PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh viettel bắc kạn (Trang 36)

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn về lĩnh vực viễn thông nhƣ thế nào?

- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn về lĩnh vực viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn?

- Các giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Kạn tại tỉnh Bắc Kạn là gì?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.2.1.Phương pháp tiếp cận

Để đánh giá khả năng cạnh tranh của chi nhánh Viettel Bắc Kạn luận văn sẽ tổng hợp cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, sau đó phân tích tình hình kinh doanh hiện tại của Chi nhánh, xây dựng các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh và của đối thủ, và thiết lập các tiêu chuẩn đánh giá để làm căn cứ so sánh. Từ hệ thống tiêu chuẩn và tiêu chí đƣa ra, đề tài sẽ đánh giá năng lực cạnh tranh của Chi nhánh Viettel Bắc Ka ̣n với các đối thủ trên cùng thị trƣờng để tìm ra điểm mạnh, yếu làm căn cứ đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh Viettel Bắc Kạn.

2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

Sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, chọn mẫu theo phƣơng pháp ngẫu nhiên. Tiến hành thu thập các dữ liệu liên quan đến mục đích nghiên cứu của đề tài.

- Số liệu thứ cấp: là phƣơng pháp khai thác thông qua những tài liệu có sẵn trong chứng từsổ sách, báo cáo của Chi nhánh cho các Sở, ban, ngành nhƣ: Cục Thuế tỉnh Bắc Kạn, Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Sở Thông tin truyền thông tỉnh Bắc Kạn…

- Số liệu sơ cấp:là phƣơng pháp khai thác thông tin qua điều tra, phỏng vấn trực tiếp khách hàng; tham khảo thêm ý kiến lãnh đạo, cán bộ chuyên môn của Chi nhánh...

Tổng hợp dữ liệu: Sau khi thu thập đƣợc thông tin, số liệu sẽ đƣợc cập nhật, tổng hợp thông qua hệ thống các bảng biểu, đồ thị, phân tổ thống kê … sử dụng Excel và một số chƣơng trình ứng dụng khác để tính toán.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Luận văn sử dụng các phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp loại trừ, mô hình toán phân tích hồi quy, phƣơng pháp SWOT...

- Phương phá p thống kê : là phƣơng pháp nghiên cứu mặt lƣợng trong môi trƣờng quan hê ̣ mă ̣t thiết với mă ̣t chất của hiê ̣n tƣợng kinh tế , xã hội trong thời gian và địa điểm cụ thể . Phƣơng pháp thống kê đƣợc sƣ̉ du ̣ng trong tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập đƣợc trên cơ sở đó phân tích tì m ra bản chất của vấn đề nghiên cƣ́u. Số liệu thu thập thƣờng rất nhiều và hỗn độn, các dữ liệu đó chƣa đáp ứng đƣợc cho quá trình nghiên cứu. Để có hình ảnh tổng quát về tổng thể nghiên cứu, số liệu thu thập phải đƣợc xử lý tổng hợp, trình bày, tính toán các số đo, kết quả có đƣợc sẽ giúp khái quát đƣợc đặc trƣng của tổng thể.

+ Điều tra chọn mẫu cho tất cả khách hàng sử dụng dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn là điều không hiệu quả và không khả thi về tính kinh tế (chi phí, thời gian) và tính kịp thời. Do vậy để phân tích các số liệu phục vụ cho nội dung nghiên cứu của Luận văn, tác giả sử dụng phƣơng pháp thống kê, điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên của các lớp khách hàng để suy luận cho hiện tƣợng tổng quát mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cho phép.

+ Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho ƣớc lƣợng một tỷ lệ (cỡ quần thể không xác định) 2 2 ) . ( e q p z nTrong đó: n: cỡ mẫu

z: giá trị phân phối tƣơng ứng với độ tin cậy lựa chọn (nếu độ tin cậy 95% thì giá trị z là 1,96…)

q = 1-p

thƣờng tỷ lệ p và q đƣợc ƣớc tính 50%/50% đó là khả năng lớn nhất có thể xảy ra của tổng thể.

e: sai số cho phép (thƣờng lấy = 5%)

- Phương pháp phân tích so sánh: Phƣơng pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tƣợng trong kinh doanh đã đƣợc lƣợng hoá cùng nội dung và tính chất tƣơng tự nhƣ nhau thông qua tính toán các tỷ số, so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có đƣợc những nhận xét xác đáng về vấn đề nghiên cứu của đề tài.

- Phương pháp loại trừ: Có nhiều phƣơng pháp khác nhau phục vụ cho quá trình phân tích nâng cao hiệu quả trong kinh doanh, trong đó phƣơng pháp loại trừ đƣợc sử dụng khá phổ biến khi xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến đối tƣợng phân tích. Theo phƣơng pháp này, để nghiên cứu ảnh hƣởng của một nhân tố nào đó phải loại trừ ảnh hƣởng của các nhân tố còn lại bằng các đặt đối tƣợng phân tích vào các trƣờng hợp giả định khác nhau để xác định ảnh hƣởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu nghiên cứu.

- Phương pháp chuyên khảo: Lấy ý kiến thăm dò của các nhà khoa học , nhà nghiên cứu , giáo viên hƣớng dẫn , các cán bộ quản lý có kinh nghiệm tại các cơ quan Nhà nƣớc, doanh nghiê ̣p nhằm thu thập ý kiến đóng góp , kinh nghiệm quý báu và thực tế trong phát triển kinh doanh, năng lƣ̣c ca ̣nh tranh.

- Phương pháp hồi quy: Đề tài sử dụng mô hình tƣơng quan hồi quy để đo lƣờng mối quan hệ kinh tế giữa các nhân tố ảnh hƣởng tới kết quả kinh doanh nhƣ : nguồn nhân lực, vốn đầu tƣ, công nghệ, phƣơng pháp... Mục đích để chứng minh và lƣợng hoá mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến năng lƣ̣c ca ̣nh tranh.

- Phương phá p SWOT: Phƣơng pháp này nhằm xác định điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và thách thức trong nâng cao năng lƣ̣c ca ̣nh tranh di ̣ ch vu ̣ viễn thông . Đây là công cu ̣ kết hợp quan tro ̣ng giúp các nhà quản lý hình thành bốn chiến lƣợc : Chiến lƣơ ̣c điểm ma ̣nh – cơ hô ̣i (S-O): phát huy điểm mạnh bên trong để đón nhận cơ hô ̣i bên ngoài ; Chiến lƣợc điểm yếu – cơ hội (W-O): Khắc phu ̣c điểm yếu bên trong để nắm bắt cơ hô ̣i bên ngoài ; Chiến lƣợc điểm ma ̣nh – nguy cơ (S-T): Sƣ̉

dụng điểm mạnh để hạn chế hay giảm thiểu những thiệt hại do ảnh hƣởng của các mối đe do ̣a tƣ̀ bên ngoài ; Chiến lƣợc điểm yếu - nguy cơ (W-T): chiến lƣợc phòng thủ, khắc phu ̣c nhƣ̃ng điểm yếu bên trong để ha ̣n chế nhƣ̃ng tác đô ̣ng không tích cƣ̣c tƣ̀ môi trƣờng bên ngoài.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh

Gồm các hệ thống chỉ tiêu:

- Thị phần của doanh nghiệp, - Giá bán sản phẩm, dịch vụ; - Chất lƣợng dịch vụ;

- Độ đa dạng dịch vụ; - Vốn

- Độ hiện đại của công nghệ - Trình độ nhân lực

2.4. Tiêu chuẩn đánh giá

- Tiêu chuẩn của ngành: - Tiêu chuẩn của Tập đoàn - Tiêu chuẩn nội bộ chi nhánh:

2.5. Mô hình nghiên cứu

Luận văn sử dụng mô hình đa giác cạnh tranh để đánh giá năng lực cạnh tranh của chi nhánh và của đối thủ.

Đứng trƣớc một thị trƣờng và các đối thủ cạnh tranh, Các doanh nghiệp cần thiết lập đƣợc một bản đánh giá tƣơng đối về các điểm mạnh và các điểm yếu của mình. Điều này đặt ra hai vấn đề chính: Một mặt doanh nghiệp có những năng lực nào vƣợt trội và mặt khác, tình trạng hiện tại hoặc tiềm năng của các doanh nghiệp nhƣ thế nào. Phân tích khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp tức là nghiên cứu những nguồn lực mà doanh nghiệp có từ môi trƣờng khu vực và trong nƣớc.

Phƣơng pháp có thể đƣợc sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh là dùng đồ thị dƣới dạng đa giác cạnh tranh đa giác này mô tả khả năng của doanh nghiệp theo các yếu tố trong mối quan hệ so sánh với các đối thủ cạnh tranh hoặc một tập hợp các đối thủ cạnh tranh để xây dựng một phân tích về khả năng cạnh tranh của

doanh nghiệp. Khi chồng sơ đồ này lên nhau ta có thể thu đƣợc nhanh chóng những ƣu thế tƣơng đối của doanh nghiệp.

Hình 2.1. Mô hình đa giác cạnh tranh- Bài giảng TS Phạm Văn Hạnh

Năng lực cung ứng 0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.4 0.5 0.6 Giá dịch vụ Chất lƣợng dịch vụ Độ đa dạng dịch vụ Năng lực quản lý Năng lực công nghệ Hệ thống phân phối và bán hàng Thông tin Năng lực tài chính Năng lực cạnh tranh của đối thủ

Năng lực cạnh tranh của các Chi nhánh

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA CHI NHÁNH VIETTEL BẮC KẠN

3.1. Khái quát chung về Chi nhánh Viettel Bắc Kạn

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Chi nhánh Viettel Bắc Ka ̣n đƣợc thành lập dựa trên định hƣớng phát triển của Công ty Viễn thông Quân Đội nay là Tập đoàn Viễn thông Quân đội

(VIETTEL). Với mục tiêu chính là đem đến cho mọi ngƣời dân Việt Nam dịch vụ điện thoại đƣờng dài giá rẻ, và sản phẩm đầu tiên Viettel cung cấp và triển khai trên toàn Quốc là dịch vụ VoIP 178 và bắt đầu cung cấp tại Bắc Ka ̣n vào tháng 9 năm 2004, với 01 trạm BTS 2G đầu tiên là trạm BKN001 đặt tại Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Ka ̣n và 05 CNCNV đầu tiên. Chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh vào tháng 01 năm 2015. Đây là những tín hiệu đầu tiên báo trƣớc một tƣơng lai mới hiện đại và phát triển mạnh mẽ của Công nghệ viễn thông ở tỉnh Bắc Ka ̣n nói chung và Chi nhánh Viettel Bắc Ka ̣n nói riêng.

Ra đời trong bối cảnh giá cƣớc viễn thông trong nƣớc rất cao và việc sử dụng dịch vụ viễn thông chƣa phổ câ ̣p và còn đƣợc coi là xa xỉ đối với một số ngƣời dân và chỉ để sử dụng trong các hoạt động mang tính cần thiết và các hoạt động kinh doanh, việc Công ty Viễn thông Quân đội đƣa công nghệ điện thoại qua công nghệ truyền tín hiệu thoại qua Internet là một bƣớc đột phá thay đổi hoàn toàn tƣ duy về sử dụng điện thoại của ngƣời dân trong nƣớc cũng nhƣ trong tỉnh Bắc Ka ̣n. Bắt đầu từ đây, khách hàng đƣợc tôn trọng và khái niệm về độc quyền doanh nghiệp trong cung cấp dịch vụ Viễn thông bị lung lay, bắt đầu một cuộc cạnh tranh lành mạnh.

Những năm qua, với nỗ lực không ngừng, Chi nhánh Viettel Bắc Ka ̣n đã vƣơn lên trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu về cung cấp các dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh. Gắn nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh với thực hiện các hoạt động xã hội, vì cộng đồng đã và đang góp phần đƣa doanh nghiệp đến những thành công mới đƣợc ghi nhận của chính quyền địa phƣơng và Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Song song với nhiệm vụ thúc đẩy tăng trƣởng kinh doanh, đơn vị đã xây

dựng chiến lƣợc, mục tiêu rõ ràng cho các hoạt động xã hội hƣớng về cộng đồng. Đến nay, chƣơng trình đƣa công nghệ thông tin về nông thôn đang đƣợc đơn vị tích cực triển khai thông qua nhiều hoạt động nhƣ: phổ cập tin học, nối mạng tri thức cho thanh thiếu niên nông thôn, phổ cập dịch vụ viễn thông công ích, hỗ trợ kết nối internet đến tất cả các trụ sở xã, phƣờng, trƣờng học, cơ sở y tế…

Tháng 01 năm 2005 Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại di động phục vụ cho ngƣời dân, đây là một bƣớc đột phá đáng ngạc nhiên đối với ngƣời tiêu dùng và thật sự hấp dẫn thu hút ngƣời có nhu cầu sử dụng dịch vụ. Kết hợp với chủ trƣơng của Tổng Công ty phát triển nhanh chiếm lĩnh thị trƣờng nhất là về cơ sở hạ tầng từ việc có 01 trạm BTS tại thời điểm khai trƣơng dịch vụ, giữa năm 2012 Viettel đã phát triển gần 325 trạm BTS 2G, 3G và chiếm hơn 71% thị phần di động tại Bắc Ka ̣n. Song song với việc phát triển dịch vụ di động Viettel bắt đầu triển khai dịch vụ cố định và Internet đây cũng là một bƣớc phát triển mang tính đột phá trong lịch sử của ngành viễn thông cũng nhƣ ngƣời dân Bắc Ka ̣n lần đầu tiên có nhà cung cấp dịch vụ điện thoại có dây sau hơn 50 năm phát triển của VNPT, nhất là dịch vụ ADSL trƣớc đây khách hàng sử dụng thƣờng là dialup tốc độ chậm, Viettel đã mang đến cho khách hàng dịch vụ tốt hơn tốc độ nhanh hơn, tuy nhiên việc cung cấp gặp nhiều hạn chế vì cơ sở hạ tầng của Viettel chƣa đủ lớn nhƣ VNPT, nhƣng với mạng lƣới kinh doanh nhƣ thế nhƣng viettel đã kinh doanh rất tốt gần nhƣ mạng cáp phát triển đến đâu là có khách hàng đến đó.

Đặc biệt chƣơng trình đƣa internet miễn phí sử dụng vào trƣờng học , đến nay sau 4 năm, Viettel đã đƣa internet đến hơn 190 trƣờng tại Bắc Ka ̣n . Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao giảng dạy và học tập tại địa phƣơng. Qua những chƣơng trình này, Viettel Bắc Ka ̣n đã hỗ trợ một cách thiết thực, hiệu quả cho phát triển giáo dục và y tế tại nông thôn, đồng thời tạo lập cơ sở cho phát triển kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Chƣơng trình mổ tim nhân đạo “Trái tim cho em” đƣợc Viettel triển khai từ 2008 đến nay đã phẫu thuật cứu sống đƣợc hơn 1.200 em nhỏ trên toàn quốc. Song song với các hoạt động trên, Chi nhánh cũng tổ chức các chƣơng trình từ thiện nhƣ tham gia ủng hộ trẻ em nghèo, quỹ tài năng trẻ,

chất độc da cam, ngƣời nghèo, học sinh, giáo viên, bộ đội có hoàn cảnh khó khăn, ngƣời già cô đơn, thƣơng bệnh binh...

Trong những năm gần đây, mặc dù thị trƣờng dịch vụ viễn thông cạnh tranh gay gắt, nhƣng Viettel tiếp tục đạt đƣợc những bƣớc phát triển nhanh và vững chắc, trở thành nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hàng đầu Việt Nam và đang mở rộng sang các lĩnh vực khác theo hƣớng kinh doanh đa ngành, đa dịch vụ. Trong năm 2010, Viettel nộp ngân sách Nhà nƣớc hơn 7.600 tỷ đồng, tăng 45% so với năm 2009 và nộp ngân sách quốc phòng 215 tỷ đồng.

Tính từ năm 2004 đến nay Viettel Bắc Ka ̣n đã có gần 178 nghìn khách hàng đang sử dụng dịch vụ , chiếm 50,8% dân số t ỉnh Bắc Ka ̣n . Thị phần dịch vụ viễn thông di đô ̣ng của chi nhánh Viettel Bắc Ka ̣n chiếm khoảng 71%, Vinaphone và các doanh nghiê ̣p khác chiếm khoảng 29% thị phần tỉnh Bắc Ka ̣n . Thông điệp của Viettel Bắc Kạn là “Khi mặt trời lên, bạn nên bắt đầu chạy”. Có nghĩa là bạn

không đƣợc bằng lòng với mình, hãy vận động mỗi ngày, hãy linh hoạt mỗi ngày để có những sáng kiến mới hiệu quả; Hãy lắng nghe từng nhu cầu của con ngƣời, quan sát xu thế của đất nƣớc và thế giới từ đó hiện thực các nhu cầu và xu thế ấy trong các sản phẩm của mình và đƣa các sản phẩm ấy ra thị trƣờng một cách nhanh

chóng, để ngƣời tiêu dùng có thể tiếp cận và sở hữu nó một cách dễ dàng nhất với chi phí hợp lý nhất . Cùng với đó với triết lý kinh doanh của Viettel là “ Thích ứng nhanh là sức mạnh cạnh tranh”. Vì vậy, cho dù có phải đối mă ̣t trƣớc những biến động lớn của thị trƣờng nhƣng Viettel Bắc Ka ̣n cũng có những quyết sách kinh doanh riêng. Đó là kinh doanh ở những nơi khó khăn nhất, những phân khúc thị trƣờng ít doanh nghiệp đầu tƣ nhất.

Với các hoạt động sản xuất kinh doanh thay đổi có nhiều phát triển và sáng tạo không ngừng thì bộ máy nhân sự và nguồn nhân lực cũng phát triển và đƣợc đào tạo chuyên nghiệp hơn để đáp ứng đƣợc với nhu cầu công việc. Mô hình tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao khả năng cạnh tranh của chi nhánh viettel bắc kạn (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)