“Thời gian giải quyết các vấn đề khi đến giao dịch tại Văn phòng Đăng ký là quy định quan trọng trong cải cách thủ tục hành chính. Việc thực hiện thủ tục hành chính trong quan hệ giao dịch về đất đai theo quy trình đã đƣợc Luật Đất đai 2013 quy định tạo thuận lợi cho ngƣời sử dụng đất. Tuy nhiên việc thống nhất tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa tạo áp lực không nhỏ cho cán bộ thực hiện rất lớn do lƣợng hồ sơ gửi đến Văn phòng Đăng ký nhiều và phải giao dịch đến từng hộ dân.
Từ những thực tiễn tại địa bàn điều tra cho thấy trong quá trình giải quyết hồ sơ đăng ký quyền sử dụng đất đã và đang có những tiến bộ rõ rệt, tạo đƣợc lòng tin trong nhân dân, thực hiện đúng quy trình, đƣợc nhân dân đánh giá cao (đạt 66%). Tuy nhiên, vẫn có ý kiến phàn nàn của ngƣời dân về tiến độ giải quyết còn chậm (10%) mà nguyên nhân là do công việc quá tải, thiếu nhân lực. Một số đơn vị xử lý công việc thiếu tập trung, sai sót hồ sơ phải đi làm lại gây lãng phí tiền và thời gian của nhà nƣớc và của ngƣời dân; vai trò điều hành, phối hợp của Văn phòng đăng ký còn lúng túng. Sự phối hợp của chính quyền địa phƣơng còn hạn chế, bị động làm
ảnh hƣởng đến quá trình giải quyết nhất là về thời gian, tiến độ. Ngƣời dân không hợp tác, không kê khai đầy đủ, chính sách thay đổi, ngƣời dân phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định, thửa đất nằm trong quy hoạch dẫn đến hồ sơ phải giải quyết theo quy trình tuần tự.
Bảng 2. 13. Đánh giá tiến độ giải quyết hồ sơ của Văn phòng đăng ký ST T Phƣờng Tổng số phiế u Tổng hợp ý kiến trả lời Nhanh Bình thƣờng Chậm Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) Số phiếu Tỷ lệ (%) 1 An Biên 10 4 40% 5 50% 1 10% 2 An Dƣơng 10 3 30% 5 50% 2 20% 3 Cát Dài 10 6 60% 3 30% 1 10% 4 Dƣ Hàng 10 5 50% 3 30% 2 20% 5 Dƣ Hàng Kênh 10 7 70% 2 20% 1 10% 6 Đông Hải 10 8 80% 1 10% 1 10% 7 Hàng Kênh 10 7 70% 2 20% 1 10% 8 Hồ Nam 10 8 80% 0 0% 1 10% 9 Kênh Dƣơng 10 9 90% 1 10% 0 0% 10 Niệm Nghĩa 10 8 80% 1 10% 1 10% 11 Nghĩa Xá 10 6 60% 2 20% 2 20% 12 Lam Sơn 10 7 70% 3 30% 0 0% 13 Trại Cau 10 5 50% 4 40% 1 10% 14 Trần Nguyên Hãn 10 7 70% 3 30% 0 0% 15 Vĩnh Niệm 10 9 90% 0 0% 1 10% 16 Tổng số 150 99 66% 35 23% 15 10%
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
2.5.3. Về thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ
Thái độ của cán bộ và mức độ hƣớng dẫn của cán bộ đƣợc ngƣời dân hết sức quan tâm, kết quả điều tra cho thấy có 82% ý kiến cho rằng, thái độ của cán bộ Văn phòng đăng ký khi tiếp và làm việc với ngƣời dân đến giao dịch là tận tình và chu đáo còn lại 27% cho ở không tận tình chu đáo. Đa phần các ý kiến cho rằng việc tiếp nhận hồ sơ không tận tình chu đáo ở các khu vực, các phƣờng
có nguồn gốc đất đai phức tạp, có nhiều tranh chấp lấn chiếm, không đủ điều kiện tiếp nhận hồ sơ.
Hiện trạng, do nhu cầu của công việc UBND quận, huyện đã có sự quan tâm, tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ, viên chức tham gia các lớp học chuyên ngành, các lớp tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ. Các cán bộ Văn phòng đăng ký của quận, huyện đạt trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao.
Bảng 2. 14. Đánh giá thái độ tiếp nhận hồ sơ, mức độ hƣớng dẫn S T T Phƣờng Tổng số phiế u Tổng hợp ý kiến trả lời
Thái độ tiếp nhận hồ sơ Mức độ hƣớng dẫn Tốt Tỷ lệ (%) Chƣ a tốt Tỷ lệ (%) Tốt Tỷ lệ (%) Chƣ a tốt Tỷ lệ (%) 1 An Biên 10 8 80% 2 20% 9 90% 1 10% 2 An Dƣơng 10 10 100 % 0 0% 9 90% 1 10% 3 Cát Dài 10 8 80% 2 20% 8 80% 2 20% 4 Dƣ Hàng 10 9 90% 1 10% 9 90% 1 10% 5 Dƣ Hàng Kênh 10 7 70% 3 30% 8 80% 2 20% 6 Đông Hải 10 6 60% 4 40% 5 50% 5 505 7 Hàng Kênh 10 6 60% 4 40% 6 60% 4 40% 8 Hồ Nam 10 8 80% 2 20% 9 90% 1 10% 9 Kênh Dƣơng 10 9 90% 1 10% 8 80% 2 20% 10 Niệm Nghĩa 10 10 100 % 0 0% 9 90% 1 10% 11 Nghĩa Xá 10 9 90% 1 10% 9 90% 1 10% 12 Lam Sơn 10 8 80% 2 20% 9 90% 1 10% 13 Trại Cau 10 9 90% 1 10% 8 80% 2 20% 14 Trần Nguyên Hãn 10 8 80% 2 20% 8 80% 2 20% 15 Vĩnh Niệm 10 8 80% 2 20% 9 90% 1 10% 16 Tổng số 150 123 82% 27 18% 123 82% 27 18%
“Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra
Với trình độ hiện có, cán bộ quản lý cũng nhƣ cán bộ chuyên môn có nhận thức sâu và am hiểu pháp luật, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đƣợc nâng cao từng
bƣớc. Vì vậy, biện pháp hƣớng dẫn, giải thích những yêu cầu có liên quan cho ngƣời dân đến giao dịch ngày càng có triển vọng, đƣợc ngƣời dân chấp thuận. Có 82% ý kiến đánh giá là mức độ hƣớng dẫn của cán bộ là đầy đủ có trách nhiệm cao, 18% có ý kiến đánh giá là không đầy đủ, trong đó lý do làm ngƣời dân không hài lòng nhất là cơ quan Nhà nƣớc yêu cầu bổ sung hồ sơ nhiều lần và trả kết quả không đúng hẹn. Một phần do công dân không am hiểu pháp luật, chƣa có tinh thần trách nhiệm với hồ sơ của mình và đôi khi công dân cũng phải chia sẻ với cán bộ thụ lý hồ sơ vì đang trong giai đoạn giao thời vừa làm vừa rút kinh nghiệm nên không khỏi có những sai sót.
Từ những thực tế trên cho thấy, để mô hình Văn phòng đăng ký hoạt động có hiệu quả trƣớc hết phải giải quyết tốt vấn đề về thẩm quyền và trách nhiệm đã đƣợc phân cấp. Đồng thời, cán bộ và công chức nhà nƣớc phải có trách nhiệm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ theo hƣớng chuyên nghiệp và cải cách, hơn nữa thủ trƣởng cơ quan cấp trên phải có kế hoạch kiểm tra thƣờng xuyên kịp thời phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu để sửa chữa và phát huy, có chế độ khen thƣởng kỷ luật rõ ràng và minh bạch trong công tác tiếp thu các ý kiến đóng góp của công dân đến giao dịch tại Văn phòng đăng ký, từng bƣớc hoàn thiện cải cách thủ tục hành chính theo quy trình ISO-2001 để phục vụ nhân dân tốt hơn và làm cho dân hài lòng hơn.
2.5.4. Về các khoản lệ phí phải đóng
“Vấn đề về phí và các khoản lệ phí khi làm các thủ tục hồ sơ là vấn đề nhạy cảm và phức tạp bởi vì các thủ tục khác nhau sẽ có mức thu phí và lệ phí khác nhau hoặc cùng thủ tục nhƣng tình trạng giấy tờ liên quan khác nhau thì có mức thu khác nhau. Trong khi giao dịch thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận, mức tiền nộp thuế thƣờng cao hơn so với thu nhập của ngƣời dân. Trong nhiều trƣờng hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận nhƣng các hộ dân không có khả năng nộp thuế. Hiện nay mặc dù khoản thu lệ phí trƣớc bạ đã giảm xuống còn 0,5% và thuế thu nhập 2% nhƣng tỷ lệ thu tiền sử dụng đất khi cấp GCN đất giao trái thẩm quyền (40%), đất lần chiếm (50%), chuyển mục đích sử dụng (100%) và giá đất ở quá cao dẫn đến các khoản thu quá cao so với thu nhập của ngƣời dân đặc biệt là đối với những hộ nghèo khi cấp lần đầu, làm cho nhiều ngƣời dân không muốn nộp hoặc không mặn mà trong việc xin cấp giấy chứng nhận.
Khi trả lời về các khoản phí và lệ phí phải nộp, có trên 90% ý kiến cho rằng mức nộp lệ phí đăng ký thế chấp bảo lãnh nhƣ hiện nay là cao, mức lệ phí thu là
80.000 đ/lần đăng ký giao dịch đảm bảo là cao. Pháp luật cho phép ngƣời đi vay ngân hàng thỏa thuận trách nhiệm đăng ký với các tổ chức tín dụng. Trong thực tế trách nhiệm yêu cầu đăng dụng đƣợc coi là nghĩa vụ của bên thế chấp bảo lãnh. Để làm thủ tục họ phải đến UBND xã, thị trấn xác nhận và chứng thực hợp đồng thế chấp tại Văn phòng công chứng, tại đây Văn phòng công chứng đã thu một khoản phí là 0,001% giá trị giao dịch hợp đồng, mặc dù hợp đồng bảo lãnh đã ký kết với ngân hàng sau đó đến Văn phòng Đăng ký cấp huyện để đăng ký giao dịch bảo đảm. Những ngƣời đến đăng ký giao dịch bảo đảm, thế chấp quyền sử dụng đất đa số là những ngƣời thiếu vốn để sản xuất, có diện tích đất sử dụng ít, vay đƣợc khoản tiền không lớn. Từ đó nhiều hộ gia đình, cá nhân phản ánh đóng khoản lệ phí này là một con số không nhỏ so với thu nhập của họ và việc phải đi lại nhiều nơi để làm thủ tục vay vốn gây khó khăn cho những ngƣời có nhu cầu và thu phí nhƣ vậy tạo cơ chế chồng chéo.
2.6. Đánh giá chung về công tác đăng ký đất đai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân sử dụng đất tại Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân
2.6.1. Kết quả đạt được
Từ kết quả phân tích số liệu trên, có thể thấy rằng với sự quan tâm, cố gắng của các cấp uỷ, chính quyền UBND quận và UBND các phƣờng đội ngũ cán bộ địa chính đƣợc từng bƣớc kiện toàn, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cơ bản đáp ứng với yêu cầu công việc đã giúp cho công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận tại quận Lê Chân thu đƣợc kết quả đáng kể, cụ thể là:
+ Về cơ bản công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở lần đầu đạt 74% tổng số thửa đất trên địa bàn quận.
+ Hệ thống văn bản pháp luật và các quy định đƣợc ban hành cụ thể, chi tiết, phù hợp với thực tế công tác cấp giấy chứng nhận, đã từng bƣớc tháo gỡ đƣợc những tồn tại trong quản lý sử dụng đất đai do lịch sử để lại.
+ Việc thực hiện đăng ký đất đai, xử lý tồn tại trong quản lý đất đai để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận là một trong những điều kiện để ngƣời dân đƣợc hợp thức hoá đất đai mình đang sử dụng, đồng thời cũng giúp Nhà nƣớc quản lý đất đai, tăng thu ngân sách
+ Tổ chức bộ máy: Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất quận Lê Chân đƣợc tổ chức lại thành Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân trực thuộc Văn phòng Đăng ký đất đai - Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hải Phòng, có tƣ
cách pháp nhân, có con dấu riêng; tự chủ trong hoạt động.
+ Công tác tuyên truyền: Các tổ chức đoàn thể, các ban ngành nhƣ Ủy ban mặt trận Tổ quốc, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên… đã vào cuộc tích cực phổ biến tuyên truyền các chế độ, chính sách, hồ sơ, trình tự, thủ tục cũng nhƣ giám sát, phản biện công tác đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của cán bộ địa chính, UBND các phƣờng và Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân. Qua đó giúp ngƣời dân hiểu quyền lợi và nghĩa vụ của ngƣời sử dụng đất, ngƣời sở hữu nhà ở khi đƣợc đăng ký và cấp Giấy chứng nhận; đẩy mạnh công tác cấp Giấy chứng nhận, bảo đảm thời gian và chất lƣợng hồ sơ”.
+ Cải cách hành chính: Ủy ban nhân dân quận đã đƣa công tác đăng ký đất đai, xử lý tồn tại và cấp Giấy chứng nhận là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp uỷ, chính quyền và cần đƣợc cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi để hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký và cấp Giấy chứng nhận đƣợc công khai, công bằng, dân chủ, với mọi tầng lớp nhân dân.
+ “Đội ngũ cán bộ làm công tác đăng ký và cấp Giấy chứng nhận: Có trách nhiệm và trình độ chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi để đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ theo hƣớng chuyên nghiệp và cải cách.
+ Công tác chỉ đạo: Quận ủy Lê Chân thƣờng xuyên tổ chức các đợt sinh hoạt chính trị, giáo dục tƣ tƣởng chính trị, đạo đức lối sống, nâng cao trình độ nhận thức; xây dựng rèn luyện đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có đạo đức nghề nghiệp, công tâm thạo việc… và đã tổ chức đoàn kiểm tra giám sát của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội kịp thời phản biện xã hội và tuyên truyền.
Ủy ban nhân dân quận Lê Chân đã đƣa công tác cấp GCN là nhiệm vụ trọng tâm; chỉ đạo thƣờng xuyên liên tục cho các phòng ban liên quan, phối hợp thực hiện. Đặc biệt đã thành lập ban chỉ đạo công tác cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thực hiện tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân; In ấn phát tờ phơi hƣớng dẫn công khai các trình tự, thủ tục, hồ sơ, các nghĩa vụ tài chính liên quan, các khoản thu phí và lệ phí về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đến từng hộ gia đình cá nhân”.
2.6.2. Những mặt tồn tại
Kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận tại quận Lê Chân đối với diện tích đất, các thửa đất hình thành trong giai đoạn từ 15/10/1993 đến trƣớc 01/7/2014 còn rất
thấp và gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Qua quá trình tìm hiểu phân tích số liệu thu thập, điều tra tại một số phƣờng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân, cho thấy một số khó khăn tồn tại của công tác này và các nguyên nhân chủ yếu sau:
2.6.2.1. Về văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước
Trong quá trình thực hiện áp dụng trình tự, thủ tục để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho các trƣờng hợp nêu trên còn phức tạp, nhiều thủ tục, các văn bản chính sách của Nhà nƣớc còn chung chung, thiếu cơ sở thực tiễn, kém đồng bộ với nhau... Các văn bản đƣa ra đều phải qua quá trình áp dụng thực tế và hầu hết đều phải sửa đổi bổ sung, thậm chí thay thế sau một thời gian không dài.
2.6.2.2. Về điều kiện giấy tờ hồ sơ cho công tác cấp giấy chứng nhận
Do lịch sử quản lý đất đai và nhà ở tại quận Lê Chân rất phức tạp. Nhiều trƣờng hợp chủ sử dụng nhà đất không có giấy tờ hợp lệ (ƣớc tính trên địa bàn quận còn gần 5.000 thửa đất giao trái thẩm quyền đa số chủ sử dụng đất không còn giữ đƣợc giấy tờ giao đất, biên lai, phiếu thu tiền, các loại giấy tờ nộp tiền; đất lấn chiếm, đất không rõ nguồn gốc). Vì thế khi lập, thẩm định hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, kéo dài thời gian xác minh, kiểm tra hồ sơ lƣu trữ.
2.6.2.3. Về nhận thức
Về phía cơ quan nhà nƣớc, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, cán bộ địa chính một số phƣờng còn cầu toàn, sợ trách nhiệm, ngại va chạm, ngại khó nên chƣa giám mạnh dạn xác nhận hồ sơ, chƣa thực sự tích cực triển khai công việc. Chất lƣợng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận còn thấp do trình độ của lực lƣợng cán bộ địa chính không cao. Đặc biệt là hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới) khi chuyển về Văn phòng đăng ký, số hồ sơ phải bổ sung, hoàn thiện nhiều gây khó khăn cho công