Khao khát được cống hiến và mong muốn được sống nhàn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những phức điệu xúc cảm của nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 33 - 46)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.1. Khao khát được cống hiến và mong muốn được sống nhàn

2.1.1.1.Ước bề trả ơn minh chúa,

Hết khỏe phù đạo thánh nhân. (Bài 37)

Khổng Tử và các nhà Nho nói chung đều có hoài bão xây dựng một chế độ xã hội phong kiến có kỉ cương, nền nếp, có vua thánh tôi hiền, dân an cư lạc nghiệp, đất nước thanh bình thịnh trị.

Để thực hiện lí tưởng chính trị của mình, Khổng Tử xây dựng nên học thuyết Nhân- Lễ - Chính danh. Trong đó, chính danh là làm rõ danh xưng, danh phận, người nào mang danh nào, phải được thực hiện và phải thực hiện bằng được những

yêu cầu mà danh của mình đòi hỏi. Như vậy, Nho gia coi những quan hệ chính trị - đạo đức là những quan hệ nền tảng của xã hội.

Bên cạnh đó, quan niệm của Khổng Tử về con người cũng có nhiều điểm đáng lưu ý. Khổng Tử đề cao con người, xếp con người vào một trong ba ngôi Thiên- Địa- Nhân. Trong Kinh Lễ, ông nói: “Người là cái đức của trời đất, là sự giao hòa của âm dương, là sự hội tụ của quỷ thần, là cái tinh khí của ngũ hành”[2]. Nhờ có cái tinh thần và khí chất ấy mà người ta mới có cái sáng suốt để hiểu hết các vật. Theo Nho giáo, trời sinh ra người và phú cho cái tính sáng suốt. Do vậy, đạo làm người phải cố gắng theo đạo trời để tiến đến chỗ chí thiện, chí mĩ.

Nguyễn Trãi xuất thân trong một gia đình nhà nho, bản thân trước hết là một nho sĩ nên ông thấm nhuần tư tưởng nho giáo. Với cái tâm, cái “đức” của một nho gia sinh ra trong thời loạn, Nguyễn Trãi luôn có khao khát được cống hiến hết mình cho đất nước, cho nhân dân. Với suy nghĩ đó, cả cuộc đời Ức Trai là sự cống hiến. Điều đó đã làm nên tên tuổi một bậc anh hùng của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới. Nguyễn Trãi đã làm nên một sự nghiệp vinh quang, cùng với Lê Lợi đánh đuổi giặc Minh đem lại độc lập cho nước nhà sau hơn mười năm trường kì kháng chiến. Có thể nói, Nguyễn Trãi đã góp phần lớn xây dựng nên thời đại mình. Những vần thơ của ông đã ngợi ca sự nghiệp đó, thời đại đó với khao khát được cống hiến. Cũng trong những vần thơ ấy, chúng ta thấy được tấm lòng của một “thần trung” đối với “quân minh” trong quan niệm về một xã hội có “chính danh”- “bề tôi phải làm trọn đạo của bề tôi”[2].

Từ ngày gặp hội phong vân, Bổ báo chưa hề đặng mỗ phân.

Ước bề trả ơn minh chúa, Hết khỏe phù đạo thánh nhân.

Quốc phú binh cường chăng có chước,

Đạo làm con liễn đạo làm tôi (Bài 2)

Làm người thì giữ đạo trung (Bài 127)

Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả (Bài 133)

Theo Nguyễn Trãi, “quân tử sở kì vô dật” (quân tử ở ngôi quản lí quốc gia không được cầu an hưởng lạc), nên phải xem “vô dật” là đạo đức hàng ngày:

Chẳng nhàn xưa chép câu truyền bảo, Khiến chớ cho qua một đạo thường. (Bài 128)

Rồi một ngày kia, trong nỗi “tự thán” khi thấy tài năng của mình không được coi là “hợp thời” nữa, tấm lòng nhà thơ vẫn như hoa quỳ luôn hướng về nhà vua:

Người hiềm rằng cúc qua trùng cửu, Kẻ hãy bằng quỳ hướng thái dương.

(Bài 71)

Điều mà nhà nho Ức Trai ngẫm ra là, phải biết vượt trên mọi thử thách để khẳng định chí khí, bản lĩnh, phẩm chất của con người cá nhân mình, để thực hiện tốt chính danh “người là cái đức của đất trời”, để “tu thân”, “trị quốc”, “bình thiên hạ”. Chả thế mà năm 1439, Nguyễn Trãi cáo quan về nghỉ tại Côn Sơn, nhưng cũng trong năm đó, ông đã nhận lời mời của vua Lê Thái Tông ra giúp triều đình.

Khó khăn thì mặc có màng bao, Càng khó bao nhiêu chí mới hào. Đại địa dày Nam Nhạc khỏe, Cửu tiêu vắng Bắc Thần cao.

(Bài 66)

Bởi thế nên không ít lần, ông cảm thấy tự hào, tự tin vào khả năng, vào nội lực của bản thân. Từ khi bắt đầu khởi nghĩa và suốt thời gian ở ngôi vua, Lê Lợi thường giao việc từ lệnh cho Nguyễn Trãi. Nhắc lại điều đó, tác giả rất tự hào khi

đã dùng tài của mình làm trọn chuyên trách được giao phó, góp phần bảo vệ nước Nam, xây dựng nền thái bình của đất nước.

Đao bút phải dùng, tài đã vẹn, Chỉ thư nấy chép, việc càng chuyên. Vệ Nam mãi mãi ra tay thước, Điện Bắc đà đà yên phận tiên. Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp, Xưa nay cũng một sử xanh truyền. (Bài 183)

Nhà thơ khát khao có cây đàn của vua Thuấn ngày trước để ca ngợi cuộc sống hôm nay:

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Bài 170)

Câu thơ 6 chữ kết đọng điều tác giả hằng mong mỏi tâm niệm suốt đời. “Rồi hóng mát thuở ngày trường” đấy nhưng tâm hồn nhà thơ có bao giờ được ngơi nghỉ. Khát vọng thường trực trong ông là được đem tài năng, sức lực của mình cống hiến cho dân cho nước.

2.1.1.2.Giũ bao nhiêu bụi bụi lầm,

Giơ tay áo đến tùng lâm (Bài 5)

Các nhà nho phong kiến đều mang tư tưởng lập thân. Nhưng không ít người trong họ do bất mãn với thực tại mà chọn phương thức ứng xử là ở ẩn để bảo toàn khí tiết, di dưỡng tâm hồn. Đó là Chu Văn An (1292-1370), là Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), là Nguyễn Khuyến (1835-1909)...Nguyễn Trãi cũng là một trong những nhà nho như vậy “Đem công danh đổi lấy cần câu”.

Một con người luôn cháy bỏng trong mình khao khát được cống hiến và đã cống hiến được rất nhiều, lại xót xa khi nhìn lại sự nghiệp công danh của mình chỉ là hư vô:

Nước non kể khắp quê hà hữu, Sự nghiệp nhàn khoe phú Tử Hư.

(Bài 36)

Một “thần trung” từng hết lời ngợi ca vương triều, thánh đế, xã tắc sơn hà lại có lúc dường như chán nản, muốn chối bỏ hết thảy, để rồi chỉ còn lại một nỗi cô đơn, lẻ loi, buồn đến vô vọng:

Thuyền mọn còn chèo, chăng khứng đỗ, Trời ban tối, ước về đâu?

(Bài 14)

Một con người đã từng rất tự hào về bản thân, nay lại thấy bất lực:

Nhẫn thấy Ngu Công tua xá hỏi, Non từ nay mựa tốn công dời.

(Bài 59) Và xót xa khi thấy mình bị bỏ rơi trong quên lãng:

Én từ nẻo lạc nhà Vương Tạ, Quạt đã hầu thu lòng Tiệp Dư.

(Bài 34)

Với mong muốn được ở nhàn để tìm được sự thảnh thơi, di dưỡng tâm hồn: Chỉn xá lui về mà thủ phận,

Lại tu thân khác mặc thi thư.

(Bài 34)

thơ nào yêu mến thắm thiết thiên nhiên và có những vần thơ đẹp đẽ, tinh vi, sâu sắc về thiên nhiên cho bằng Nguyễn Trãi”, “hồn thơ của Nguyễn Trãi đối với thiên nhiên là một hiện tượng đặc biệt, do bản tính của Nguyễn Trãi và đồng thời do thời thế, hoàn cảnh của Nguyễn Trãi” [6, tr. 605].

Núi láng giềng, chim bầu bạn, Mây khách khứa, nguyệt anh tam.

(Bài 64)

Từ giã chốn quan trường, Nguyễn Trãi quay trở về sống chan hòa, làm bạn với mây núi, trăng sao. Cuộc sống dân dã nơi thôn quê đã giúp Nguyễn Trãi phát hiện ra biết bao cảnh đẹp. Đó là bức kí họa tự nhiên, mộc mạc của cảnh xóm chài:

Tằm ươm lúc nhúc thuyền đầu bãi, Hàu chất so le cụm cuối làng.

(Bài 9) Đó là cảnh làng quê thanh bình, đầy sức sống:

Cây rợp tán che am mát,

Hồ thanh nguyệt hiện bóng tròn.

(Bài 21) Để rồi nhà thơ nhận ra giữa mình và thiên nhiên như không còn khoảng cách:

Rùa nằm hạc lẩn nên bầu bạn, Ủ ấp cùng ta làm cái con.

(Bài 21)

Có lẽ chỉ có thiên nhiên mới có thể làm cho nhà thơ tạm nguôi ngoai nỗi đau về thế thái nhân tình, để yên lòng trong cuộc sống nhàn cư, ẩn dật. Nguyễn Trãi đã tìm thấy ở thiên nhiên một chức năng giáo dục rất lớn đối với tâm hồn con người. Thiên nhiên đã “nuôi sống”, làm giàu tâm hồn thi nhân bằng những “thức ăn” vô cùng tinh khiết!

Đã từng trải nghiệm chốn quan trường, Nguyễn Trãi nhận ra rằng: “Ở thế nhiều phen thấy khóc cười.../ Lòng người một sự yêm chưng một.../ Phượng những tiếc cao diều hãy liệng/ Hoa thì hay héo cỏ thường tươi” (Bài 120), thế nên, những vần thơ của ông ca tụng cảnh nhàn. Bỏ mặc bao nỗi ưu tư phiền muộn, cuộc sống nhàn nhã giúp tâm hồn ông được thảnh thơi:

Thư song vắng vẻ nhàn vô sự, Tai chẳng còn nghe tiếng thị phi.

(Bài 57)

Am quê về ở dưỡng nhàn chơi, Yên phận yên lòng kẻo tiếng hơi.

(Bài 59)

Dửng dưng sự thế biếng đôi tranh, Dầu mặc chê khen mặc dữ lành.

(Bài 169)

Thi nhân đã thưởng thức thú “điền viên” như một “thi tiên” vậy:

Nước biếc non xanh thuyền gối bãi, Đêm thanh nguyệt bạc khách lên lầu. Chén châm rượu đục ngày ngày cạn, Túi quẩy thơ nhàn chốn chốn thâu.

(Bài 153)

Láng giềng một áng mây bạc, Khách thứa hai ngàn núi xanh. Có thuở biếng thăm bạn cũ,

Lòng thơ nghìn dặm nguyệt ba canh.

Nhà thơ nhận thấy có sự khác biệt rất lớn giữa chốn quan trường với chốn “điền viên”, để từ đó ông càng ngợi ca, tự hào nhiều hơn cuộc sống nhàn:

Một phút thanh nhàn trong thuở ấy, Nghìn vàng ước đổi được hay chăng.

(Bài 77)

Dưới công danh nhiều thác cả, Trong ẩn dật có cơ màu.

(Bài 159)

Một vườn hoa trúc bốn bề thâu, Lánh thân nhàn được thú mầu.

(Bài 154)

Dầu Bụt dầu tiên ai kẻ hỏi, Ông này đã có thú ông này

(Bài 28)

Tư tưởng ấy, giọng điệu ấy, sau này, chúng ta gặp lại trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585):

Một mai, một cuốc, một cần câu, Thơ thẩn dầu ai vui thú nào. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao. ...

Rượu đến cội cây ta sẽ uống, Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao. (Nhàn)

2.1.1.3. Điều đáng nói là trong con người Nguyễn Trãi luôn có sự đấu tranh, sự lựa chọn day dứt giữa việc về và ở, giữa tư tưởng lập thân và dưỡng thân, bảo thân:

Triều quan chẳng phải ẩn chăng phải, Góc thành nam lều một căn.

(Bài 1)

Bốn bể nhẫn còn mong đúc chuốt, Dầu về dầu ở mặc ta dầu.

(Bài 154)

Náu về quê cũ bấy nhiêu xuân, Lửng thửng chưa lìa lưới trần.

(Bài 33)

Cảnh thanh dường ấy chăng về nghỉ, Lẩn thẩn làm chi áng mận đào.

(Bài 35)

Nên trong ông là sự phức hợp của những xúc cảm: khao khát cống hiến và mong muốn được ở nhàn. Thế nên, chúng ta bắt gặp hai tư tưởng, cảm xúc đó, có thể, ngay trong một bài thơ của Nguyễn Trãi:

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về cảnh cũ thanh.

Ơn tư là ấy yêu dường chúa, Lỗi thác vì nơi lụy bởi danh. Bui có một niềm trung hiếu cũ, Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh.

Muốn vứt bỏ hết mọi ưu phiền, lánh về chốn ruộng vườn sống thảnh thơi, nhưng vẫn không quên “đạo quân thân”:

Mọi việc đành hơn hết mọi âu, Điền viên lánh mặc ta dầu.

Đạo quân thân nhẫn dầu ai lỗi, Hổ xanh xanh ở trốc đầu.

(Bài 159) Nhà thơ không nguôi nỗi day dứt:

Cảm ơn nhỡ phụ muôn đời chúa, Phải lụy vì nhân một chữ đinh.

Xưa còn chép câu kinh để,

An phận thì chăng nhục đến mình.

(Bài 166)

Bui một quân thân ơn cực nặng, Tơ hào chưa báo hãy cò n âu.

(Bài 30)

Như vậy, đằng sau những câu thơ nói lạc thú thanh nhàn là nỗi lòng day dứt khiến nhà thơ bạc đầu:

Mấy phen lần bước dặm thanh vân, Đeo lợi làm chi luống nhục thân. Nhớ chúa lòng còn son một tấc, Ưu thời tóc đã bạc mười phân. (Bài 165)

Thân nhàn nhưng tâm không nhàn. Những câu thơ ca tụng cảnh nhàn vẫn trĩu nặng nỗi lòng ưu thời mẫn thế. Dù ở đâu, khi nào, hình ảnh một “quân minh”, hình ảnh nhân dân, đất nước luôn canh cánh trong lòng Nguyễn Trãi. Mà dễ quên sao được quãng đời “Túi thơ chứa hết mọi giang san” (bài 72) đầy gian khó mà vinh quang, cùng cái ơn tri ngộ của một “minh chúa”! Những vần thơ vì thế mà không thôi niềm thao thức:

Bui có một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông.

(Bài 50)

Nỗi niềm thao thức đó, không phải là chuyện bất mãn tầm thường về hoạn lộ của cá nhân mà là nỗi buồn của một “thần trung” lúc nào cũng cháy bỏng khao khát được hiến dâng cho việc kiến thiết quốc gia sau buổi đại định nhưng không được toại nguyện, là nỗi thấp thỏm lo âu cho tương lai của nước nhà nếu không có minh quân. Một hoài bão chưa được thực hiện, một sự nghiệp còn dang dở, việc quy điền dù sao cũng là bất đắc dĩ.

Rồi hóng mát thuở ngày trường ….

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương. Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng, Dân giàu đủ khắp đòi phương.

(Bài 170)

Qua khảo sát, chúng tôi thấy trong tổng số 254 bài thơ của Quốc âm thi tập, có đến 57 bài thơ thể hiện cả hai điệu xúc cảm đó (Xin xem phụ lục số 1) trong con người Nguyễn Trãi: vừa mong muốn ở nhàn, vừa không quên được triều quan và muôn dân.

Nho giáo bao giờ cũng quan tâm về vấn đề đạo đức con người, trung, hiếu, lễ nghĩa, trí, tín và những bổn phận và đức tính mà kẻ sĩ phải thực hiện trọn vẹn.

Dưới con mắt Nguyễn Trãi, phần lớn những loài vật và phong cảnh thiên nhiên đã mang những biểu tượng của chân thiện mĩ.

Đó là Lão Mai: Hoa mai với những đóa hoa vàng nho nhỏ, với thân cây thanh thanh có lẽ đã được nhiều thi sĩ, họa sĩ yêu thích. Hoa mai tượng trưng cho người quân tử thanh cao, trong sạch:

Nhờ ơn vũ lộ đà no hết,

Đông đổi dầu đông hãy một dường. (Bài 215) Là Cúc:

Dầu thấy xuân lan cùng trọn được,

Ai ai đều có mỗ mùi hương. (Bài 216)

Hồng Cúc: Hoa cúc đỏ tương trưng cho tính cách trong sạch, thanh cao:

Chuốt lòng đan chăng bén tục,

Bền tiết ngọc kể chi sương. (Bài 217)

Là Tùng: Cây tùng bốn mùa vẫn xanh tươi dù cho các loài thảo mộc khác đã thay đổi theo thời tiết. Cây tùng tượng trưng cho người quân tử dù hoàn cảnh thay đổi nhưng vẫn không thay lòng, biến tiết:

Thu đến cây nào chẳng lạ lùng, Một mình lạt thuở ba đông. Lâm tuyền ai rặng già làm khách, Tài đống lương cao ắt cả dùng. (Bài 218)

Cội rễ bền day chẳng động,

Trúc thi:

Hoa liễu chiều xuân cũng hữu tình, Ưa mày vì bởi tiết mày thanh. Đã từng có tiếng trong đời nữa, Quân tử ai chẳng mắng danh.

(Bài 221) Là Mai thi:

Xuân đến nào hoa chẳng tốt tươi, Ưa mày vì tiết sạch hơn người. Gác đông ắt đã từng làm khách, Há những Bô Tiên kết bạn chơi. (Bài 224)

Liên hoa: Hoa sen cũng tượng trưng cho người quân tử dù ở trong hoàn cảnh xấu xa vẫn giữ tâm hồn trong sạch:

Lầm nhơ chẳng bén tốt hòa thanh,

Quân tử kham khuôn được thửa danh. (Bài 243)

Những hình tượng cây tùng, hoa cúc, hoa mai, bông sen…khiến chúng ta liên tưởng đến cuộc đời, con người Nguyễn Trãi. Cũng một thời sống hào hứng với biết bao tin yêu, hi vọng, rồi phải lui về làm bạn với gió trăng. Những hình ảnh ấy vừa biểu hiện cho cái đẹp của thiên nhiên, vừa ẩn dụ cho vẻ đẹp trong cốt cách, phẩm chất, sức sống của con người, và cũng là nỗi lòng đầy bi kịch của nhà thơ.

Mang trong mình niềm “trung quân ái quốc” sâu nặng, Nguyễn Trãi luôn có khát vọng được cống hiến. Nhưng do không được tin dùng, trọng dụng như trước nên một thời gian dài, nhà thơ “bất đắc dĩ” phải sống nhàn. Phải về quê sống nhàn là do hoàn cảnh, nhưng được sống nhàn cũng là mong muốn tận đáy lòng của Ức Trai tiên sinh. Những tháng ngày được hòa mình với cuộc sống nơi thôn dã, được bầu bạn cùng mây núi trăng sao, chẳng phải nhà thơ rất trân trọng sao? – “Nghìn

vàng ước đổi được hay chăng?”(bài 77). Được nhàn thân, nhàn tâm là mong muốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những phức điệu xúc cảm của nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 33 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)