Mô hình nghiên cứu và các giả thiết:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH RKW lotus (Trang 33)

2.4.1 Mô hình nghiên cứu:

Qua tìm hiểu cơ sở lý thuyết và các nội dung nghiên cứu của một số tác giả trong và ngoài nước liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. Người nghiên cứu đưa ra mô hình động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus. Mô hình bao gồm 8 yếu tố tác động trực tiếp như thu nhập, phúc lợi, lãnh đạo trực tiếp, công việc ổn định, cơ hội thăng tiến, công nghệ, môi trường và điều kiện làm việc, đánh giá thực hiện công việc.

Chính sách khen thưởng và công nhận

Động lực làm việc của nhân viên văn phòng

và thư ký khoa tại Trường

HUTECH

Công việc áp lực và thách thức Đánh giá thực hiện công việc

Môi trường làm việc Thu nhập

Hình 2. 5 Mô hình lý thuyết về động lực làm việc của ngƣời lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus

Người làm đề tài tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus:

Thu nhập:

Là số tiền mà người lao động có được từ việc làm bao gồm tiền lương, thưởng, các khoản trợ cấp, đây là mối quan tâm hàng đầu và là động lực làm việc của người lao động trong bất cứ tổ chức, doanh nghiệp nào và chính là đòn bẩy kích thích năng suất và hiệu quả làm việc của người lao động

Phúc lợi:

Phúc lợi mà người lao động nhận được bao gồm các nội dung chính như: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, được nghỉ phép, nghỉ bệnh theo luật định, nghỉ việc riêng khi có nhu cầu, được đi du lịch hàng năm … các chính sách phúc lợi nhằm thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp đến người lao động.

Lãnh đạo trực tiếp: Công việc ổn định Lãnh đạo trực tiếp Phúc lợi Thu nhập

Động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus

Công nghệ Cơ hội thăng tiến Môi trường và điều kiện làm việc Đánh giá thực hiện công việc

Người lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến kích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức họ trực thuộc.

Công việc ổn định:

Công việc ổn định sẽ là công việc mà không có những sự biến động hay thay đổi, khi người lao động cảm thấy công việc của mình ổn định họ sẽ tập trung vào chuyên môn, yêu thích công việc hơn và sẽ không nhảy việc…từ đó tạo động lực cho người lao động làm việc hiệu quả, tích cực hơn.

Cơ hội thăng tiến:

Sự thăng tiến chính là cách để khẳng định vị thế trong doanh nghiệp và trước đồng nghiệp, thỏa mãn nhu cầu được tôn trọng của người lao động. Chính sách về sự thăng tiến có ý nghĩa trong việc hoàn thiện cá nhân, tăng động lực làm việc cho cá nhân đồng thời là cơ sở để thu hút, giữ chân người giỏi đến và làm việc cho doanh nghiệp.

Công nghệ:

Doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến là một lợi thế mà người lao động chọn để cống hiến và làm việc. Vì khi đó người lao động sẽ được nâng cao trình độ, được vinh dự lớn, được tiếp cận với công nghệ hiện đại.

Môi trƣờng và điều kiện làm việc:

Môi trường làm việc sạch sẽ, an toàn, nơi làm việc có trang thiết bị hiện đại phù hợp, chế độ làm việc hợp lý, có thời gian nghỉ ngơi, đồng nghiệp vui vẻ hoà thuận giúp đỡ lẫn nhau, môi trường văn hoá lành mạnh là những điều kiện tốt để đảm bảo tái tạo sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong khi làm việc và tăng năng suất lao động cho người lao động. Môi trường và điều kiện làm việc tốt là yếu tố giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Đánh giá thực hiện công việc:

Đánh giá thực hiện công việc là một việc làm cần thiết trong một doanh nghiệp, nhằm công nhận những đóng góp của người lao động, dựa trên các tiêu chí đánh giá công bằng, không thiên vị, đúng người, đúng việc, phù hợp với đặc điểm

từng loại công việc để đánh giá phân biệt được người hoàn thành tốt và chưa tốt. Kết quả đánh giá phải công khai minh bạch, cụ thể rõ ràng, người lao động phải hài lòng với kết quả đánh giá sẽ tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh giữa những người lao động với nhau việc này sẽ giúp nâng cao động lực làm việc cho người lao động tại công ty .

2.4.2 Giả thuyết cho mô hình nghiên cứu:

 Giả thuyết H1: Thu nhập ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H2: Phúc lợi ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H3: Lãnh đạo trực tiếp ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H4: Công việc ổn định ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H5: Cơ hội thăng tiến ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H6: Công nghệ ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H7: Môi trường và điều kiện làm việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Giả thuyết H8: Đánh giá thực hiện công việc ảnh hưởng cùng chiều đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Nội dung của chương 2, tác giả đã đưa ra cơ sở lý thuyết để khái quát nội dung nghiên cứu và giới thiệu một số mô hình nghiên cứu trong và ngoài nước. Qua đó tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu và các giả thuyết cần kiểm định của 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động gồm: thu nhập; phúc lợi; lãnh đạo trực tiếp; công việc ổn định; cơ hội thăng tiến; công nghệ; môi trường và điều kiện làm việc; đánh giá thực hiện công việc.

Để chứng minh mô hình nghiên cứu lý thuyết đề xuất, chương 3 sẽ tiến hành xây dựng, đánh giá thang đo lường và các khái niệm nghiên cứu, đồng thời kiểm định mô hình lý thuyết nhằm khẳng định những yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chương 3 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu, việc phân tích dữ liệu và đánh giá kết quả thu được. Cụ thể gồm các mục sau: (1) Thiết kế nghiên cứu; (2) Xây dựng thang đo, (3) Đánh giá sơ bộ thang đo, (4) Thực hiện nghiên cứu định lượng.

3.1 Giới thiệu Công ty TNHH RKW Lotus( Phụ lục 1) 3.2 Thiết kế nghiên cứu 3.2 Thiết kế nghiên cứu

3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

3.2.1.1 Nghiên cứu định tính

Dựa vào các tài liệu đã nghiên cứu từ các chuyên gia và các nghiên cứu khảo sát về mô hình động lực làm việc để rút ra các yếu tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

Lấy ý kiến thảo luận nhóm, các cấp lãnh đạo Công ty TNHH RKW Lotus.  Thành phần tham gia buổi thảo luận:

Để tăng thêm tính thực tiễn của đề tài, tác giả đã tổ chức buổi thảo luận nhóm tại Công ty TNHH RKW Lotus với các thành phần tham gia bao gồm:

- Lãnh đạo của 12 phòng chuyên môn trong Công ty TNHH RKW Lotus. - 8 tổ trưởng, tổ phó trực thuộc các phòng trong Công ty TNHH RKW Lotus.  Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm

- Tác giả gửi thư mời và thông báo nội dung buổi thảo luận cho lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó các phòng ban trong Công ty TNHH RKW Lotus. Trong buổi thảo luận, tác giả nêu ra những câu hỏi mang tính xây dựng để các thành viên cùng chia sẽ, đóng góp ý kiến (tham khảo phụ lục 1 và phụ lục 2)

- Ý kiến lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó của các phòng ban đều thống nhất về mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty như sau: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi, (3) Lãnh đạo

trực tiếp, (4) Công việc ổn định, (5) Cơ hội thăng tiến, (6) Công nghệ, (7) Môi trường và điều kiện làm việc, (8) Đánh giá thực hiện công việc.

- Cuối buổi thảo luận nhóm, tác giả đồng ý chọn mẫu phiếu khảo sát (phụ lục) để bước vào quá trình nghiên cứu chính thức. Vẫn giữ không thay đổi mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố tác động đến động lực của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

Hình 3. 1 Mô hình lý thuyết( sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của ngƣời lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus

3.2.1.2 Nghiên cứu định lƣợng:

 Chọn mẫu phi xác suất, ngẫu nhiên (tiến hành phỏng vấn người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH RKW Lotus để đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến động lực làm việc.)

 Tiến hành khảo sát:

- Tiến hành thảo luận nhóm (n = 29)

- Chính thức 320 người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

Công việc ổn định Lãnh đạo trực tiếp Phúc lợi Thu nhập

Động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus

Công nghệ Cơ hội thăng tiến Môi trường và điều kiện làm việc Đánh giá thực hiện công việc

 Lập bảng câu hỏi phỏng vấn trong quá trình khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá yếu tố nào quan trọng tác động đến động lực người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH RKW Lotus.

 Phân tích EFA để lựa chọn yếu tố tối ưu, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đo lường các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

3.2.2 Quy trình nghiên cứu

Hình 3. 2 Quy trình nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của

Cơ sở lý thuyết

Thảo luận nhóm (n=30) Thang

đo nháp chính thức Thang đo

Nghiên cứu định lượng (N = 430)

Đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha

Phân tích nhân tố khám phá EFA

Phân tích mô hình hồi quy đa biến

(Kiểm định Levene) Independent T –Test,

Onewway ANOVA

- Kiểm tra sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa sinh viên nam và nữ - Kiểm tra sự khách biệt hay không về sự hài lòng giữa sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4

- Kiểm tra sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa sinh viên có học lực khác nhau

- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng

- Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ

- Kiểm định phương sai trích - Kiểm tra các nhân tố rút trích

- Loại các biến có mức tải nhân số nhỏ - Kiểm tra đa cộng tuyến

- Kiểm tra sự tương quan - Kiểm tra sự phù hợp

- Đánh giá mức độ quan trọng

Hàm ý quản

3.2.3 Phƣơng pháp chọn mẫu

Nghiên cứu này được sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu chính thức được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu. Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.

Ví dụ như nghiên cứu của Cattell (1978) thì kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá phải tối thiểu từ 3 đến 6 lần tổng số biến quan sát. Trong mô hình sau điều chỉnh để nghiên cứu chính thức, tổng số biến quan sát là 40 biến, cho nên kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 240 mẫu. Trong khi đó, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200.

Green (1991), sau khi tổng hợp các nghiên cứu trước đó đã tính cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến tối thiểu là:

N > = 50 + 8K

Trong đó: N = cỡ mẫu; K = số biến độc lập.

Dựa theo quan điểm của Green (1991) thì đề tài nghiên cứu này có 8 biến độc lập, vì thế, kích thước mẫu tối thiểu phải là 114 mẫu.

Từ các lý thuyết nghiên cứu về cỡ mẫu như trên, tác giả đưa ra kích thước mẫu cho nghiên cứu này trong khoảng 320 mẫu để đảm bảo độ tin cậy mô hình.

3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi

Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng.

Tác giả chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý cho đến 5 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau:

1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý

3. Bình thường 4. Đồng ý

5. Hoàn toàn đồng ý.

Mỗi câu hỏi sẽ là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở cho việc nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus. Với cách thiết kế như vậy, người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus khi được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của bản thân về những yếu tố tác động đến động lực làm việc của mình.

Bảng câu hỏi chính thức sau khi thảo luận nhóm gồm có 40 câu hỏi tương ứng với 8 yếu tố được cho là có tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus và 4 câu hỏi về tạo động lực chung của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.

3.3 Xây dựng thang đo

Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi:

Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý. Mức (2): Không đồng ý.

Mức (3): Bình thường. Mức (4): Đồng ý.

Mức (5): Hoàn toàn đồng ý.

Tổng hợp trên cơ sở lý thuyết và những ý kiến đóng góp của các thành viên trong buổi thảo luận nhóm, tác giả đã đưa ra 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của NLĐ tại Công ty TNHH RKW Lotus bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi,

(3) Lãnh đạo trực tiếp, (4) Công việc ổn định, (5) Cơ hội thăng tiến, (6) Công nghệ, (7) Môi trường và điều kiện làm việc, (8) Đánh giá thực hiện công việc.

3.3.1 Thu nhập

Thang đo về thu nhập được ký hiệu là TN gồm 5 biến quan sát ký hiệu TN1 đến TN5 (xem bảng 3.1), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3. 1 Thang đo về thu nhập

Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng

TN1 Thu nhập có tương xứng với năng lực và kết quả làm việc. TN2 Có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công ty.

TN3 Quy định chế độ tăng lương phù hợp. TN4 Tôi nhận được thưởng tốt.

TN5 Thu nhập ổn định.

3.3.2 Phúc lợi

Thang đo về phúc lợi được ký hiệu là PL gồm 5 biến quan sát ký hiệu PL1 đến PL5 (xem bảng 3.2), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3. 2 Thang đo về phúc lợi

Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng

PL1 Tham quan nghỉ mát hàng năm rất thú vị.

PL2 Công đoàn quan tâm khi người lao động gặp khó khăn . PL3 Chế độ nghỉ lễ, tết phù hợp với qui định nhà nước. PL4 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm.

PL5 Kiểm tra sức khoẻ hàng năm rất tốt .

3.3.3 Lãnh đạo trực tiếp

Thang đo về lãnh đạo trực tiếp được ký hiệu là LDTT gồm 5 biến quan sát ký hiệu LDTT1 đến LDTT5 (xem bảng 3.3), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.

Bảng 3. 3Thang đo về lãnh đạo trực tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty TNHH RKW lotus (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)