“Theo báo cáo của Tổng cục Quan lý đất đai tính đến tháng 12 năm 2016 cả nƣớc đã có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng thành lập VPĐK cấp tỉnh. Trong đó Hậu Giang là tỉnh thành lập sớm nhất (06/9/2004), Điện Biên là tỉnh chậm nhất (28/03/2007). Có 39 tỉnh thành lập đúng thời hạn quy định tại Nghị định số 143/2014/NĐ-CP (trƣớc 01/7/2014) [11].
“Văn phòng Đăng ký đất đai đƣợc thành lập ở 674 đơn vị cấp huyện, chiếm 97% số đơn vị cấp huyện của cả nƣớc. Tuy nhiên, hiện nay còn 16 huyện (chƣa kể 4
huyện đảo) thuộc 6 tỉnh chƣa thành lập Văn phòng đăng ký gồm Thanh Hóa (7 huyện), Cao Bằng (6 huyện), và các tỉnh Phú Thọ, Quảng Nam, Kon Tum (1 huyện).
Một số Văn phòng đăng ký đất đai không trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng theo quy định làm cho thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thêm phức tạp kéo dài do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan này.
Thực hiện Quyết định số 447/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc thực hiện Đề án thí điểm VPĐKQSDĐ thành một cấp trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng, hiện nay có 23 VPĐKQSDĐ cấp huyện của các tỉnh, thành phố: Hà Nam, Hải Phòng, Đà Nẵng và Đồng Nai đã chuyển thành Chi nhánh VPĐKQSDĐ trực thuộc VPĐKQSDĐ Sở Tài nguyên và Môi trƣờng.
Bảng 1. 1. Tình hình lập Văn phòng đăng ký đất đai các cấp
Vùng lãnh thổ Sở TNMT VPĐK cấp tỉnh VPĐK cấp huyện 2006 2012 2006 2012 2006 2012
Cả nƣớc 64 63 48 63 119 674
Miền núi phía Bắc 15 15 8 15 1 145
Đồng bằng Bắc Bộ 11 10 7 10 1 111 Bắc Trung Bộ 6 6 5 6 18 77 Nam Trung Bộ 8 8 7 8 19 82 Tây Nguyên 5 5 5 5 6 60 Đông Nam Bộ 6 6 5 6 44 69 Tây Nam Bộ 13 13 11 13 30 130
(Nguồn: Cục đăng ký và thống kê đất đai, 2013) 1.3.2.1. Cơ cấu tổ chức của Văn phòng đăng ký đất đai
a) Bộ máy: Theo báo cáo của các địa phƣơng Văn phòng Đăng ký đất đai
thuộc Sở đều tổ chức thành nhiều đơn vị trực thuộc, phổ biến là các Phòng, một số nơi tổ chức thành bộ phận hoặc tổ (dƣới đây gọi chung là Phòng); mọi VPĐK thuộc Sở trung bình có từ 3 đến 4 phòng”.
“Các Văn phòng Đăng ký đất đai cấp quận, huyện có nhiều cán bộ đã đƣợc tổ chức thành các tổ chuyên môn khác nhau; phổ biến là: Tổ Đăng ký đất đai (hoặc Thẩm định hồ sơ); Tổ Lƣu trữ hồ sơ và cung cấp thông tin; một số VPĐK do yêu cầu công việc còn có Tổ Đăng ký giao dịch bảo đảm; đây là các tổ chuyên môn tối thiểu cần đƣợc thành lập và duy trì ổn định ở các địa phƣơng”.
b) Nguồn nhân lực của Văn phòng đăng ký đất đai
- Theo báo cáo của các địa phƣơng, số lƣợng lao động của các VPĐK cấp tỉnh hiện còn hạn chế: tổng số cán bộ của 63 VPĐK cấp tỉnh tính đến 30/12/2016 là 2.060 ngƣời, trung bình mỗi VPĐK cấp tỉnh có 33 ngƣời; trong đó, có 999 ngƣời trong biên chế nhà nƣớc (chiếm 48,5%) và có 1.133 ngƣời hợp đồng dài hạn (chiếm 51,5%).
Bảng 1. 2. Nguồn nhân lực của Văn phòng đăng ký đất đai đất của cả nƣớc
Vùng lãnh thổ VPĐK cấp tỉnh VPĐK cấp huyện Tổng số Biên chế Hợp đồng Tổng số Biên chế Hợp đồng Cả nƣớc 2.060 999 1.133 8.334 3.301 5.033
Miền núi phía Bắc 348 188 160 986 615 371
Đồng bằng Bắc Bộ 298 146 152 752 354 398 Bắc Trung Bộ 223 74 149 756 284 472 Nam Trung Bộ 246 97 221 1.108 369 739 Tây Nguyên 80 46 34 565 196 369 Đông Nam Bộ 293 154 139 2.253 733 1.520 Tây Nam Bộ 572 294 278 1.914 750 1.164
Nguồn: Cục Đăng ký và thống kê đất đai, 2016
“Về trình độ chuyên môn: trình độ đào tạo của nhân viên VPĐK cấp tỉnh hiện có tƣơng đối cao (65,7% lao động có trình độ đại học và trên đại học; 34,3% có trình độ cao đẳng hoặc trung cấp).
“Tuy nhiên kinh nghiệm chuyên môn của đội ngũ nhân viên VPĐK cấp tỉnh rất hạn chế; phần lớn (62,6%) mới đƣợc tuyển dụng khi thành lập VPĐK hoặc chỉ có từ 1-5 năm làm việc tại các đơn vị chuyên môn khác (chủ yếu là Trung tâm kỹ thuật) chuyển sang”.
- Tổng số lao động hiện có của VPĐK cấp huyện có 8.334 ngƣời, trung bình mỗi VPĐK có 12 ngƣời; trong đó, có 3.301 ngƣời trong biên chế nhà nƣớc (chiếm 39,6%) và có 1.133 ngƣời hợp đồng dài hạn (chiếm 60,4%)”.
1.3.2.2.Chức năng, nhiệm vụ của Văn phòng đăng ký đất đai
Theo Quyết định thành lập thì hầu hết các VPĐK hiện nay đều có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ theo hƣớng dẫn tại Thông tƣ liên tịch số 15/2015/TTLT-BTNMT- BNV-BTC ngày 04/4/2015. Tuy nhiên trên thực tề, chức năng, nhiệm vụ của các VPĐK quyền sử dụng đất ở địa phƣơng vẫn còn nhiều bất cập”:
“Phần lớn các VPĐK các cấp sau khi thành lập đều đã đi vào hoạt động nhƣng còn lúng túng, chƣa triền khai thực hiện hết các nhiệm vụ đƣợc giao; chủ yếu mới thực hiện việc tiếp nhận và giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các đối tƣợng thuộc thẩm quyền và thực hiện thống kê, kiểm kê đất đai; chức năng nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký ở nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc phân định rõ ràng; một số nơi còn chồng chéo nhiệm vụ giữa Văn phòng Đăng ký cấp huyện với Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng, giữa Văn phòng Đăng ký cấp tỉnh với một số Phòng chức năng của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng trong việc giải quyết thủ tục đăng ký, quản lý hồ sơ tài liệu địa chính; Văn phòng Đăng ký một số huyện còn đƣợc huy động làm cả các công việc về giải phóng mặt bằng khi thu hồi đất, kiểm tra tình hình sử dụng đất (nhƣ Nam Định, Tiền Giang, Hậu Giang, Kiên Giang). Một số VPĐK các cấp chƣa thực hiện đúng chức năng xác nhận, chỉnh lý biến động trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: có địa phƣơng VPĐK cấp tỉnh làm thủ tục để Lãnh đạo Sở ký xác nhận (nhƣ Hà Nội); có địa phƣơng VPĐK cấp tỉnh hoặc cấp huyện xác nhận cả những trƣờng hợp thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở hoặc Phòng TN&MT (trƣờng hợp chuyển mục đính sử dụng đất); nguyên nhân có sự lẫn lộn này một phần do quy định phân cấp chỉnh lý Giấy chứng nhận tại một số văn bản quy phạm pháp luật chƣa thống nhất nhƣ Nghị định số 43/2014/NĐ-CP, Nghị định số 01/2017/NĐ-CP...Bên cạnh đó còn một số nhiệm vụ của Văn phòng Đăng ký chƣa đƣợc triển khai thực hiện, nhất là việc quản lý, lƣu trữ hồ sơ địa chính và tổ chức kiểm tra, chỉ đạo chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính đối với cấp dƣới”.
1.3.2.3. Tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ của VPĐK
“Kết quả kiểm tra và báo cáo của các địa phƣơng trong các năm qua cho thấy các VPĐKĐĐ cấp tỉnh hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp GCN cho các tổ chức; thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm; thống kê và kiểm kê đất đai. Nhiều địa phƣơng VPĐKĐĐ triển khai thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ địa chính, chỉnh lý biến động cho một số xã đã cấp GCN; tiếp nhận và quản lý, lƣu trữ hồ sơ địa chính. Một số VPĐK các cấp tỉnh đã tham gia hỗ trợ cho các cấp
huyện, xã tổ chức việc đăng ký cấp, cấp đổi GCN ở một số xã theo hình thức đồng loạt.
Tuy nhiên tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ cấp tỉnh còn một số tồn tại, hạn chế sau:
- Việc cấp GCN cho các tổ chức ở một số địa phƣơng thực hiện còn chậm do không làm theo hình thức tập trung đồng loạt mà chỉ thực hiện riêng lẻ cho tổ chức có nhu cầu; nhiều nơi thực hiện chƣa đúng thủ tục quy định: trƣờng hợp đang sử dụng đất phải làm thủ tục nhƣ giao đất (yêu cầu nộp cả đơn xin giao đất, trình ký quyết định giao đất…); trƣờng hợp mới đƣợc giao đất vẫn yêu cầu nộp hồ sơ xin cấp GCN; kết thúc thủ tục không thực hiện gửi thông báo cho cấp huyện và xã để chỉnh lý, cập nhật hồ sơ địa chính”;
- “Việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính là nhiệm vụ chủ yếu của VPĐKĐĐ cấp tỉnh; tuy nhiên công việc này hầu nhƣ mới thực hiện đƣợc ở một số xã đang tổ chức cấp mới hoặc cấp đổi đồng loạt GCN; hầu hết các Văn phòng Đăng ký đất đai còn lúng túng đối với việc lập hoặc hoàn thiện hồ sơ địa chính ở các xã trƣớc đây đã cấp GCN nhƣng chƣa lập đủ hồ sơ địa chính; chƣa thực hiện đƣợc việc rà soát, đánh giá, xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức thực hiện việc hoàn thiện hồ sơ địa chính ở các cấp.
- Việc kiểm tra, hƣớng dẫn VPĐKĐĐ cấp huyện trong việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính chƣa đƣợc các VPĐKĐĐ cấp tỉnh quan tâm thực hiện;
- Việc quản lý, lƣu trữ hồ sơ địa chính ở nhiều địa phƣơng vẫn chƣa đƣợc Văn phòng Đăng ký đất đai cấp tỉnh triển khai thực hiện do trụ sở làm việc hiện chƣa ổn định hoặc quá chật hẹp; một số địa phƣơng mới chỉ thực hiện việc lƣu trữ một phần hồ sơ địa chính (có nơi quản lý những trƣờng hợp cấp GCN theo Luật Đất đai 2013, có nơi chỉ quản lý trƣờng hợp cấp GCN cho tổ chức đang sử dụng,..) làm cho hồ sơ địa chính quản lý phân tán, thiếu thống nhất; một số địa phƣơng đã thực hiện tiếp nhận toàn bộ hồ sơ địa chính từ Trung tâm Thông tin nhƣng do thiếu cơ sở vật chất nên chƣa đƣợc phân loại để bảo quản phục vụ việc khai thác sử dụng thƣờng xuyên theo yêu cầu.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do các VPĐKĐĐ chƣa có đủ năng lực thực hiện hết các nhiệm vụ đƣợc giao còn rất thiếu nhân lực, thiết bị và các điều kiện làm việc cần thiết; không đƣợc đầu tƣ đủ kinh phí để triển khai thực hiện; song bên cạnh đó còn do nguyên nhân chủ quan của VPĐK còn thiếu kinh nghiệm, chƣa
nhận thức đầy đủ về yêu cầu nhiệm vụ nên còn lúng túng về phƣơng pháp, cách thức triển khai”.
VPĐKĐĐ cấp huyện hiện nay đều đã và đang tập trung triển khai thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình, cá nhân; thực hiện đăng ký giao dịch về quyền sử dụng đất của các cá nhân.
“Việc quản lý, lƣu trữ hồ sơ địa chính nhiều VPĐKĐĐ chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa bảo đảm yêu cầu, hồ sơ địa chính và các hồ sơ thủ tục hành chính về đất đai còn quản lý phân tán thậm chí nhiều địa phƣơng vẫn do cấp xã quản lý, có địa phƣơng chƣa có kho lƣu trữ phải gửi tại xã; hầu hết các địa phƣơng chƣa thực hiện việc phân loại và lƣu trữ hồ sơ địa chính theo quy định.
Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là do năng lực thực hiện của hầu hết các VPĐKĐĐ cấp huyện còn rất yếu (còn rất thiếu nhân lực, thiết bị, nhà làm việc và lƣu trữ hồ sơ); không đƣợc đầu tƣ đủ kinh phí để thực hiện nhiệm vụ; ngoài ra còn do nguyên nhân chủ quan của VPĐKĐĐ còn thiếu kinh nghiệm, chƣa nhận thức đầy đủ về yêu cầu nhiệm vụ, không xây dựng kế hoạch hoạt động hàng năm và lập dự toán kinh phí trình UBND cấp huyện phê duyệt”.
1.3.2.4. Đánh giá chung về tình hình hoạt động của VPĐKĐĐ a) Kết quả
“Hoạt động của VPĐKĐĐ đã khắc phục nhiều khó khăn về nhân lực chuyên môn để thực hiện các nhiệm vụ về đăng ký đất đai; đã tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với kết quả thực hiện trong 5 năm (từ năm 2010 đến 2015) tăng mạnh so với 14 năm trƣớc: đất sản xuất nông nghiệp cấp 2.054.000 giấy với 625.000 ha (tăng 16,6% số giấy và 8,9% diện tích); đất lâm nghiệp cấp 448.000 giấy với 3.433.000 ha (tăng 58,6% số giấy và tăng 63,5 % diện tích); đất ở đô thị cấp 1.475.000 giấy với 48.600 ha (tăng 74,7% số giấy và tăng 155,4% diện tích); đất ở nông thôn cấp 2.940.000 giấy với 174.000 ha (tăng 35,8% số giấy và tăng 74,0% diện tích).
Tính đến ngày 30/6/2017, cả nƣớc đã cấp đƣợc 36,000 triệu giấy chứng nhận với tổng diện tích 20,12 triệu ha, đạt 83,2% diện tích cần cấp giấy chứng nhận của cả nƣớc, tăng 2,0% so với năm 2012. Đến nay, cả nƣớc có 11 tỉnh cơ bản hoàn thành cấp Giấy chứng nhận lần đầu cho các loại đất chính (đạt từ 85-100 % diện tích) gồm Bình Dƣơng, Long An, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Bạc Liêu, Đồng Nai, Quảng Trị, Hậu Giang, Cần Thơ; ngoài ra còn có 10 tỉnh khác cơ
bản hoàn thành ở hầu hết các loại đất chính gồm Lạng Sơn, Hải Dƣơng, Hà Nam, Hƣng Yên, Quảng Bình, Đà Nẵng, Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bà Rịa - Vũng Tàu. Song cũng còn nhiều tỉnh, thành phố có kết quả cấp giấy chứng nhận ở nhiều loại đất chính còn đạt thấp (dƣới 70% diện tích cần cấp), đặc biệt là các tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Bắc Cạn, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Gia Lai, Đăk Nông.
Bảng 1. 3. Kết quả cấp Giấy chứng nhận các loại đất
TT Loại đất Số GCN đã cấp Diện tích (ha) Tỷ lệ đạt (%)
1 Đất sản xuất nông nghiệp 16.439.360 8.038.180 82,9 2 Đất nuôi trồng thủy sản 836.650 551.100 81,1
3 Đất lâm nghiệp 1.597.710 9.904.900 86,1
4 Đất ở nông thôn 11.261.600 449.900 85,0
5 Đất ở đô thị 4.142.540 99.560 80,3
6 Đất chuyên dùng 177.600 522.100 64,0
7 Đất cơ sở tôn giáo 18.120 7.680 52,2
Cả nƣớc 35.834.689 20.118.846 83,2
Nguồn báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường 2016
Đạt đƣợc kết quả này trƣớc hết là do với việc thành lập các VPĐK, lực lƣợng chuyên môn về đăng ký, cấp Giấy chứng nhận đã đƣợc gia tăng hơn nhiều lần so với trƣớc đây và đã trở thành một lực lƣợng chuyên nghiệp, mang tính chuyên môn sâu, ít bị chi phối bởi các công việc mang tính sự vụ khác về quản lý đất đai của cơ quan Tài nguyên và Môi trƣờng từng cấp; hơn nữa đã phân biệt rõ các công việc mang tính sự nghiệp với công việc quản lý nhà nƣớc trong hoạt động đăng ký, cấp Giấy chứng nhận; trên cơ sở đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan có thẩm quyền trong việc giải quyết thủ tục cấp Giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính về đất đai và đã cải cách thủ tục theo hƣớng đơn giản, rút ngắn thời gian thực hiện cấp Giấy chứng nhận hơn rất nhiều so với trƣớc Luật Đất đai 2013.
b) Tồn tại, hạn chế
Việc thành lập hệ thống VPĐK các cấp ở các địa phƣơng còn rất chậm so với yêu cầu nhiệm vụ thi hành Luật Đất đai. Chức năng nhiệm vụ của các VPĐK ở nhiều địa phƣơng chƣa đƣợc phân định rõ ràng, nhiều VPĐK cấp tỉnh còn có sự chồng chéo với một số đơn vị khác của Sở, nhất là Trung tâm Thông tin TN&MT,
thậm chí một tỉnh còn chồng chéo chức năng với VPĐK (hoặc phòng TN&MT) cấp huyện.
Việc tổ chức bộ máy các VPĐK của các địa phƣơng chƣa thống nhất; chức năng nhiệm vụ của một số đơn vị trực thuộc VPĐK cấp tỉnh chƣa đƣợc phân định rõ ràng, đôi khi còn chồng chéo, thiếu tính chuyên nghiệp, thậm chí cơ nơi các phòng làm chung cùng một công việc.
Điều kiện nhân lực của hầu hết các VPĐK còn rất thiếu về số lƣợng, hạn chế về kinh nghiệm công tác, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu thực hiện nhiệm vụ mà Luật Đất đai đã phân cấp; đây là nguyên nhân cơ bản của việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chậm và sự hạn chế trong việc lập, chỉnh lý hồ sơ địa chính hiện nay. Điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật cần thiết cho thực hiện thủ tục hành chính về đất đai của VPĐK còn rất thiếu thốn, nhiều VPĐK chƣa có máy đo đạc để trích đo thửa đất, máy photocopy để sao hồ sơ; đặc biệt diện tích làm việc chật hẹp và không có trang thiết bị bảo quản để triển khai việc lƣu trữ hồ sơ địa chính phục