CHƢƠNG 3 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Giới thiệu Công ty TNHH RKW Lotus( Phụ lục 1)
3.2 Thiết kế nghiên cứu
3.2.1 Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.
3.2.1.1 Nghiên cứu định tính
Dựa vào các tài liệu đã nghiên cứu từ các chuyên gia và các nghiên cứu khảo sát về mô hình động lực làm việc để rút ra các yếu tố cơ bản tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
Lấy ý kiến thảo luận nhóm, các cấp lãnh đạo Công ty TNHH RKW Lotus. Thành phần tham gia buổi thảo luận:
Để tăng thêm tính thực tiễn của đề tài, tác giả đã tổ chức buổi thảo luận nhóm tại Công ty TNHH RKW Lotus với các thành phần tham gia bao gồm:
- Lãnh đạo của 12 phòng chuyên môn trong Công ty TNHH RKW Lotus. - 8 tổ trưởng, tổ phó trực thuộc các phòng trong Công ty TNHH RKW Lotus. Phương pháp thực hiện thảo luận nhóm
- Tác giả gửi thư mời và thông báo nội dung buổi thảo luận cho lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó các phòng ban trong Công ty TNHH RKW Lotus. Trong buổi thảo luận, tác giả nêu ra những câu hỏi mang tính xây dựng để các thành viên cùng chia sẽ, đóng góp ý kiến (tham khảo phụ lục 1 và phụ lục 2)
- Ý kiến lãnh đạo, tổ trưởng, tổ phó của các phòng ban đều thống nhất về mức độ quan trọng của các nhóm yếu tố tác động đến động lực làm việc của người lao động tại công ty như sau: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi, (3) Lãnh đạo
trực tiếp, (4) Công việc ổn định, (5) Cơ hội thăng tiến, (6) Công nghệ, (7) Môi trường và điều kiện làm việc, (8) Đánh giá thực hiện công việc.
- Cuối buổi thảo luận nhóm, tác giả đồng ý chọn mẫu phiếu khảo sát (phụ lục) để bước vào quá trình nghiên cứu chính thức. Vẫn giữ không thay đổi mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố tác động đến động lực của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
Hình 3. 1 Mô hình lý thuyết( sau khi thảo luận nhóm) về động lực làm việc của ngƣời lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus
3.2.1.2 Nghiên cứu định lƣợng:
Chọn mẫu phi xác suất, ngẫu nhiên (tiến hành phỏng vấn người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH RKW Lotus để đo lường mức độ tác động của các yếu tố tác động đến động lực làm việc.)
Tiến hành khảo sát:
- Tiến hành thảo luận nhóm (n = 29)
- Chính thức 320 người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
Công việc ổn định Lãnh đạo trực tiếp Phúc lợi Thu nhập
Động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus
Công nghệ Cơ hội thăng tiến Môi trường và điều kiện làm việc Đánh giá thực hiện công việc
Lập bảng câu hỏi phỏng vấn trong quá trình khảo sát chính thức. Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên thang đo Likert 5 mức độ nhằm đánh giá yếu tố nào quan trọng tác động đến động lực người lao động đang làm việc tại Công ty TNHH RKW Lotus.
Phân tích EFA để lựa chọn yếu tố tối ưu, sử dụng phần mềm SPSS 20.0 để đo lường các yếu tố tạo động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
3.2.2 Quy trình nghiên cứu
Hình 3. 2 Quy trình nghiên cứu các yếu tố tác động đến động lực làm việc của
Cơ sở lý thuyết
Thảo luận nhóm (n=30) Thang
đo nháp chính thức Thang đo
Nghiên cứu định lượng (N = 430)
Đo lường độ tin cậy Cronbach’s Alpha
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích mô hình hồi quy đa biến
(Kiểm định Levene) Independent T –Test,
Onewway ANOVA
- Kiểm tra sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa sinh viên nam và nữ - Kiểm tra sự khách biệt hay không về sự hài lòng giữa sinh viên năm 3 và sinh viên năm 4
- Kiểm tra sự khác biệt hay không về sự hài lòng giữa sinh viên có học lực khác nhau
- Kiểm tra hệ số Cronbach’s Alpha biến tổng
- Loại các biến có hệ số tương quan biến – tổng nhỏ
- Kiểm định phương sai trích - Kiểm tra các nhân tố rút trích
- Loại các biến có mức tải nhân số nhỏ - Kiểm tra đa cộng tuyến
- Kiểm tra sự tương quan - Kiểm tra sự phù hợp
- Đánh giá mức độ quan trọng
Hàm ý quản
3.2.3 Phƣơng pháp chọn mẫu
Nghiên cứu này được sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Nghiên cứu chính thức được áp dụng là phương pháp nghiên cứu định lượng với phương pháp lấy mẫu thuận tiện. Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất, trong đó nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Điều này có nghĩa là nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2007). Ưu điểm của phương pháp này là dễ tiếp cận đối tượng nghiên cứu và thường sử dụng khi bị giới hạn về thời gian và chi phí. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là không xác định được sai số do lấy mẫu. Kích thước mẫu thường tùy thuộc vào các phương pháp ước lượng trong nghiên cứu và có nhiều quan điểm khác nhau.
Ví dụ như nghiên cứu của Cattell (1978) thì kích thước mẫu cho phân tích nhân tố khám phá phải tối thiểu từ 3 đến 6 lần tổng số biến quan sát. Trong mô hình sau điều chỉnh để nghiên cứu chính thức, tổng số biến quan sát là 40 biến, cho nên kích thước mẫu tối thiểu cho nghiên cứu này là 240 mẫu. Trong khi đó, Hoetler (1983) cho rằng kích thước mẫu tới hạn phải là 200.
Green (1991), sau khi tổng hợp các nghiên cứu trước đó đã tính cỡ mẫu phù hợp cho phân tích hồi quy đa biến tối thiểu là:
N > = 50 + 8K
Trong đó: N = cỡ mẫu; K = số biến độc lập.
Dựa theo quan điểm của Green (1991) thì đề tài nghiên cứu này có 8 biến độc lập, vì thế, kích thước mẫu tối thiểu phải là 114 mẫu.
Từ các lý thuyết nghiên cứu về cỡ mẫu như trên, tác giả đưa ra kích thước mẫu cho nghiên cứu này trong khoảng 320 mẫu để đảm bảo độ tin cậy mô hình.
3.2.4 Thiết kế bảng câu hỏi
Dựa vào nghiên cứu định tính, tác giả tổng hợp, phân tích và lượng hóa các yếu tố thuộc tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng.
Tác giả chọn thang đo Likert 5 mức độ: từ 1 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn không đồng ý cho đến 5 điểm - thể hiện mức độ hoàn toàn đồng ý. Cụ thể như sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý
3. Bình thường 4. Đồng ý
5. Hoàn toàn đồng ý.
Mỗi câu hỏi sẽ là một phát biểu về một tiêu chí được xem là cơ sở cho việc nghiên cứu động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus. Với cách thiết kế như vậy, người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus khi được khảo sát sẽ cho biết đánh giá của bản thân về những yếu tố tác động đến động lực làm việc của mình.
Bảng câu hỏi chính thức sau khi thảo luận nhóm gồm có 40 câu hỏi tương ứng với 8 yếu tố được cho là có tác động đến động lực làm việc của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus và 4 câu hỏi về tạo động lực chung của người lao động tại Công ty TNHH RKW Lotus.
3.3 Xây dựng thang đo
Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng cho toàn bộ nội dung chính của bảng câu hỏi:
Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý. Mức (2): Không đồng ý.
Mức (3): Bình thường. Mức (4): Đồng ý.
Mức (5): Hoàn toàn đồng ý.
Tổng hợp trên cơ sở lý thuyết và những ý kiến đóng góp của các thành viên trong buổi thảo luận nhóm, tác giả đã đưa ra 8 yếu tố tác động đến động lực làm việc của NLĐ tại Công ty TNHH RKW Lotus bao gồm: (1) Thu nhập, (2) Phúc lợi,
(3) Lãnh đạo trực tiếp, (4) Công việc ổn định, (5) Cơ hội thăng tiến, (6) Công nghệ, (7) Môi trường và điều kiện làm việc, (8) Đánh giá thực hiện công việc.
3.3.1 Thu nhập
Thang đo về thu nhập được ký hiệu là TN gồm 5 biến quan sát ký hiệu TN1 đến TN5 (xem bảng 3.1), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 1 Thang đo về thu nhập
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
TN1 Thu nhập có tương xứng với năng lực và kết quả làm việc. TN2 Có thể sống dựa hoàn toàn vào thu nhập từ công ty.
TN3 Quy định chế độ tăng lương phù hợp. TN4 Tôi nhận được thưởng tốt.
TN5 Thu nhập ổn định.
3.3.2 Phúc lợi
Thang đo về phúc lợi được ký hiệu là PL gồm 5 biến quan sát ký hiệu PL1 đến PL5 (xem bảng 3.2), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 2 Thang đo về phúc lợi
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
PL1 Tham quan nghỉ mát hàng năm rất thú vị.
PL2 Công đoàn quan tâm khi người lao động gặp khó khăn . PL3 Chế độ nghỉ lễ, tết phù hợp với qui định nhà nước. PL4 Chính sách phúc lợi thể hiện sự quan tâm.
PL5 Kiểm tra sức khoẻ hàng năm rất tốt .
3.3.3 Lãnh đạo trực tiếp
Thang đo về lãnh đạo trực tiếp được ký hiệu là LDTT gồm 5 biến quan sát ký hiệu LDTT1 đến LDTT5 (xem bảng 3.3), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 3Thang đo về lãnh đạo trực tiếp
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
LDTT1 Lãnh đạo có thái độ lịch sự khi tiếp xúc với nhân viên cấp dưới. LDTT2 Lãnh đạo có khả năng thuyết phục và thương thuyết.
LDTT3 Lãnh đạo tham vấn ý kiến người lao động trước khi ra quyết định. LDTT4 Lãnh đạo coi trọng tài năng và sự đóng góp .
LDTT5 Lãnh đạo là người có năng lực điều hành công việc.
3.3.4 Công việc ổn định
Thang đo về công việc ổn định được ký hiệu là CVOD gồm 5 biến quan sát ký hiệu CVOD1 đến CVOD5 (xem bảng 3.4), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 4Thang đo về công việc ổn định
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
CVOD1 Công việc phù hợp với năng lực chuyên môn. CVOD2 Công việc hiện tại rất thú vị.
CVOD3 Công việc có nhiều thách thức. CVOD4 Phân chia công việc hợp lý.
CVOD5 Khối lượng công việc chấp nhận được.
3.3.5 Cơ hội thăng tiến
Thang đo về cơ hội thăng tiến được ký hiệu là CHTT gồm 5 biến quan sát ký hiệu CHTT1 đến CHTT5 (xem bảng 3.5), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 5Thang đo về cơ hội thăng tiến
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
CHTT1 Có nhiều cơ hội thăng tiến trong quá trình làm việc. CHTT2 Chính sách thăng tiến rõ ràng.
CHTT3 Chuyên môn nghiệp vụ ảnh hưởng đến thăng tiến. CHTT4 Tổ chức các cuộc thi công nhân giỏi hàng năm. CHTT5 Thâm niên ảnh hưởng đến thăng tiến.
3.3.6 Công nghệ
Thang đo về công nghệ được ký hiệu là CN gồm 5 biến quan sát ký hiệu CN1 đến CN5 (xem bảng 3.6), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 6 Thang đo về công nghệ
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
CN1 Công nghệ hiện tại của công ty hiện đại.
CN2 Máy móc/thiết bị có phù hợp với khả năng, trình độ. CN3 Công nghệ của công ty có tự động hoá.
CN4 Công nghệ của công ty dễ dàng cải tiến. CN5 Giảm tác động xấu đến môi trường sống.
3.3.7 Môi trƣờng và điều kiện làm việc
Thang đo về môi trường và điều kiện làm việc được ký hiệu là MTDKLV gồm 5 biến quan sát ký hiệu MTDKLV1 đến MTDKLV5 (xem bảng 3.7), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 7Thang đo về môi trƣờng và điều kiện làm việc
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
MTDKLV1 Dụng cụ BHLĐ có đảm bảo ATLĐ.
MTDKLV2 Môi trường làm việc có ảnh hưởng đến sức khoẻ và công việc. MTDKLV3 Văn hoá công ty phù hợp với anh/chị.
MTDKLV4 Đồng nghiệp phối hợp hoàn thành tốt công việc.
MTDKLV5 Tôi học được rất nhiều từ những người tôi làm việc chung.
3.3.8 Đánh giá thực hiện công việc
Thang đo về đánh giá thực hiện công việc được ký hiệu là DGTHCV gồm 5 biến quan sát ký hiệu DGTHCV1 đến DGTHCV5 (xem bảng 3.8), được đo lường bằng thang đo Likert 5 mức độ.
Bảng 3. 8Thang đo về đánh giá thực hiện công việc
Kí hiệu biến Các biến đo lƣờng
DGTHCV1 Thực hiện công bằng và không thiên vị.
DGTHCV2 Kết quả đánh giá phân biệt được người hoàn thành tốt và chưa tốt.
DGTHCV3 Kết quả đánh giá công khai minh bạch. DGTHCV4 Kết quả đánh giá rõ ràng, cụ thể.
DGTHCV5 Hài lòng với việc đánh giá người lao động.
3.4 Thực hiện nguyên cứu định lƣợng
3.4.1 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lƣợng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được tiến hành thông qua phỏng vấn trực tiếp NLĐ tại Công ty TNHH RKW Lotus. Thời gian tiến hành phỏng vấn từ ngày 02/03/2016 cho đến ngày 27/04/2016.
Bảng khảo sát được in ra giấy, tác giả và cộng tác viên đã phỏng vấn từng NLĐ. Tổng số phiếu điều tra phát ra là 320 phiếu.
Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng sẽ trở thành dữ liệu chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì tính quan trọng cũng như sự yêu cầu chính xác của thông tin nên trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả và cộng tác viên đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng yếu tố. Sau khi phỏng vấn xong, cộng tác viên và nhóm nghiên cứu rà soát nhanh tất cả các câu hỏi nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời thì sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát.
Sau khi hoàn chỉnh điều tra, nhóm nghiên cứu tiến hành làm sạch dữ liệu. Những bảng câu hỏi chưa được trả lời đầy đủ sẽ bị loại để kết quả phân tích không bị sai lệch. Sau khi nhập liệu, sử dụng bảng tần số để phát hiện những ô trống hoặc những giá trị trả lời không nằm trong thang đo, khi đó, cần kiểm tra lại bảng câu hỏi và hiệu chỉnh cho hợp lý( có thể loại bỏ phiếu này hoặc nhập liệu lại cho chính xác). Tổng cộng có 320 bảng câu hỏi được phát ra, thu về 316 bảng câu hỏi. Trong đó có 05 bảng câu hỏi không hợp lệ, còn lại 311 bảng câu hỏi hợp lệ.
Bảng 3. 9 Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lƣợng
Mô tả Số lƣợng (bảng) Tỷ lệ (%)
Số bảng câu hỏi phát ra 320 100
Số bảng câu hỏi thu về 316 98,8
Trong đó
Số bảng câu hỏi hợp lệ 311 98,4
Số bảng câu hỏi không hợp lệ 05 1.6
3.4.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu 3.4.2.1 Mẫu dựa trên giới tính 3.4.2.1 Mẫu dựa trên giới tính
Bảng 3. 10 Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính
Giới tính Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%)
Nam 200 64,3
Nữ 111 35,7
Tổng 311 100
Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm giới tính thì tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu gồm 64,3% là nam (200 nam) và 35,7% là nữ (111 nữ).
3.4.2.2 Mẫu dựa trên nhóm tuổi
Bảng 3. 11Thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi
Nhóm tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỷ lệ (%) 18-30 158 50,8 30-40 118 37,9 40-50 25 8,0 >50 10 3,2 Tổng 311 100
Nguồn: phân tích dữ liệu – phụ lục số 3
Nhận xét: Theo bảng thống kê mẫu về đặc điểm nhóm tuổi thì tỷ lệ nhóm tuổi trong mẫu nghiên cứu gồm 50,8% là nhóm tuổi từ 18 đến 30 (158 người), 37,9% là nhóm tuổi từ 30 đến 40 (118 người), 8,0% là nhóm tuổi từ 40 đến 50 (25 người), 3,2% là nhóm tuổi trên 50 (10 người).
3.5 Phƣơng pháp phân tích 3.5.1 Cronbach’s Alpha: 3.5.1 Cronbach’s Alpha:
Phương pháp này cho phép người phân tích loại bỏ các biến không phù hợp và hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Những biến có hệ số tương quan biến tổng (Item-Total Correlation) nhỏ hơn 0,3 sẽ bị loại. Thang đo có hệ số Cronbach’s Alpha từ 0,6 trở lên là có thể sử dụng được trong trường hợp khái niệm nghiên cứu mới (Nunnally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995). Thông thường, thang đo có Cronbach’s Alpha từ 0,7 đến 0,8 là sử dụng tốt. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng