Đánh giá công tác quản lý đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 90)

5. Bố cục của luận văn

3.2.4. Đánh giá công tác quản lý đào tạo

a. Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

Công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên đƣợc giao cho phòng Đào tạo và các khoa thực hiện. Phòng Đào tạo có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch tổng thể về tiến độ giảng dạy của các môn học trong học kỳ và năm học. Kế hoạch tổng thể của phòng Đào tạo sẽ đƣợc triển khai về từng khoa, khoa có nhiệm vụ phân công giảng viên giảng dạy, trực tiếp quản lý giảng viên. Trong qua trình thực hiện kế hoạch giảng dạy, phòng Đào tạo sẽ kiểm tra tình hình giảng dạy của giảng viên nhƣ giáo án, giờ giấc ra vào lớp,..Qua khảo sát ý kiến của giáo viên về quản lý hoạt động giảng dạy, tác giả thu đƣợc kết quả trong bảng 3.14 dƣới đây. Qua bảng 3.14 ta thấy:

Về công tác lập kế hoạch đào tạo: công tác lập kế hoạch đƣợc đánh giá tƣơng đối tốt. Tuy nhiên, thực tế phòng đào tạo mới chỉ xây dựng đƣợc kế hoạch giảng dạy các môn học cho từng học kỳ trong năm học, các kế hoạch khác nhƣ đánh giá

chất lƣợng giảng dạy của giáo viên; đánh giá chất lƣợng của việc ra đề thi, chấm thi của giảng viên; dự giảng các giảng viên,… chƣa đƣợc định hƣớng rõ ràng.

Bảng 3.14: Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên

STT Nội dung đánh giá

Mức độ (%)

Tốt Tƣơng đối tốt thƣờng Bình Kém

1 Lập kế hoạch đào tạo 30 40 20 10

2 Tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo 30 37 28 5 3 Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện

nội quy, quy chế của giáo viên 32 40 25 3

4 Cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin

về hoạt động đào tạo 36 42 13 9

5 Dự giờ giảng của giáo viên, giảng viên 26 25 41 8 6 Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn 12 16 45 27 7 Thực hiện đánh giá giáo viên, giảng viên 20 24 40 16 8 Phân công giáo viên giảng dạy phù hợp

với chuyên môn 35 38 17 10

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

- Về việc tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo cũng đƣợc đánh giá tốt, tiến độ thực hiện kế hoạch giảng dạy đƣợc đảm bảo về mặt thời gian. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch giảng dạy do thiếu giảng viên ở giảng dạy một số môn học nên đôi khi không đảm bảo đƣợc trình tự các môn học nhƣ trong chƣơng trình đào tạo. Việc tổ chức kiểm tra đánh giá giảng viên mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra thực hiện nội quy chế của giảng viên nhƣ ra vào lớp đúng giờ hay không? coi thi đúng quy chế không? giáo án soạn đầy đủ không? Còn việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên chỉ thông qua kết quả học tập của sinh viên ở các môn học mà giáo viên đó giảng dạy. Việc đánh giá này chƣa thật sự khách quan bởi giữa các giáo viên chƣa có sự thống nhất trong cách ra đề thi, nội dung thi, chƣa có

ngân hàng đề thi chung, chƣa lấy đƣợc ý kiến phản hồi từ phía sinh viên. Việc đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên qua dự giờ cũng đề cập đến nhƣng chƣa có kế hoạch, biện pháp cụ thể.

Mặc dù các khoa đã có kế hoạch tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giảng viên nhƣng do các giảng viên thƣờng hay đi công tác xa nên việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho giảng viên chƣa tốt.

Các khoa có nhiệm vụ phân công giảng viên giảng dạy theo kế hoạch của phòng đào tạo. Căn cứ vào trình độ chuyên môn khoa sẽ phân công giảng viên giảng dạy các môn phù hợp, nhƣng đôi khi do thiếu giáo viên nên vẫn xảy ra tình trạng một số giảng viên phải dạy các môn không chuyên, hiện tƣợng giáo viên bị chồng chéo lịch giảng dạy đôi khi vẫn xảy ra.

Tóm lại, trong những năm học gần đây, Nhà trƣờng đã đề cao công tác quản lý hoạt động của giảng viên nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo. Năm 2008, Nhà trƣờng đã thành lập phòng Khảo thí và kiểm định chất lƣợng giáo dục để phối hợp với phòng Đào tạo quản lý hoạt động dạy và học của giáo viên, giảng viên, đồng thời cũng đƣa ra chế độ thƣởng phạt, đối với giảng viên vi phạm nội quy, quy chế.

Tuy nhiên công tác quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên vẫn còn một số tồn tại:

- Quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên chủ yếu dựa trên kế hoạch của chƣơng trình đào tạo cho từng học kỳ, từng năm học. Việc tổ chức đánh giá chất lƣợng giảng dạy đã có định hƣớng nhƣng vẫn chƣa có kế hoạch triển khai cụ thể.

- Đánh giá chất lƣợng giảng dạy của giảng viên chủ yếu dựa trên kết quả học tập của sinh viên, và việc hoàn thành thời gian giảng dạy của giảng viên, chƣa tổ chức lấy ý kiến phản hồi từ phía sinh viên.

- Việc tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn cho giảng viên để nâng cao kiến thức chuyên môn do nguyên nhân khách quan, chủ quan vẫn còn yếu.

- Bố trí thời gian và thứ tự của các môn học đôi khi còn chƣa khoa học.

b. Công tác bồi dưỡng giảng viên

Bồi dƣỡng chuyên môn cho giảng viên nhằm nâng cao chất lƣợng giảng dạy là một hoạt động cần thiết. Hàng năm, Nhà trƣờng thƣờng tổ chức các lớp bồi dƣỡng

nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm cho đội ngũ giảng viên. Nhà trƣờng cũng có chế độ khuyến khích đối với giảng viên đi học nâng cao trình độ chuyên môn (giáo viên đi học cao học, NCS đƣợc Nhà trƣờng hỗ trợ học phí). Tuy nhiên hiệu quả của các lớp học bồi dƣỡng này chƣa cao. Nguyên nhân là do các lớp học này đƣợc tổ chức vào kỳ nghỉ hè của giáo viên nên nhiều giáo viên đi học là do ép buộc. Mặt khác, có những chuyên đề không phù hợp với chuyên môn giảng dạy của giảng viên nhƣng cũng bắt buộc giáo viên phải đi học, chẳng hạn nhƣ giáo viên thuộc tổ sinh hóa phải đi học lớp bồi dƣỡng chuyên đề về luật, báo chí tuyên truyền.

c. Công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên

Quản lý học tập của sinh viên cũng do phòng đào tạo kết hợp với các khoa và phòng công tác học sinh, sinh viên cùng thực hiện. Phòng đào tạo có nhiệm vụ lập kế hoạch học tập, thi cử gửi xuống cho các khoa tổ chức thực hiện. Mỗi khoa có một thƣ ký giáo vụ chuyên phụ trách việc theo dõi, tổng hợp kết quả học tập cho sinh viên và gửi về phòng đào tạo.

Để đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên, tác giả đã khảo sát ý kiến của sinh viên và thu đƣợc kết quả trình bày tại bảng 3.15. Kết quả điều tra cho thấy nhìn chung công tác quản lý hoạt động học tập của sinh viên đƣợc đánh giá khá tốt:

- Kế hoạch học tập, thi cử của sinh viên đƣợc phòng đào tạo lập và thông báo kịp thời trên bảng tin cho sinh viên tiện theo dõi.

- Phòng đào tạo kết hợp với phòng công tác học sinh, sinh viên thực hiện việc quản lý rất chặt chẽ việc chấp hành nội quy, quy chế học tập của sinh viên nên chƣa xảy ra hiện tƣợng sinh viên trong trƣờng đánh nhau, buôn bán hay nghiện hút ma túy.

Bảng 3.15: Kết quả điều tra công tác quản lý học tập của sinh viên

STT Nội dung đánh giá

Mức độ (%) Tốt Tƣơng

đối tốt

Bình

thƣờng Kém

1 Kế hoạch đào tạo đƣợc thông báo kịp thời,

2 Thƣờng xuyên kiểm tra việc thực hiện nội

quy, quy chế của sinh viên 40 50 7 3

3 Các yêu cầu, khúc mắc của sinh viên đƣợc

giải quyết đúng hạn, đầy đủ, tận tình 30 40 20 10 4 Kết quả học tập đƣợc thông báo kịp thời 24 30 32 14 5 Các kỳ thi đƣợc tổ chức nghiêm túc,

khách quan, công bằng 43 35 18 4

6 Quản lý sĩ số trên lớp 60 31 9 0

7 Quản lý việc ra vào lớp của sinh viên 30 34 25 11

(Nguồn: Tổng hợp kết quả khảo sát)

- Các kỳ thi đƣợc tổ chức khá nghiêm túc, ít xảy ra tình trạng sinh viên chép bài, trao đổi bài với nhau. Trong các buổi thi, phòng đào tạo đều đi kiểm tra các phòng thi, nếu vi phạm quy chế thi sẽ lập biên bản cả sinh viên và cán bộ coi thi.

- Việc quản lý sĩ số trên lớp của sinh viên đƣợc phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục thực hiện rất tốt. Hàng ngày, phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục đều đi điểm danh từng lớp. Sinh viên muốn nghỉ học phải có lý do, viết giấy xin phép trình giáo viên chủ nhiệm và phòng Khảo thí và đảm bảo chất lƣợng giáo dục ký mới đƣợc phép nghỉ. Trƣờng hợp sinh viên nghỉ học tự do sẽ bị phạt lao động công ích. Vì vậy, sinh viên rất ít khi nghỉ học, trừ những trƣờng hợp cá biệt.

- Phòng Công tác học sinh, sinh viên kết hợp với các khoa giải quyết các thắc mắc của sinh viên khá tốt. Thủ tục giải quyết thắc mắc cũng đơn giản, sinh viên chỉ cần ghi vào đơn vấn đề cần đƣợc giải đáp và nộp về văn phòng khoa, khoa sẽ kịp thời giải quyết. Do đó, các khoa luôn tạo đƣợc uy tín với sinh viên.

Tuy nhiên việc quản lý hoạt động học tập của sinh viên vẫn còn một số hạn chế: Mới chỉ quản lý đƣợc sĩ số trên lớp còn việc ra vào lớp của sinh viên vẫn còn nơi lỏng, chƣa có biện pháp quản lý, dẫn đến tình trạng một số sinh viên thƣờng xuyên đi học muộn, hoặc trong giờ học thƣờng xin giáo viên ra ngoài và la cà ở các quán nƣớc gần cổng trƣờng, kết quả học tập thấp kém.

Kết quả học của sinh viên chƣa đƣợc thông báo kịp thời, theo quy chế 25 đào tạo cao đẳng, đại học của bộ Giáo dục & Đào tạo thì kết quả thi phải đƣợc công bố sau một tuần kể từ ngày thi nhƣng có những môn phải mất một, hai tháng tính từ ngày thi mới có kết quả. Nguyên nhân là do giáo viên chấm và nộp điểm muộn. Trƣờng hợp nhƣ vậy giáo viên chỉ bị nhắc nhở nên lần sau vẫn tái diễn.

3.2.5. Quan hệ giữa Nhà trường với các tổ chức, doanh nghiệp

Mối quan hệ giữa Nhà trƣờng với các tổ chức, doanh nghiệp là một mối quan hệ hợp tác hai bên cùng có lợi. Về phía các tổ chức, doanh nghiệp, xây dựng đƣợc mối quan hệ với các trƣờng sẽ tìm kiếm đƣợc nguồn nhân lực phù hợp với yêu cầu, hợp tác với các trƣờng để tổ chức đào tạo chuyên nghiệm, tổ chức hội thảo phổ biến công nghệ mới,.. Còn về phía nhà trƣờng, sự hợp tác này sẽ có lợi ở chỗ là xây dựng đƣợc chƣơng trình đào tạo theo nhu cầu của tổ chức, doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, tạo điều kiện cho sinh viên đƣợc thăm quan, thực tập tại các tổ chức, doanh nghiệp nhằm rèn luyện kỹ năng thực hành, tăng cơ hội tìm việc làm cho sinh viên.

Trong những năm qua, Nhà trƣờng đã xây dựng đƣợc mối quan hệ tốt với các công ty nhƣ công ty Hóa chất phú thọ, viện Hóa học, các khu chế xuất công nghệ cao ở Hà Nội… Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên đi thực tập đồng thời bồi dƣỡng cán bộ cho các công ty này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc thiết lập mối quan hệ với các tổ chức và doanh nghiệp nhƣng các tổ chức, doanh nghiệp có quan hệ với Nhà trƣờng đều là các tổ chức, doanh nghiệp nhỏ, không thuộc địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Nhà trƣờng cần phải xây dựng đƣợc mối quan hệ vơi các công ty và tổ chức khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để tạo điều kiện cho sinh viên các khoa khác đi thực tập và có cơ hội xin việc làm.

3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo nguồn nhân lực trƣờng Đại học Khoa học trong điều kiện hội nhập quốc tế trƣờng Đại học Khoa học trong điều kiện hội nhập quốc tế

Chất lƣợng đầu vào là một trong những nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng đào tạo. Bởi ngƣời học chỉ có thể tiếp thu tốt các kiến thức chuyên môn khi các em nắm đƣợc các kiến thức cơ bản khi còn học phổ thông.

Công tác tuyển sinh đầu vào của Nhà trƣờng đƣợc thực hiện theo quy định của Bộ giáo dục và đào tạo, tiến hành xét tuyển, thi tuyển vào đầu tháng 7 hàng năm. Đối tƣợng tuyển sinh là những học sinh đã tốt nghiệp THPT. Sau đây là kết quả tuyển sinh năm học 2013 – 2014 của Nhà trƣờng: Chỉ tiêu đƣợc giao là 1.550 sinh viên, thực tuyển 1715 sinh viên đạt 110,6% vƣợt 10,6% (trích báo cáo tổng kết năm 2014 của trường Đại học khoa học), cụ thể nhƣ sau:

+ Toán 96 sv + Toán tin ứng dụng 106 sv + Vật lý 134 sv + Hóa học 75 sv + CN Kỹ thuật Hóa 101sv + Hóa dược 108 sv + Sinh học 88 sv + Công nghệ sinh học 78 sv + Văn học 83 + Báo chí 97 sv + Việt Nam học 69 sv + Lịch sử 48 sv

+ Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành 102 sv + Công tác xã hội 31 sv + Thư viện và thiết bị trường học 78 sv + Địa lý 62 sv

+ Khoa học môi trường 55 sv + Quản lý TNMT 67 sv

+ Luật 135 sv + Khoa học quản lý 102 sv

Nhiều học sinh khi đƣợc tuyển vào Trƣờng đều thi (xét) trƣợt các đại học “top trên”, có những em thi nhiều năm mới đỗ, điều này cũng ảnh hƣởng đến khả năng tiếp thu kiến thức của các em khi học tập tại trƣờng. Có những em là con nhà khá giả nhƣng không chịu học hành, thi trƣợt nguyện vọng nhiều năm liền, bị gia đình ép phải học nên trong lớp thƣờng xuyên bỏ giờ, kết quả học tập kém.

Đa phần sinh viên của trƣờng đều có kết quả tốt nghiệp THPT loại trung bình và trung bình khá, loại giỏi khá hiếm. Vì vậy, khi vào học năm thứ nhất, khả năng tiếp thu kiến thức cơ sở của các em rất hạn chế. Thông thƣờng khi lên lớp giảng dạy các môn học này, giảng viên hƣớng dẫn rất tỷ mỉ. Kết quả học tập các môn cơ sở của các em thƣờng không cao. (Kết quả điều tra thực tế tại phụ lục thì có 87% sinh viên có kết quả tốt nghiệp THPT loại trung bình khá).

Vùng tuyển sinh của Nhà trƣờng tƣơng đối rộng, vì vậy có một số sinh viên thuộc các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, các tỉnh miền núi nhƣ: Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn, Cao Bằng… Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, ít giao lƣu tiếp xúc nên thƣờng nhút nhát trong học tập, ngại trao đổi kiến thức với giảng viên, với bạn bè nên kết quả học tập không cao.

Tóm lại, để góp phần nâng cao chất lƣợng đào tạo, Nhà trƣờng cần có biện pháp nâng cao chất lƣợng đầu vào, nâng cao uy tín, thƣơng hiệu để thu hút đƣợc nhiều học sinh có kết quả học tập tốt đến dự thi (hoặc xét tuyển).

3.3.2. Về tình hình học tập trên lớp

Tình hình học tập trên lớp có ảnh hƣởng lớn đến kết quả học tập của HS- SV, ảnh hƣởng đến hiệu quả đào tạo của Nhà trƣờng. Để đánh giá tình hình học tập trên lớp của sinh viên, tác giả đã khảo sát ý kiến của cán bộ, giảng viên và thu đƣợc kết quả trình bày trong bảng 3.9 dƣới đây.

Kết quả điều tra cho thấy:

- Trong quá trình học tập ở trên lớp, phần lớn sinh viên đều chú ý nghe giảng và ghi chép bài đầy đủ.

- Đa số sinh viên đều chấp hành tốt nội quy, quy chế trong kiểm tra, thi: 85% sinh viên có ý thức tốt, thƣờng xuyên chấp hành quy chế thi, kiểm tra.

- Bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận nhỏ sinh viên trên lớp thƣờng hay nói chuyện riêng nên không thƣờng xuyên nghe giảng và ghi chép bài. Đặc biệt có một

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong điều kiện hội nhập quốc tế tại trường đại học khoa học đại học thái nguyên (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)