Sự hình thành và quan hệ qua lại giữa mã sự thật và mã nghệ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ký trong văn học việt nam giai đoạn từ 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại​ (Trang 85 - 88)

6. Cấu trúc luận án

3.1.3. Sự hình thành và quan hệ qua lại giữa mã sự thật và mã nghệ

thuật trong ký nói chung và hồi ký nói riêng

Mã (code) là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khoa học như ngôn ngữ, công nghệ thông tin, ký hiệu học hay nghiên cứu văn học… Theo cách hiểu thông dụng và đơn giản nhất thì mã là nguyên tắc xác lập mối quan hệ giữa thông tin và ký hiệu. Các nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngôn ngữ học (F. Saussure, R.Jacobson…) và trong văn học (R.Barthes, Iu.Lotman, M.Foucault…) đã sử dụng khái niệm để tiếp cận các tri thức chuyên ngành. Có thể đúc rút ngắn gọn các quan điểm lý giải về như sau: thứ nhất, bên cạnh ngôn ngữ có vai trò hàng đầu thì cũng là yếu tố trung gian có ảnh hưởng quan trọng, xác lập mối quan hệ giữa chủ thể phát ngôn và người tiếp nhận, giúp cho quá trình giao tiếp diễn ra suôn sẻ và đúng hướng; thứ hai, cũng có thể hiểu là một dạng ngôn ngữ có những đơn vị riêng và quy tắc tổ chức riêng, hỗ trợ đắc hiệu cho quá trình truyền đạt thông tin của các văn bản, vừa chi phối việc tạo lập văn bản, vừa là chìa khóa để giải mã thông điệp của người nói, người viết muốn gửi gắm đến người nghe. Hiểu theo cách trên thì mỗi thể loại văn học lại có một kiểu đặc thù, được xác lập bởi hệ thống thông tin mang đặc trưng, quy luật và các nguyên tắc cấu thành thể loại. Ví dụ: mã thể loại của thơ trữ tình bao gồm các đơn vị cơ bản như hình ảnh, biểu tượng, vần, nhịp, các nhân vật trữ tình, giọng điệu… tạo nên một thế giới nội cảm với tầng bậc các cảm xúc và liên tưởng; mã thể loại của tiểu thuyết bao gồm các sự kiện, nhân vật, cốt truyện, tình huống… làm thành một thế giới vật chất đang vận động với vô số những dữ kiện dở dang, chưa hoàn thành.

Ký cũng có mã thể loại riêng, chi phối mọi thể loại thuộc về nó, trong đó có hồi ký. Hạt nhân của ký là sự thật được tái hiện và ghi chép bằng các thủ pháp đặc trưng. Mặc dù sự thật được coi là chân lý của đời sống, là những gì không thể thay đổi nhưng trên thực tế, bất cứ sự thật nào khi đã được thẩm thấu qua tri nhận của một cá thể nào đó thì đã lập tức bị biến dạng và tồn tại trong những suy lý chủ quan. Vì thế, cùng một sự vật hay hiện tượng xảy ra nhưng mỗi người có một cách tư duy, tiếp cận khác nhau. Ngay cả những sự thật mà bản thân ta mắt thấy tai nghe cũng không thể nào dám chắc đấy là sự thật 100%… Từ những suy nghiệm này mà chúng tôi cho rằng, mọi sự thật được nhắc đến trong ký – dù cho được đảm bảo về độ trung thực và chính xác cao nhất- thì vẫn chỉ là các mã sự thật mang tính quy ước giữa tác giả và người đọc. Những

mã sự thật này, để có thể đến với người đọc một cách hiệu quả nhất, đều phải được hỗ trợ bởi những phương thức và thủ pháp riêng được gọi là

mã nghệ thuật. Có thể nói, mã thể loại của ký là sự dung hòa, quy định lẫn nhau giữa mã sự thậtmã nghệ thuật, làm nên điểm độc đáo, khác biệt giữa ký với các thể loại khác. Mã sự thật hay ngôn ngữ sự thật trong ký được tạo nên bởi lớp thông tin chính xác, cụ thể liên quan đến con người, địa điểm, thời gian, sự kiện có thật ngoài đời. Lớp sự thật này được tái hiện bởi một người trần thuật xưng “tôi” với tư cách là nhân chứng của sự thật, có lai lịch, quê quán, tên tuổi rõ ràng. Mô hình sự thật trong ký được xác lập bằng các yếu tố đặc thù như kết cấu sự kiện theo lối tuyến tính; cấu trúc không gian- thời gian đơn nhất, cụ thể… Bên cạnh

mã sự thật, ký còn có mã nghệ thuật được coi như lớp tu từ của sự thật với những nguyên tắc sáng tạo riêng, giúp cho ngôn ngữ sự thật trở nên uyển chuyển, linh hoạt và đạt được hiệu quả giao tiếp tối ưu. Trong ký, người trần thuật xưng tôi kể lại sự thật không phải như một cỗ máy ghi âm mà như một cái tôi chứng kiến, trải nghiệm- có thể biểu lộ mọi cung bậc cảm xúc trước sự thật, có quyền lựa chọn chi tiết nào để kể với thái

độ chủ quan và bằng giọng điệu cá nhân riêng. Chính những cách thức phát ngôn về sự thật này đã khiến cho bức tranh thế giới trong ký được xác lập với những cấu trúc và mô hình nghệ thuật khác nhau, không còn là tập hợp những sự thật lổn nhổn và được bê y nguyên từ đời thực vào trang sách nữa. Khung sự thực của ký mang dáng dấp của khung truyện kể với những cách sắp xếp, ghép nối dữ kiện đầy sáng tạo, kéo theo đó là nhịp điệu, tốc độ trần thuật khi nhanh khi chậm, thể hiện rõ ý đồ của người viết. Ngôn ngữ và giọng điệu của ký vì thế vô cùng biến hóa, linh động, tạo nên lớp nghĩa mới- nghĩa tu từ, nghĩa biểu ý, biểu cảm, chồng lấp lên lớp nghĩa đen- nghĩa chỉ vật của sự thật, tạo nên sức mạnh của lời văn nghệ thuật, giúp ký, trong những giai đoạn đen tối nhất của lịch sử, vẫn có thể phá bỏ rào cản của định kiến xã hội hay chế độ kiểm duyệt gắt gao để cất lên tiếng nói về sự thật (ví như các phóng sự nổi tiếng của Tam Lang, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố… đã trở thành hiện tượng đột phá trong giai đoạn tăm tối của đất nước, giúp phơi bày sự thật đời sống của xã hội ta giai đoạn 1930-1945).

Trong ký, mã sự thậtmã nghệ thuật có mối liên kết và chế ước lẫn nhau khá chặt chẽ tùy thuộc vào đặc điểm của từng giai đoạn văn học trong những hoàn cảnh văn hóa, xã hội nhất định. Nếu như mã sự thật

thường chiếm ưu thế trong giai đoạn văn học cổ điển với những quy phạm và nguyên tắc sáng tạo chuẩn mực thì mã nghệ thuật lại nổi trội và nở rộ hơn trong giai đoạn văn học hiện đại đề cao tính dân chủ và ý thức sáng tạo của mỗi cá nhân.

Tóm lại, là một thể loại thuộc ký, hồi ký sẽ tiếp thu đầy đủ các giá trị của mã thể loại, là sự tương tác và quy định lẫn nhau giữa mã sự thật

mã nghệ thuật. Đặc trưng về mã sự thậtmã nghệ thuật của hồi ký khiến mỗi tác phẩm hồi ký hấp dẫn chẳng kém gì một cuốn tiểu thuyết, đồng thời lại đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm hiểu sự thật của độc giả.

3.2. Sự hoà kết giữa mã sự thậtmã nghệ thuật trong hồi ký của các nhà văn

Được sáng tác bởi những nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu có kỹ thuật viết lách điêu luyện, hồi ký các nhà văn đã đóng góp nhiều giá trị cả về mặt nội dung và nghệ thuật, là một bộ phận hồi ký thể hiện rõ nhất các đặc trưng thể loại. Tiếp cận hồi ký văn học từ mã sự thật, ta có thể nhận ra dấu ấn của người trần thuật đầy nhiệt tình và xông xáo trong quá trình phát ngôn sự thật, không chỉ bổ sung những luồng thông tin thú vị về tiểu sử bản thân và các chặng đường sáng tác mà còn cung cấp thêm những câu chuyện xác tín về bao bạn bè cùng giới văn nghệ sĩ dưới những góc chiếu mới, gắn với những sự kiện nổi bật, những “nỗi đau” trong quá khứ của thời đại, dân tộc mình. Điều đáng nói là mã sự thật trong hồi ký văn học bao giờ cũng gắn bó chặt chẽ và hòa kết một cách nhuần nhuyễn với

mã nghệ thuật. Bởi lẽ chủ thể phát ngôn về sự thật trong hồi ký văn học là những cây bút có nghề, luôn biết kiểm soát và lựa chọn những chi tiết chân thực, đắt giá nhất để làm nên một cấu trúc sự thật vừa sắc nét vừa có tính khái quát cao, vừa co giãn lại vừa có độ kết tụ vững chắc. Họ đã coi hồi ký là nơi để trải nghiệm, khám phá lại quá khứ, để tìm tòi và sáng tạo trên cơ sở hồi ức có thật với những phương thức trần thuật và phương thức biểu cảm độc đáo, không ai giống ai. Mỗi hồi ký vì thế sẽ có một giọng điệu riêng, một nhịp trần thuật riêng, được chuyển tải bằng ngôn ngữ trần thuật đa dạng, đầy biến hóa, giúp cho sự thật trở nên hấp dẫn như một lăng kính vạn hoa đa sắc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ký trong văn học việt nam giai đoạn từ 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại​ (Trang 85 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)