Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Trang 88 - 91)

Kết quả thực hiện cấp giấy chứng nhận tại quận Lê Chân đối với diện tích đất, các thửa đất hình thành trong giai đoạn từ 15/10/1993 đến trƣớc 01/7/2014 còn rất

thấp và gặp rất nhiều khó khăn, vƣớng mắc. Qua quá trình tìm hiểu phân tích số liệu thu thập, điều tra tại một số phƣờng, phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và Văn phòng Đăng ký đất đai - Chi nhánh quận Lê Chân, cho thấy một số khó khăn tồn tại của công tác này và các nguyên nhân chủ yếu sau:

2.6.2.1. Về văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước

Trong quá trình thực hiện áp dụng trình tự, thủ tục để công nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận cho các trƣờng hợp nêu trên còn phức tạp, nhiều thủ tục, các văn bản chính sách của Nhà nƣớc còn chung chung, thiếu cơ sở thực tiễn, kém đồng bộ với nhau... Các văn bản đƣa ra đều phải qua quá trình áp dụng thực tế và hầu hết đều phải sửa đổi bổ sung, thậm chí thay thế sau một thời gian không dài.

2.6.2.2. Về điều kiện giấy tờ hồ sơ cho công tác cấp giấy chứng nhận

Do lịch sử quản lý đất đai và nhà ở tại quận Lê Chân rất phức tạp. Nhiều trƣờng hợp chủ sử dụng nhà đất không có giấy tờ hợp lệ (ƣớc tính trên địa bàn quận còn gần 5.000 thửa đất giao trái thẩm quyền đa số chủ sử dụng đất không còn giữ đƣợc giấy tờ giao đất, biên lai, phiếu thu tiền, các loại giấy tờ nộp tiền; đất lấn chiếm, đất không rõ nguồn gốc). Vì thế khi lập, thẩm định hồ sơ gặp rất nhiều khó khăn trong khâu thẩm tra, kéo dài thời gian xác minh, kiểm tra hồ sơ lƣu trữ.

2.6.2.3. Về nhận thức

Về phía cơ quan nhà nƣớc, Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, cán bộ địa chính một số phƣờng còn cầu toàn, sợ trách nhiệm, ngại va chạm, ngại khó nên chƣa giám mạnh dạn xác nhận hồ sơ, chƣa thực sự tích cực triển khai công việc. Chất lƣợng hồ sơ đăng ký cấp giấy chứng nhận còn thấp do trình độ của lực lƣợng cán bộ địa chính không cao. Đặc biệt là hồ sơ cấp Giấy chứng nhận lần đầu (cấp mới) khi chuyển về Văn phòng đăng ký, số hồ sơ phải bổ sung, hoàn thiện nhiều gây khó khăn cho công tác cập nhật, thông báo thông tin cho công dân, nhiều chủ sử dụng đất phải đi lại nhiều lần để bổ sung hồ sơ, nếu không kịp thời gây bức xúc cho công dân”

Một bộ phận ngƣời dân do trình độ hiểu biết về pháp luật đất đai còn thấp, không coi trọng việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận, không hợp tác với cán bộ chuyên môn trong việc hoàn thiện hồ sơ.

+ “Do tồn tại những quan hệ ràng buộc, phụ thuộc vào một số hoạt động của một số đợn vị khác nhƣ cơ quan thuế, Tài nguyên và Môi trƣờng, cơ quan quản lý nhà thuộc sở hữu nhà nƣớc… nên Văn phòng đăng ký đất đai không thể chủ động giải quyết dứt điểm các công việc do mình đảm trách theo mô hình “Một cửa”.

+ Sau khi Văn phòng Đăng ký đất đai “Một cấp” đƣợc thành lập và đi vào hoạt động ổn định nhƣng chƣa đƣợc tự chủ về tài chính - nhân sự, nên trong thời gian đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong công tác thu, chi, không khuyến khích đƣợc cán bộ tăng năng suất lao động trong việc thực hiện dịch vụ công nhằm tăng thu để đảm bảo tự trang trải hoạt động.

+ Công tác kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận còn nhằm mục đích quản lý, thu tiền sử dụng đất đối với những trƣờng hợp vi phạm pháp luật, chính sách, qui định của nhà nƣớc nhằm đảm bảo công bằng xã hội với những ngƣời sử dụng đất hợp pháp… Tuy nhiên chính sách thu tiền còn nhiều bất hợp lý.

+ Đội ngũ cán bộ địa chính cho công tác xét duyệt cấp giấy chứng nhận còn thiếu và yếu. Số lƣợng cán bộ còn ít, lực lƣợng cán bộ địa chính phải kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác ngoài việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận ….

Nhiều cán bộ địa chính chƣa thực sự nắm vững đƣợc các chính sách liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận nhƣng lại có tƣ tƣởng bảo thủ, trì trệ, không chịu tiếp thu, học hỏi. Lãnh đạo cơ sở thƣờng có nhiều biến động sau mỗi kỳ luân chuyển cán bộ hoặc bầu cử Hội đồng nhân dân. Do đó không nắm vững đƣợc tình hình nhà đất trên địa bàn cơ sở dãn đến lúng túng trong công tác.

Ngoài ra vấn đề đạo đức nghề nghiệp trong công tác cấp giấy chứng nhận là một vấn đề còn nhiều bất cập. Vẫn còn tồn tại một số cán bộ địa chính không tận tâm với nghề; lợi dụng quyền để trục lợi cho bản thân; nhiều trƣờng hợp lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận sai nguồn gốc, còn tranh chấp đất đai nhƣng đã trình hồ sơ cấp giấy chứng nhận.

CHƢƠNG III. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC ĐĂNG KÝ, CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT, QUYỀN SỞ HỮU NHÀ Ở VÀ TÀI SẢN KHÁC GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)