếp loại sinh viên tốt nghiệp. - Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp. - Tỷ lệ sinh viên làm đúng ngành nghề.
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP QUỐC TẾ 3.1. Khái quát về trƣờng Đại học Khoa học- ĐHTN
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trƣờng Đại học Khoa học là một đơn vị trực thuộc Đại học Thái Nguyên tiền