CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.4 Phân tích sự khác biệt mức độ cảm nhận của ngƣời lao động về động lực
làm việc của theo các biến đặc trƣng của NLĐ
4.4.1 Kiểm tra sự khác biệt mức độ cảm nhận của ngƣời lao động về động lực làm việc giữa 2 nhóm nam và nữ
Để hiểu được sự khác nhau về mức độ cảm nhận của người lao động về động lực giữa 2 nhóm nam và nữ, tác giả thực hiện kiểm định 2 mẫu độc lập(Independrnt Samples T Test). Hai mẫu kiểm định ở đây là 2 nhóm người lao động nam và nữ.
Bảng 4. 26Bảng so sánh giá trị trung bình về sự khác biệt mức độ cảm nhận giữa 2 nhóm NLĐ nam và NLĐ nữ Giới tính N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn Y Nam 200 3,5263 ,56788 ,04016 Nữ 111 3,3739 ,58180 ,05522
Nguồn: Phân tích dữ liệu - phụ lục số 6
Như vậy giá trị Mean của người lao động nam gần bằng người lao động nữ. Do đó , ta không cần quan tâm đến giới tính khi đưa ra những giải pháp, kiến nghị liên quan đến giới tính ở chương 5 về động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
4.4.2 Kiểm tra sự khác biệt mức độ cảm nhận về động lực làm việc của NLĐ theo nhóm tuổi theo nhóm tuổi
Để hiểu rõ được sự khác nhau về mức độ cảm nhận động lực làm việc của NLĐ có nhóm tuổi khác nhau, tác giả thực hiện phân tích phương sai (One way ANOVA). Mẫu dùng để kiểm định ở đây là các nhóm NLĐ có nhóm tuổi khác nhau.
Giả thuyết H0: Phương sai giữa các nhóm NLĐ có nhóm tuổi khác nhau thì giống nhau.
Bảng 4. 27Kiểm định Levene về cảm nhận theo nhóm tuổi
Thống kê Levene Bậc tự do 1 Bậc tự do 2 Sig.
2,143 3 307 ,095
Nguồn: Phân tích dữ liệu - phụ lục số 6
Theo bảng 4.28, với mức ý nghĩa 95%, giá trị Sig. của kiểm định Levene = 0,095(> 0,05), như vậy có thể khẳng định rằng phương sai sự cảm nhận của NLĐ theo nhóm tuổi là không khác nhau và kết quả ở bảng Anova là sử dụng được.
Bảng 4. 28Kiểm định ANOVA theo nhóm tuổi
Tổng bình phƣơng df Bình phƣơng trung bình F Sig. Giữa các nhóm 16,921 3 5,640 20,101 ,000 Trong các nhóm 86,145 307 ,281 Tồng 103,066 310
Nguồn: Phân tích dữ liệu - phụ lục số 6
Qua kiểm định ANOVA theo nhóm tuổi ở bảng 4.29, ta có giá trị Sig.= 0,000 (<0,05) nên có thể kết luận là có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi về cảm nhận động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus. Không chấp nhận giả thuyết H0.
Bảng 4. 29 Bảng so sánh giá trị trung bình về mức độ cảm nhận theo nhóm tuổi tuổi
Nhóm tuổi N Trung bình Độ lệch chuẩn Sai số chuẩn
18 - 30 158 3,6171 ,50449 ,04014
31 - 40 118 3,4597 ,53306 ,04907
41 - 50 25 2,9200 ,60690 ,12138
Trên 50 10 2,7000 ,67495 ,21344
Tổng 311 3,4719 ,57660 ,03270
Nhìn vào bảng 4.30, có thể thấy giá trị Mean của các nhóm tuổi có sự chênh lệch nhau. Cụ thể, có sự khác biệt mức độ cảm nhận về động lực làm việc của nhóm NLĐ có tuổi dưới 40 so với nhóm NLĐ có tuổi trên 40.
Do đó, ta cần quan tâm đến nhóm tuổi từ18 đến 40 và nhóm tuổi từ 41 đến trên 50 khi đưa ra những giải pháp, kiến nghị liên quan đến nhóm tuổi ở chương 5 về động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
TÓM TẮT CHƢƠNG 4
Trong chương này, tác giả trình bày kết quả phân tích dữ liệu đã thu thập được. Các kiểm định độ tin cậy thang đo, phân tích nân tố EFA và phân tích hồi quy. Trong kiểm định Cronbach’s Alpha từ 40 biến quan sát ban đầu của 8 nhóm yếu tố, sau quá trình kiểm định độ tin cậy thang đo, kết quả cho thấy, cả 8 nhóm yếu tố đều đạt độ tin cậy nhưng số biến quan sát chỉ còn 36 biến quan sát, những biến bị loại là CN3, MTDKLV2, MTDKLV1, DGTHCV1. Sau khi tiến hành phân tích các nhân tố khám phá có thêm 12 biến bị loại khỏi mô hình nghiên cứu là PL3, CVOD3, CN2, CN1, PL4, LDTT4, LDTT5, CN4, CN5, LDTT3, CHTT1 và CHTT2, số biến quan sát còn lại 24 được chia thành 7 yếu tố DGTHCV, TN, CVOD, MTDKLV, LDTT, PL và CHTT.
Tiếp theo là phân tích tương quan và phân tích hồi quy cũng được tiến hành. Kết quả phân tích tương quan là tất cả các biến độc lập đều có sự tương quan với biến phụ thuộc. Còn kết quả phân tích hồi quy cho thấy tất cả các biến độc lập đều có quan hệ cùng chiều với biến phụ thuộc, trong đó yếu tố môi trường điều kiện làm việc có tác động mạnh nhất đến động lực làm việc của NLĐ và yếu tố có tác động thấp nhất đến động lực làm việc của NLĐ tại Công ty TNHH RKW Lotus là yếu tố lãnh đạo trực tiếp.