7. Đóng góp của luận văn
3.2.1. Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kiểu câu
Quốc âm thi tập được viết theo hai thể là thất ngôn bát cú và thất ngôn tứ tuyệt. Theo “khuôn mẫu” của thơ Đường luật thì câu thơ có dạng cố định là thất ngôn. Nhưng trong tập thơ, chúng ta lại thấy Nguyễn Trãi sử dụng đa dạng các kiểu câu: có câu 7 chữ, có câu 6 chữ, lại có câu chỉ 5 chữ. Thậm chí trong một bài thơ có sự kết hợp của các kiểu câu tạo sự co duỗi linh hoạt để thể hiện khéo léo tài tình cảm xúc đa dạng của nhà thơ.
Bên cạnh những bài thơ thất ngôn là rất nhiều những bài thất ngôn xen lục ngôn:
Con cờ quẩy rượu đầy bầu, Đòi nước non chơi quản dầu. Đạp áng mây ôm bó củi, Ngồi bên suối gác cần câu.
Giang sơn mặt thấy nên quen thuộc, Danh lợi lòng nào ước chác cầu.
Vương Chất tình cờ ta ướm hỏi, Rìu bủi bủi thấy tiên đâu
(Bài 41)
Có bài số lượng câu thất ngôn là chủ yếu, nhưng có bài, chỉ có một đến hai câu thất ngôn, như bài 26:
Đủng đỉnh chiều hôm dắt tay, Trong thế giới phút chim bay. Non cao cao thấp mây thuộc, Cây cứng cây mềm gió hay. Nước mấy trăm thu còn vậy, Nguyệt bao nhiêu kiếp nhẫn nay, Ngoài chưng mọi chốn đều thông hết, Bui một lòng người cực hiểm thay
Có một số bài xen câu 5 chữ:
...Thương cá thác vì câu uốn lưỡi, Ngẫm ruồi nào chết bát mồ hòn. Già mặc số trời đất,
Dấu ai qua vợ con.
Quân tử thánh hiền lòng tựa nước Càng già càng ngẫm của bùi ngon
(Bài 182)
Sự thay đổi linh hoạt các kiểu câu trong một bài thơ sẽ làm mất đi tính chất đăng đối, cân xứng vốn có của một bài thơ Đường luật. Bài thơ vì thế sẽ thất niêm và thất luật. Đó quả là một sự cách tân rất táo bạo của Nguyễn Trãi, đem đến cho thơ Đường luật một sinh khí mới, cũng cho thấy ngòi bút phóng khoáng của
tưởng, cảm xúc của thơ ca. Cảm xúc của tác giả phong phú, khi thăng hoa sẽ vượt qua những giới hạn chật hẹp của những niêm, luật thơ Đường, của những quy phạm cứng nhắc trong thơ trung đại. Là một nhà thơ trung đại, một nhà nho phong kiến, nhưng rõ ràng, ý thức cá nhân trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Trãi có sự trỗi dậy mạnh mẽ.