6. Cấu trúc luận án
4.3.1. Hồi ký-tự truyện
Hồi ký và tự truyện là những thể loại có nhiều điểm gần gũi. Cả hai thể loại đều mang đậm dấu ấn chủ quan và là sự lội ngược dòng thời gian để tái hiện lại cuộc đời của một cá nhân cụ thể. Nhưng giữa hồi ký và tự truyện vẫn có những điểm khác biệt chứ không hoàn toàn trùng khít. Thứ nhất là sự khác biệt về đối tượng phản ánh: một tác phẩm chỉ được coi là tự truyện khi tác giả, người kể chuyện và nhân vật chính là một, trong khi đó mối quan hệ chặt chẽ của bộ ba này không được thể hiện thường xuyên trong hồi ký, hồi ký hoàn toàn có thể là chuyện về những người khác do tác giả trực tiếp chứng kiến hoặc nghe kể lại. Thứ hai là sự khác nhau trong phương thức tiếp cận và nhào nặn hiện thực: hồi ký đề cao tính chính xác của những dữ kiện đã xảy ra và chỉ được sử dụng các chi tiết tưởng tượng, hư cấu trong những trường hợp nhất định với những giới hạn ngặt nghèo của thể loại; tự truyện lại được quyền sử dụng các chi tiết tiểu sử như chất liệu để tái tạo quá khứ, nhào nặn hiện thực theo mục đích, ý đồ của tác giả. Thứ ba là sự khác biệt trong mục đích, yêu cầu của thể loại: hồi ký thường được viết khi tác giả đã trải qua một chặng đường dài với những thăng trầm, trải nghiệm sống động, muốn hồi cố lại mọi việc đã xảy ra một cách chi tiết, trung thực để rút kinh nghiệm cho hiện tại; tự truyện chỉ là một lát cắt của đời sống, khi tác giả có nhu cầu tách mình ra khỏi dòng chảy hiện tại để nhìn nhận, đánh giá về những thành tựu đã đạt được bằng những hư cấu, sáng tạo nhằm tái sinh quá khứ6
. Nói một cách ngắn gọn, sự khác biệt của hồi ký và tự truyện được tạo ra trên
6
Tác giả Philippe Lejeune đã định nghĩa tự truyện “là một câu chuyện mà một người có thật ngược dòng thời gian, kể lại đời mình, nhấn mạnh tới cuộc sống cá nhân, đặc biệt tới sự hình thành tính cách”
cơ sở những khác biệt thể loại giữa ký và truyện, một thể loại được coi là văn chương phi hư cấu còn thể loại kia là văn chương hư cấu.
Trên thế giới, tự truyện và hồi ký đều là hai thể loại xuất hiện song song, có nguồn gốc lâu đời và đạt được nhiều thành tựu nổi bật với những sáng tác trải dài từ cổ điển đến hiện đại. Tại Việt Nam, nếu như hồi ký có được bước nhảy vọt đáng kể và nở rộ sau năm 1975 thì tự truyện vẫn là thể văn xuôi có bước phát triển khá dè dặt, khiêm tốn7. Lý giải nguyên nhân cho tình trạng này có lẽ cần một nghiên cứu công phu, nghiêm túc ở một công trình khác. Ở đây, chúng tôi nhận thấy: sự kết hợp giữa hồi ký và tự truyện không chỉ là một sự kết hợp thú vị giữa hai kiểu thể loại khác nhau mà còn mở ra một con đường, một cơ hội cho tự truyện có khả năng tiếp cận công chúng cao hơn. Tất nhiên, với kiểu kết hợp thể loại này, chất hồi ký vẫn lấn át và ưu trội hơn chất tự truyện. Hồi ký tiếp nhận vào trong lòng thể loại của nó một số đặc điểm thi pháp phù hợp của tự truyện như: tập trung làm nổi bật sự thật cá nhân với những thất bại, mặt trái, những kinh nghiệm đau xót hơn là kể lể thành tích và các chặng đường thành công; gia tăng tiếng nói, thái độ của cái tôi chủ quan lên mọi sự vật, hiện tượng khách quan; tái hiện hiện thực đã qua dựa trên sự đan kết của những tưởng tượng, miêu tả phong phú, những sáng tạo phóng khoáng, tự do hơn về hình thức.
Trước năm 1975, văn đàn Việt Nam đã tiếp nhận sự ra đời của một số hồi ký- tự truyện tiêu biểu là Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng và
Cai của Vũ Bằng. Sau năm 1975, sự cởi mở và khoáng đạt của tư duy sáng tạo đã mở đường cho hồi ký- tự truyện phát triển thành một khuynh hướng chủ đạo của thể loại với hàng loạt tác phẩm nổi bật: Cát bụi chân ai, Chiều chiều- Tô Hoài, Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương- Ma Văn Kháng, Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, Từ bến sông Thương và Tiếng
7 Theo nguồn thống kê từ Thư viện Quốc gia, tính từ năm 1986 đến năm 1996, trong khi số lượng hồi ký xuất bản tại Việt Nam lên đến 559 cuốn thì tự truyện chỉ có khoảng 100 cuốn.
chim tu hú- Anh Thơ, Nhớ lại một thời- Tố Hữu, Lê Vân, yêu và sống- Bùi Mai Hạnh (ghi), Để gió cuốn đi- Ái Vân… Lịch sử đời tư trở thành trung tâm của dòng chảy hồi ức, tác giả không chỉ dừng lại ở những lời kể và liệt kê cứng nhắc về sự thật mà qua đó để đan lồng những thẩm bình, đánh giá, phân tích của người kể chuyện, những bài học kinh nghiệm sống quý giá. Giọng điệu bao trùm hồi ký- tự truyện thường là giọng buồn bã, nuối tiếc.