6. Cấu trúc luận án
1.3.1. Tình hình nghiên cứu hồi ký trước năm 1975
Những năm 60 của thế kỷ 20, xoay quanh sự nở rộ của hồi ký cách mạng do được khơi nguồn từ những cuộc vận động sáng tác trên các tạp chí văn nghệ uy tín, nhiều nhà nghiên cứu đã bắt đầu chú ý đến thể loại này và đăng tải một loạt bài viết phân tích một số đặc điểm của thể hồi ký và giá trị của những hồi ký cách mạng tiêu biểu, đã được ghi nhận trên văn đàn. Chúng tôi thử liệt kê một số bài viết trên Tạp chí Văn nghệ quân đội trong các năm từ 1960 đến 1964:
Năm Tác giả Bài báo Số Trang
1960 Đông Hoài Mấy ý nghĩ về tập hồi ký Nhân dân ta rất anh hung
06 67
1960 Hồ Phương Tập hồi ký Lên đường thắng lợi 08 72
1962 Trần Đĩnh Vài ý nghĩ về viết hồi ký 01 58
1962 Doãn Trung Mấy vấn đề về viết hồi ký đấu tranh cách mạng
03 67
1962 Trần Cư Vài suy nghĩ về hồi ký cách mạng 04 64
1962 Nhị Ca Vài ý nghĩ nhân đọc mấy cuốn hồi ký 06 58
1962 Kiều Kim Trùy Mấy kinh nghiệm tổ ở
đơn vị Đồng bằng
12 59
1964 Hồ Phương Mấy ý kiến về viết hồi ký 07 69
1964 Hồ Nhị Quang Phát triển hơn nữa phong trào viết hồi ký
Tiếp đó là loạt bài viết trên Tạp chí Văn học chủ yếu hướng vào phân tích một số đặc điểm của hồi ký cách mạng (như cách thức xây dựng nhân vật trong hồi ký, khả năng tiếp nhận và phản ánh hiện thực, giá trị và bài học kinh nghiệm...) thông qua các hồi ký tiêu biểu:
Năm Tác giả Bài báo Số Trang
1964 Nam Mộc Lớn lên với Điện Biên, một tập hồi
ký có những điểm xuất sắc
11 63
1965 Trần Văn Giàu Giới thiệu và phê bình bộ truyện
Bất khuất
3 2
1965 Phan Nhân Đọc hồi ký cách mạng Người Hà Nội 7 36
1965 Phong Lê Đọc Sống như anh, nghĩ về nhân vật trong hồi ký
10 22
1965 Hà Minh Đức Về khả năng phản ánh hiện thực của hồi ký, nhân đọc Sống như anh
10 31
1967 Hà Huy Giáp Bất khuất, một bài học lớn về đấu tranh cách mạng
10 1
1968 Nguyễn Văn
Huyên
Bất khuất, một tác phẩm quý để giáo dục lý tưởng cách mạng
4 15
1975 Nguyễn Công
Hoan
Suy nghĩ về Những năm tháng không thể nào quên
6 93
Nhà xuất bản Quân đội năm 1961 đã xuất bản cuốn Viết hồi ký của nhiều tác giả, giúp bạn đọc hình dung rõ hơn công việc “bếp núc” của nghề viết cũng như có thêm một góc nhìn về thể loại. Chúng tôi đặc biệt chú ý đến bài viết “Một số ý kiến tham khảo về viết hồi ký nhân cuộc vận động viết hồi ký về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng” của tác giả Minh Xuân. Trong bài viết này, người viết đưa ra những gợi ý khi viết một hồi ký bao gồm: việc dung hoà giữa tính lịch sử và tính văn học của hồi ký, cách lựa chọn vấn đề và xác định chủ đề tư tưởng, nghệ thuật xây dựng nhân vật...
*Về nội dung và giá trị của hồi ký: “Trong hồi ký cách mạng, mỗi con người, mỗi sự việc đều nằm trong một quá trình phát triển của lịch sử, có quan hệ chặt chẽ với lịch sử nên yêu cầu của tính chất chính xác lại càng cao hơn… Tuỳ theo tư tưởng chủ đề, người viết có thể bỏ sự kiện này, khai thác sâu sự kiện khác. Nhưng tuyệt đối không “bịa” hoặc nói khác sự thật để làm cho câu chuyện thêm ly kỳ; giá trị chính của một tác phẩm hồi ký là ở sức truyền cảm và tính chân thật lịch sử” [126, 12-15].
*Về nghệ thuật viết hồi ký: “Những bài hồi ký có sức truyền cảm mạnh cho người đọc không những là do người kể đã nói lên được những vấn đề có tác dụng giáo dục con người mà còn do đã nói những vấn đề đó bằng một lối nói gọn gàng, có bố cục chặt chẽ, bằng những chi tiết chọn lọc làm nổi tư tưởng chủ đề, bằng ngôn ngữ trong sáng, chính xác, bằng những hình tượng sinh động” [126, 16].
*Về cách lựa chọn vấn đề và xác định chủ đề- tư tưởng: “Trong một hồi ký ngắn ta không thể kể lại một cách khái quát toàn bộ cuộc đời tham gia cách mạng của mình như một bản tự kể chuyện và cũng không thể kể một cách tự nhiên, gặp gì viết nấy. Muốn viết một bài hồi ký tốt phải biết cách chọn vấn đề và cắm hướng cho vấn đề định nêu lên, tức là phải diễn đạt được câu chuyện không những rung cảm và in sâu trong trí nhớ của mình mà còn có tác dụng giáo dục người đọc nữa” [126, 18].
*Về cách thức phục dựng nhân vật trong hồi ký: “Hồi ký viết người thực việc thực, nhất là loại hồi ký ghi lại nhiều sự việc thường dùng lời văn kể mà ít miêu tả… nhân vật không được gọt tỉa từng chân tơ kẽ tóc, không được khơi sâu vào mọi khía cạnh tình cảm, tư tưởng như tiểu thuyết. Trong hồi ký không yêu cầu tập trung xây dựng nhân vật điển hình theo kiểu nhân vật hư cấu trong tiểu thuyết nhưng khi theo dõi câu chuyện, người đọc vẫn quan tâm hơn hết đến thái độ, tâm lý và số phận của con người” [126, 20].
Nhìn chung, do đặc điểm của thời đại và nhiệm vụ của nền văn học lúc này là phục vụ cho kháng chiến, tuyên truyền các đường lối chính trị của Đảng, nêu gương những người anh hùng nên các bài viết trước năm 1975 đều tập trung phân tích giá trị, đặc trưng của hồi ký cách mạng cũng như hướng sự quan tâm vào những tác phẩm hồi ký tiêu biểu thuộc mảng đề tài này. Hồi ký của các nhà văn tuy đã xuất hiện nhiều tác phẩm có giá trị như: Nguyên Hồng (Những ngày thơ ấu, Một tuổi thơ văn…), Vũ Bằng (Cai, Bốn mươi năm nói láo), Tô Hoài (Cỏ dại, Tự truyện), Nguyễn Công Hoan (Đời viết văn của tôi), Vũ Hoàng Chương (Ta đã làm chi đời ta) nhưng hầu hết đều chưa được chú ý một cách thích đáng.