Con người trước quốc gia, dân tộc và con người trong các mối quan hệ đờ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những phức điệu xúc cảm của nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 68 - 72)

7. Đóng góp của luận văn

2.1.4. Con người trước quốc gia, dân tộc và con người trong các mối quan hệ đờ

thường

2.1.4.1.Con người trước quốc gia, dân tộc

Là người anh hùng vĩ đại của dân tộc, hơn ai hết, Nguyễn Trãi luôn ý thức được vị trí, vai trò, cũng là trách nhiệm của mình đối với non sông đất nước.

Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa yêu nước trong văn học trung đại là “trung quân ái quốc”, nên ta thấy tư tưởng yêu nước của Nguyễn Trãi thể hiện rất rõ trong mối quan hệ với nhà vua. Nguyễn Trãi luôn canh cánh trong lòng “ơn chúa” và mong mỏi được “báo đền ơn chúa”:

Lòng một tấc đan còn nhớ chúa.

(Bài 43)

Dành lộc thì hay nghĩa chúa nhiều.

(Bài 164)

Ước bề trả ơn minh chúa.

(Bài 37)

Hằng lấy đạo trung làm nghĩa cả.

(Bài 133)

Bui có một lòng trung lẫn hiếu, Mài chăng khuyết nhuộm chăng đen.

(Bài 69)

Trong thơ, Nguyễn Trãi nhắc nhiều đến những chữ: trung, đạo trung, chúa, ơn chúa. Cho dù những lúc không được vua tin dùng, những khi buồn về triều chính, thời cuộc, những nỗi oan ức trên hoạn lộ, Ức Trai vẫn một lòng hướng về “chúa”:

Người hiềm rằng cúc qua trùng cửu, Kẻ hãy bằng quỳ hướng thái dương. (Bài 71)

Một thân lẩn quất đường khoa mục, Hai chữ mơ màng việc quốc gia.

(Bài 8)

Theo Lê Lợi, đến với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân Minh xâm lược và góp công sức xây dựng quốc gia Đại Việt là những tháng năm đẹp nhất trong cuộc đời Nguyễn Trãi. Một con người tận trung, tận hiếu với vua, với nước, luôn khao khát được “cháy” hết mình cho non sông ấy đã từng rất tự hào về những đóng góp của mình:

Vệ Nam mãi mãi ra tay thước, Điện Bắc đà đà yên phận tiên. Nghiệp Tiêu Hà làm khá kịp, Xưa nay cũng một sử xanh truyền.

(Bài 183)

Thừa chỉ ai rằng thì khó ngặt, Túi thơ chứa hết mọi giang san.

(Bài 72)

Vì thế mà hình ảnh giang san luôn xuất hiển hiện trong tâm trí người anh hùng dân tộc ấy, ngay cả khi không được trọng dụng như xưa nữa:

Còn có một lòng âu việc nước,

Đêm đêm thức nhẫn nẻo sơ chung. (Bài 68)

2.1.4.2. Con người trong các mối quan hệ đời thường

Lui về quê ở ẩn, Nguyễn Trãi có điều kiện nhìn đời, nhìn người sâu sắc hơn. Nguyễn Trãi lại có dịp tâm sự với anh em, bè bạn, với những người mà mình thương yêu nhất. Ông đã có những câu nói xiết bao cảm động với người cha của mình:

Tình phụ cơm trời áo cha

(Bài 8)

Có con mới biết ơn cha nặng

(Bài 164)

Nuôi con mới biết lòng cha mẹ

(Bài 135)

Tình cha con ấy một mặt xuất phát từ đạo lí Nho gia theo quan niệm “quân thần phụ tử”, mặt khác, cũng xuất phát từ đạo lí ngàn xưa của dân tộc, là tình cảm tự nhiên vốn có của con người. Từ giã cha và em, khắc sâu lời cha dặn “rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”:

Con về đi tận trung là hiếu,

Đem gươm mài bóng nguyệt dưới khăn tang.

Nguyễn Trãi quay trở về với một quyết tâm, một sự băn khoăn, trằn trọc. Trong con người đại trung, đại hiếu ấy không bao giờ nguôi ngoai chí hướng trả thù cho người cha kính yêu của mình.

Noi gương cha: “Thờ cha lấy thảo làm phép” (Bài 260), Nguyễn Trãi đã sống một cuộc sống rất có ý nghĩa. Ông luôn tâm niệm phải sống tu nhân tích đức để mang phúc lộc về cho con:

Trồng cây đức để con ăn.

(Bài 27)

Tình cảm cha - con được thể hiện thông qua sự giáo dục con cái bằng những bài học về đạo đức, luân lí:

Nhắn bảo phô bay đạo cái con, Nghe lượm lấy lọ chi đòn. Xa hoa lơ lảng nhiều hay hết,

Ao mặc miễn là cho cật ấm, Cơm ăn chẳng lọ kén mùi ngon.

(Bài 192)

Bên cạnh tình cha con, tình bạn cũng được Nguyễn Trãi quan tâm. Không kể lúc buồn hay vui, Nguyễn Trãi đều nhớ đến những người bạn của mình. Nguyễn Trãi xem lòng bạn là “lòng tri kỉ”, có thể gửi gắm tâm tư, tình cảm sâu kín của mình. Do đó, tình bạn trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi thường được biểu hiện thông qua nhiều hình ảnh, nhiều biểu tượng khác nhau. Có khi Nguyễn Trãi nhắc đến tình bạn thông qua biểu tượng về sự gắn bó keo sơn giữa mai và trúc:

Trúc mai bạn cũ họp nhau quen.

(Bài 46)

Có khi, Nguyễn Trãi gián tiếp nhắc đến tình bạn, ca ngợi tình bạn chân thành, trong sáng giống như ánh trăng giữa trời:

Lòng bạn trăng vằng vặc cao.

(Bài 167)

Khi Nguyễn Trãi rơi vào bi kịch của một tài năng, nhân cách lớn không được tin dùng, có khi ông gặp phải sự lạnh nhạt, “trở mặt” của bạn bè:

Một phen bạn đến còn đằm thắm, Hai bữa mừng nhau một mặt không.

(Bài 178)

thì ông vẫn muốn nhắc tới đạo lí, tình nghĩa:

Bậu bạn cùng nhau nghĩa chớ vong

(Bài 178)

Và dù được biểu hiện bằng những dạng thức, những hình ảnh nào đi chăng nữa, qua những vần thơ Nôm trên, chúng ta có thể thấy được thái độ quý trọng của Nguyễn Trãi đối với bạn bè của mình.

Không chỉ dừng lại ở tình cha con, tình bạn bè, tấm lòng của Nguyễn Trãi còn trải rộng ra khắp các đối tượng, các tầng lớp nhân dân. Ông lắng nghe âm thanh

“lao xao”- không phải ở chốn quan trường, mà nơi chợ cá, trong sinh hoạt thường ngày của người lao động. Nguyễn Trãi sống, chiến đấu, phục vụ hết mình cho sự nghiệp của dân tộc cũng là do xuất phát từ tình người cao đẹp đó.

Lao xao chợ cá làng ngư phủ, Dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương.

(Bài 170)

Nguyễn Trãi luôn dành tình cảm đặc biệt cho quê hương. Nỗi nhớ quê trong thơ ông thật cụ thể, sâu sắc:

Giang sơn bát ngát kìa quê cũ

(Bài 77)

Quê ấy là Chi Ngại, Côn Sơn, nơi nhà thơ sống với ông ngoại từ thuở thiếu thời. Quê ấy còn là cánh đồng Nhị Khê mà tuổi thơ Nguyễn Trãi đã cùng bạn đội nón, vác cuốc làm đồng trong ngày xuân. Đó là nơi mà ông có thể trở về để tìm những phút giây bình yên, thanh thản:

Chân mềm ngại bước dặm mây xanh, Quê cũ tìm về chốn củ thanh.

(Bài 158)

Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng viết: “Thơ của Nguyễn Trãi là tâm hồn của Nguyễn Trãi, trong sáng và đầy sức sống. Có người nói thơ của Nguyễn Trãi có bài buồn, có câu buồn, vì lẽ gì chúng ta đều biết, nhưng cả tập thơ của Nguyễn Trãi là thơ của một con người yêu đời, yêu người, tâm hồn Nguyễn Trãi sống một nhịp sống với non sông đất nước tươi vui”[10]. Với thái độ sống tích cực đó, trong các mối quan hệ với vua, với nước, hay trong những mối quan hệ đời thường, chúng ta thấy một Nguyễn Trãi luôn “cháy” hết mình với khát vọng cống hiến, với triết lí sống nhân nghĩa.

2.2. Lí giải về sự đa dạng, phức tạp nhưng thống nhất trong con người Nguyễn Trãi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những phức điệu xúc cảm của nguyễn trãi qua thơ nôm (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)