7. Đóng góp của luận văn
3.2.3. Từ phức thể tiết tấu đến phức điệu xúc cảm
Nhịp điệu có vai trò vô cùng quan trọng với thơ ca. Nhịp được coi là “sinh mệnh” của thơ. Nhịp (tiết tấu) trong thơ không đơn thuần là điểm “dừng hơi” cho người đọc thơ, mà nó có thể gợi cho độc giả những cảm xúc, có thể mở rộng biên độ ý nghĩa câu thơ. Với tài năng của một đại thi hào, dĩ nhiên, Nguyễn Trãi không thể không phát huy vai trò của nhịp điệu trong việc thể hiện cảm xúc của người làm thơ. Nhất là khi muốn diễn tả được hết giai điệu tâm hồn có nhiều tiết tấu, càng cần thiết phải đa dạng hóa nhịp ngắt.
Trong Quốc âm thi tập, chúng ta thấy cách ngắt nhịp của Nguyễn Trãi rất phong phú, linh hoạt. Thậm chí trong một bài thơ, ông sử dụng nhiều tiết tấu, kiểu nhịp, điều đó góp phần thể hiện hiệu quả những sắc điệu cảm xúc trong tâm hồn thi nhân:
Đủng đỉnh/ chiều hôm/ dắt tay
Đọc câu thơ đầu tiên của bài 26, với cách ngắt nhịp 2/2/2, giai điệu câu thơ thật nhẹ nhàng, chậm rãi như từng bước chân khoan thai và tâm hồn đầy thư thái của nhà thơ. Đến câu thơ thứ hai:
Vẫn là câu sáu tiếng, nhưng nhịp thơ thay đổi sang cách ngắt 3/3, diễn tả rất hiệu quả sự trôi chảy nhanh chóng của thời gian, đồng thời với bao biến động của sơn hà, cuộc đời cũng như số phận con người khiến nhà thơ ngỡ ngàng, bàng hoàng, xót xa như trong những lời tâm sự của ông ở những bài thơ khác:
Chẳng hay rắp rắp đã mươi tư Ngày tháng bằng thoi một phút cười. Thế sự người no ổi tiết bảy,
Nhân tình ai ỏ cúc mùng mười
(Bài 22)
Én từ nẻo lạc nhà Vương Tạ, Quạt đã hầu thu lòng Tiệp Dư
(Bài 34)
Vẫn là những câu lục ngôn, hai câu thơ tiếp theo của bài 26 trở về với nhịp 2/2/2, âm điệu trở nên chậm rãi như một sự biểu lộ kín đáo những tâm tư thầm kín của một con người đã trải qua bao biến động trong cuộc đời.
Non cao/ non thấp/ mây thuộc, Cây cứng/ cây mềm/gió hay.
Đến hai câu 5- 6, nhịp ngắt thay đổi, khác hoàn toàn so với những câu thơ trên:
Nước/ mấy trăm thu/ còn vậy, Nguyệt/ bao nhiêu kiếp/ nhẫn nay.
“Nước” và “Nguyệt” được nhấn mạnh khi đứng riêng thành một nhịp - là những hình ảnh của thế giới tự nhiên, gợi sự đối sánh với con người trong chốn nhân gian:
Bui/ một lòng người/ cực hiểm thay
thất vọng, xót xa của thi nhân. Bài thơ là một phức thể của những cảm xúc: có thư thái, thảnh thơi nhưng có cả những tiếc nuối, xót xa, ngậm ngùi. Và, chỉ có phức thể của nhịp điệu mới có thể diễn tả được tinh tế những xúc cảm tinh vi đó của lòng người.
Câu lục ngôn trong thơ Nôm của Nguyễn Trãi còn có rất nhiều cách ngắt khác: Nhịp 4 /2:
Âu còn nhớ chúa / cùng cha.
(Bài 54) Nhịp 1/2/3:
Nẻo / xưa nay / cũng một đường Đây / xốc xốc / nẻo tam cương.
(Bài 93 )
Với câu thơ 7 chữ, Nguyễn Trãi cũng đa dạng trong cách ngắt nhịp cho dù cách ngắt quen thuộc, phổ biến là 4/3:
Đó có thể là cách ngắt 2/2/3, 2/5, hoặc 5/2…
- Ẩn cả/ lọ chi/ thành thị nữa,
Nào đâu/ là chẳng đất nhà quan (Bài 17) - Ngày nhàn/ gió khoan khoan đến (Bài 142) - Cơm kẻ bất nhân ăn/ ấy chớ
Áo người vô nghĩa mặc/ chẳng thà. (Bài 39)
Không những đa dạng trong cách ngắt nhịp, Nguyễn Trãi còn rất sáng tạo về nhịp ngắt.
Ta gặp trong Quốc âm thi tập những câu 7 tiếng có lối ngắt nhịp 3/4, cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau, khác lối ngắt nhịp của thể thơ Đường (Trung Quốc) là 4/3, chẵn trước lẻ sau.
- Rượu đối cầm / đơm thơ một thủ (Bài 76)
Trì cỏ tươi/ nhưng lòng tiểu nhân (Bài 195)
Nhịp điệu không những tạo nên tính nhạc trong thơ mà còn có khả năng tạo nghĩa rất lớn. Chỉ cần ngắt nhịp chệch đi một chữ, câu thơ đó sẽ mang lại những cách hiểu nghĩa khác nhau. Ở Quốc âm thi tập việc sử dụng đa dạng cách ngắt nhịp (cách ngắt truyền thống của thơ Đường, cách ngắt 3/4, ngắt theo kiểu thơ lục bát, song thất lục bát...) đã góp phần “tâm trạng hoá” tâm hồn Nguyễn Trãi. Con người Nguyễn Trãi luôn là thế, thống nhất của những phức điệu cảm xúc, thậm chí là trái chiều. Và chính những phức thể tiết tấu trong nhịp ngắt đã góp phần thể hiện tinh tế, sâu sắc những phức điệu xúc cảm trong con người Ức Trai.
Tiểu kết chương 3
Như vậy, với việc sử dụng đa dạng về ngôn ngữ, các kiểu câu, thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, kết hợp với lối kiến tạo nhịp điệu thơ Nôm, ta thấy được những “phức điệu” của những yếu tố nghệ thuật trong Quốc âm thi tập đã góp phần thể hiện hiệu quả những phức điệu cảm xúc trong con người Nguyễn Trãi. Những xúc cảm ấy “gặp gỡ” với khát khao đổi mới thơ ca theo hướng dân tộc hóa. Trên cơ sở tiếp thu những tinh hoa truyền thống của dân tộc và những thành tựu đặc sắc của Trung Hoa, Nguyễn Trãi đã phá vỡ những quy định nghiêm ngặt của thơ Đường luật, làm cho câu thơ, bài thơ trở nên gần gũi, dễ nhớ, dễ thuộc hơn. Đồng thời, nó cũng góp phần chuyển tải tiếng nói yêu nước thương dân, niềm tự hào, lòng tự tôn dân tộc của Nguyễn Trãi tới công chúng bạn đọc sau này. Ở vào một thời đại mà nền văn học đang chịu sự chi phối mạnh mẽ của thơ Đường, sự bứt phá đi tìm cho mình một lối thơ riêng như Nguyễn Trãi là một hiện tượng hiếm có, thể hiện tài năng vượt bậc của nhà thơ. Có thể nói, với Quốc âm thi tập Nguyễn Trãi đã khẳng định được vị thế thơ Nôm, khẳng định sự tồn tại trong thực tế dòng văn học tiếng Việt (phát triển song song cùng văn học chữ Hán, làm cho văn học dân tộc phát triển toàn diện và mạnh mẽ hơn).
KẾT LUẬN
Xuất hiện ở nửa đầu thế kỷ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống, thành tựu của văn học Lí - Trần, đồng thời là một hiện tượng văn học mở đường cho một giai đoạn phát triển mới. Cuộc cách mạng về thơ của Nguyễn Trãi trong Quốc âm thi tập bắt nguồn sâu xa từ chủ nghĩa yêu nước, tinh thần, ý thức tự hào dân tộc, mong muốn xây dựng một nền văn hoá dân tộc ngày càng rực rỡ. Qua những vần thơ được đánh giá là hay vào bậc nhất thi ca Việt Nam, chúng ta thấy được những đóng góp của Nguyễn Trãi cho nền văn học dân tộc, đồng thời thấy được vẻ đẹp, tính phức tạp trong con người Ức Trai.
1. Trong con người Nguyễn Trãi luôn có sự “đối thoại” của nhiều con người
- có nhiều nhân cách trong nhân cách lớn Nguyễn Trãi: một vĩ nhân, đồng thời cũng là một thường nhân. Hay nói cách khác, con người Nguyễn Trãi là một hợp thể người anh hùng - thi sĩ - nhà nho tài tử - con người giản dị giữa đời thường. Con người công dân và con người cá nhân trong Nguyễn Trãi hài hoà với nhau tạo nên sự thống nhất sâu sắc giữa nhà thơ của những biến cố lịch sử và nhà thơ - nhân tình, nhà thơ của đời thường. Trong ông luôn cháy bỏng khao khát được cống hiến cho non sông đất nước nhưng lại có mong muốn được sống nhàn. Là bậc anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi luôn đặt mình trong các mối quan hệ với nhà vua, với đất nước nhưng ông cũng rất giản dị, gần gũi trong các mối quan hệ đời thường với nhân dân lao động, với những người thân trong gia đình, với bạn bè, quê hương, bà con lối xóm. Nguyễn Trãi là nhà văn hóa, nhà tư tưởng lớn, một triết gia sắc sảo nhưng cũng là người có lối sống dân dã, gắn bó với mảnh vườn, luống cày, bè rau muống... Tác giả của những áng văn chính luận hùng hồn, mẫu mực ấy còn là một nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, trái tim đa tình, lãng mạn.
Có thể nói, Nguyễn Trãi là nhà thơ của những phức điệu trữ tình, những trạng huống cảm xúc đa dạng và đối nghịch. Ông có quan phương nhưng với tâm hồn vốn nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn, ông cũng “li tâm”, “bung tỏa” đến tận cùng gam độ. Chính điều đó làm nên tính đa dạng, phong phú, thậm chí đối lập nhưng thống nhất và vô cùng thú vị trong con người Nguyễn Trãi.
Bấy lâu trong cảm nhận của hậu thế, Nguyễn Trãi là bậc vĩ nhân. Độc giả thường tự xây dựng một “tượng đài” Nguyễn Trãi để ngợi ca, bất tử hóa người anh hùng dân tộc, “một danh nhân hiếm có của nước Hoàng Việt” (Nguyễn Năng Tĩnh), “kinh bang hoa quốc cổ vô tiền” (Nguyễn Mộng Tuân) [34]. Nhưng nét “thường nhân” trong con người ông, dường như ít được chú ý. Thực tế thì sự vĩ đại của vĩ nhân Nguyễn Trãi không chỉ toát lên từ những chiến công vang dội, từ tư tưởng, trí tuệ, phẩm chất, nhân cách mà còn được tỏa sáng từ cách sống, từ những rung động, tình cảm, khao khát rất đỗi bình dị của ông. Ức Trai tiên sinh là một “tiên ông sống trong nhà ngọc” (ý Nguyễn Mộng Tuân) đồng thời cũng là “con người trần thế nhất trần gian” (Xuân Diệu) [34]. Quốc âm thi tập đã thể hiện tinh tế, sâu sắc tính hoàn chỉnh, trọn vẹn đó trong con người Nguyễn Trãi.
2. Đặc điểm trên trong con người Nguyễn Trãi được lí giải bởi yếu tố của
hiện thực - từ cuộc đời đầy sóng gió, nhiều thăng trầm trong một thời đại đầy biến động. Nhưng điều quan trọng là ở con người Nguyễn Trãi có phẩm chất cao quý của một nhà yêu nước, nhà tư tưởng, nhân đạo, người nghệ sĩ lớn của dân tộc. Ông đã ảnh hưởng, tiếp thu sáng tạo tinh thần của các tôn giáo. Và một điều đặc biệt phải nói đến ở Nguyễn Trãi là sự tự ý thức của con người cá nhân trong cái phông nền chung của văn hóa trung đại là “phi ngã”.
3. Với Quốc âm thi tập, tập thơ được đánh giá là “sự khởi đầu đích thực của thơ tiếng Việt”, “dấu mốc vĩ đại trong lịch sử văn học Việt Nam”[34], Nguyễn Trãi đã làm nên một “cuộc cách mạng” trong thi ca. Nhà thơ đã sử dụng hiệu quả vốn ngôn ngữ bác học kết hợp với việc vận dụng sáng tạo ngôn ngữ dân gian. Ông có cách kiến tạo câu thơ độc đáo qua việc sử dụng linh hoạt các kiểu câu, sáng tạo và khẳng định vai trò của câu lục ngôn, đa dạng trong cách ngắt nhịp...Những “phức điệu” của hình thức nghệ thuật đó, một mặt khẳng định tài năng của Nguyễn Trãi, mặt khác, góp phần thể hiện hiệu quả những phức điệu xúc cảm trong con người nhà thơ. Nguyễn Trãi không phải là người đầu tiên viết thơ Nôm, song có phải chăng trong sự nghiệp cứu quốc của người anh hùng xuất chúng ấy, ông đã cảm nhận sâu sắc rằng: đã đến lúc phải khẳng định vai trò của tiếng nói dân tộc? Nên nhà thi sĩ tài ba ấy đã ý thức được rằng đối với người sáng tác, tiếng mẹ đẻ bao giờ
Nguyễn Trãi xứng đáng với danh hiệu danh nhân văn hóa thế giới được UNESSCO công nhận 1980, góp phần tôn vinh cho nền văn học, văn hóa Việt Nam.
Hoàng các thanh phong ngọc thự tiên, Kinh bang hoa quốc cổ vô tiền.
(Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên ở trong tòa ngọc, Cái tài làm hay làm đẹp cho nước, từ xưa chưa có bao giờ)
- Nguyễn Mộng Tuân-
Chúng ta sẽ mãi nhớ đến tên tuổi của Ức Trai - “ngôi sao Khuê” rực sáng trên bầu trời tinh tú của dân tộc. Chúng ta cũng sẽ mãi nhớ đến Quốc âm thi tập bởi đây không chỉ là “tác phẩm mở đầu cho nền thơ cổ điển Việt Nam” [6] mà còn là tác phẩm thể hiện “đường gươm” thử thách, đường gươm bậc thầy của Nguyễn Trãi. Quốc âm thi tập xứng đáng là “cái thước để ta đo sự tiến hóa của văn hóa Việt Nam về mặt tâm lí dân tộc, tư tưởng quốc gia, tâm tình con người, về mặt ngôn ngữ của thời xa xưa cách đây năm thế kỷ, về mặt nghệ thuật, trình độ thẩm mĩ. Nỗ lực xây dựng một nền văn hóa dân tộc được bộc lộ rõ rệt, thái độ lạc quan yêu đời được ghi nhận với những nét đậm đà” [34, tr.805].
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Huệ Chi (1999), “Niềm thao thức lớn trong thơ Nguyễn Trãi”, Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.446- 468
2. Doãn Chính, Bùi Trọng Bắc (2015), Góp phần tìm hiểu tư tưởng triết học Nguyễn Trãi, Nxb Chính trị Quốc gia
3. Phan Huy Chú (1961), Lịch triều hiến chương loại chí , Nxb Sử học 4. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc, Nxb Thanh niên
5. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (Tập 1), Nxb Văn học
6. Xuân Diệu (1999), “Quốc âm thi tập, tác phẩm mở đầu nền thơ cổ điển Việt Nam”, Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.587- 638
7. Thành Duy (1982), Về tính dân tộc trong văn học, Nxb Khoa học Xã hội 8. Trần Trọng Dương, Nguyễn Trãi quốc âm từ điển, Nxb Từ điển bách khoa 9. Hữu Đạt (1996), Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội
10. Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp (1982), Nguyễn Trãi người anh hùng dân tộc vĩ đại, nhà văn hóa kiệt xuất, Nxb Sự thật
11. Nguyễn Thạch Giang (2000), “Nguyễn Trãi thơ và tâm sự của ông”, Nguyễn Trãi Quốc âm thi tập, Nxb Thuận Hóa
12. Tế Hanh (1999), “Hồn thơ đa dạng của Nguyễn Trãi”, Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.718- 722
13. Nguyễn Công Hoan (1986), “Chỉ văn học có ngôn ngữ nhuần tính dân tộc mới sống được mãi với dân tộc”, Tuyển tập Nguyễn Công Hoan (tập III), Nxb Văn học, Hà Nội, tr. 331- 339
14. Nguyễn Văn Hoàn (1999), “Địa vị của Nguyễn Trãi trong quá trình phát triển của lịch sử văn học Việt Nam”, Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.947-955
15. Hội nhà văn Việt Nam (1980), Sáu trăm năm Nguyễn Trãi, Nxb Tác phẩm mới 16. Nguyễn Phạm Hùng (2006), Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn trong thơ trung đại
Việt nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội
17. Lại Văn Hùng, Đoàn Ánh Phương (2007), Nguyễn Trãi cuộc đời và tác phẩm, Nxb Văn hoá Thông tin
18. Trần Đình Hượu (1999), Nho giáo và văn học Việt nam trung cận đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội
19. Đinh Gia Khánh (chủ biên) (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ X- nửa đầu thế kỉ XVIII, Nxb Giáo dục
20. Phạm Luận (2012), Nguyễn Trãi- Quốc âm thi tập, phiên âm và chú giải, Nxb Giáo dục
21. Phạm Luận, Phạm Thị Phương Thái (2000), “Bài Ba tiêu không phải tả cây chuối”, Tạp chí văn học (số 4), tr. 86-90
22. Phạm Luận, Phạm Thị Phương Thái (2002), “Bàn thêm về thể thơ thất ngôn xen lục ngôn”, Tạp chí văn học (số 1), tr. 78-81
23. Đặng Thai Mai (1999), “Sự nghiệp văn chương Nguyễn Trãi”, Nguyễn Trãi về tác gia tác phẩm, Nguyễn Hữu Sơn tuyển chọn và giới thiệu, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.915-930
24. Đặng Thai Mai (2001), Trên đường nghiên cứu và giảng dạy tác phẩm văn chương, Nxb Giáo dục
25. Nguyễn Đăng Na (2007), Giáo trình văn học trung đại Việt Nam (tập 1), Nxb Đại học Sự phạm Hà Nội
26. Lê Hoài Nam (1994), Thơ cổ điển Việt Nam, Nxb Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội 27. Phan Ngọc (2000), “Nguyễn Trãi, người đặt nền móng cho một nền văn hóa dân
28. Bùi Văn Nguyên (2000), Văn chương Nguyễn Trãi rực rỡ ánh sao Khuê, Nxb