Chủ thể diễn ngôn và cái nhìn tự biện mới mẻ về bản thân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ký trong văn học việt nam giai đoạn từ 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại​ (Trang 88)

6. Cấu trúc luận án

3.2.1. Chủ thể diễn ngôn và cái nhìn tự biện mới mẻ về bản thân

Trong làng văn, những tên tuổi như Tố Hữu, Anh Thơ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Hoàng Cầm, Tô Hoài, Vũ Bão, Bùi Ngọc Tấn, Phùng Quán, Ma Văn Kháng, Đặng Thai Mai, Vũ Ngọc Phan, Đặng Thị Hạnh, Đặng Anh Đào… đã không còn xa lạ. Với đông đảo bạn đọc, tiểu sử, phong cách sáng tác hay những chặng đường hoạt động nghệ thuật

của các nhà văn đều đã được công khai qua các nguồn tư liệu chính thống và đáng tin cậy. Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, những dữ kiện về cuộc đời các nhà văn hầu hết mới chỉ là những dòng thông tin ngắn gọn, mang tính đúc kết, thông báo. Muốn tiếp cận sâu hơn với “những người nổi tiếng” này, đa số bạn đọc chỉ có con đường duy nhất là thông qua các sáng tác nổi bật của họ để cùng trải nghiệm, đoán định hay đồng điệu với những khía cạnh tâm hồn và chiều sâu tư tưởng được phản ánh qua từng câu chữ. Nhưng ngay cả hoạt động này thực chất cũng chỉ giúp ta hiểu được phần nào gương mặt tinh thần của người nghệ sĩ bởi lẽ thế giới nghệ thuật không bao giờ trùng khít hoàn toàn với thế giới đời thường. Chính vì lý do này, hồi ký của các nhà văn đã được công chúng đón đợi và yêu thích bởi sự bổ sung kịp thời những nguồn tư liệu quý giá, chưa từng được công bố. Từ vị trí của những người được xã hội kính trọng, các nhà văn- chủ thể diễn ngôn đã thể hiện mình qua những góc nhìn đời tư mới mẻ, thậm chí có phần táo bạo khi mang đến những sự thật không như hình dung.

3.2.1.1. Người trần thuật xưng “tôi” và những cách phát ngôn về sự thật

Trước hết, xuất hiện trong hồi ký, người trần thuật xưng “tôi” luôn cung cấp những dữ kiện chính xác về lai lịch, quê quán, tiểu sử bản thân nhằm chế định khung sự thật trong những cung độ cụ thể về không gian và thời gian. Nhưng ngay trong thao tác xác lập cấu trúc sự thật này, ta vẫn nhận ra nét riêng của từng nghệ sĩ thể hiện qua cách lựa chọn chi tiết, qua nhiệt hứng giãi bày và giọng điệu chủ âm được khơi gợi ngay từ những dòng đầu tiên. Huy Cận mở đầu Hồi ký song đôi bằng những lời kể thật điềm tĩnh, nhỏ nhẹ như chất giọng của chính vùng quê đã sinh ra ông: “Quê hương nhỏ của tôi là xã Ân Phú, thuộc huyện Hương Sơn cũ (nay thuộc huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh” [19, 5]. Những câu chuyện vụn vặt nhưng khó quên của quá khứ liên tục được gợi lại qua những câu văn trong sáng, dàn trải cùng nhịp văn chậm đều mang âm hưởng trữ tình

mênh mang- cái âm hưởng đã trở thành “đặc sản” của một thi sĩ thơ Mới: “Chính trên cánh đồng chân núi ấy, lúc tuổi bốn, năm, tôi đã theo cha mẹ, o tôi, chú tôi đi bừa, đi nhặt cỏ, đi gieo hạt [19, 7]; Cái tổ ong sau thềm nhà, cái giá đặt đõ ong, từng chậu nước con con ở chân giá xanh lè vì rêu bám: bao nhiêu vật nhỏ nhẹ, vụn vặt mà đã gom góp cho tôi những cảm giác đầu tiên, những cái nhìn ngó đầu tiên vào ý nghĩa cuộc đời và vũ trụ…” [19, 30]. Trong Rễ bèo chân sóng, Vũ Bão lại giới thiệu nguyên quán của mình một cách rất tưng tửng, dứt khoát “Tôi là dân Thái Bình” [13, 5] đi kèm những phân tích dí dỏm về những đặc điểm quê hương như: “dân Thái Bình anh hùng lắm” [13, 5], “dân tôi có những hai tỉnh Thái Bình: một Thái Bình nằm gọn trong vòng tay biển Đông, sông Luộc, sông Hồng và một Thái Bình hoà tan trong 60 tỉnh thành khác” [13, 8]. Nguồn gốc dòng tộc cũng được ông nhắc đến “Tôi là người họ Phạm” [12, 10] và không quên “bắt quàng làm họ” với biết bao người nổi tiếng mang họ Phạm khác theo đúng phong cách tự trào thường thấy. Cũng ở những trang đầu tiên, anh nhà văn Phạm Thế Hệ đã lý giải một cách hài hước về bút danh “Vũ Bão” khiến người đọc bật cười: “Vì mê Số đỏ như thế nên tôi bẻ ghi chuyển từ họ Phạm sang họ Vũ (…). Từ ngày đổi tên là Vũ Thế Hệ, chữ ký của tôi bay bướm hơn, chữ V kéo cái mỏ dài xuống, hai chữ H kéo cao vồng lên nên trông giống một con thuyền hai cột buồm đang kéo neo…” [13, 13-14]. Nhịp trần thuật ngắn; tốc độ thông tin nhanh, dồn dập; câu văn đậm so sánh, liên tưởng tản mạn; giọng văn trào lộng sâu cay mà tha thiết ân tình- đó là đặc điểm nổi trội của phong cách Vũ Bão đã bao trùm lên mọi phát ngôn về sự thật trong hồi ký của ông.

Với Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương, Ma Văn Kháng nhắc đến địa danh “chôn rau cắt rốn” của mình bằng giọng triết lý thâm trầm của một người từng trải qua bao sóng gió, muốn kinh lịch cuộc đời thông qua những câu văn dài theo lối biền ngẫu: “Kim Liên, nay là phố Kim Hoa, thuộc quận Đống Đa, Hà Nội xưa vốn là một làng ngoại ô thủ

đô, là quê nội quê ngoại của tôi [84, 17]; (…) tình quê với tôi chỉ trở nên thắm thiết, khi tôi lớn lên trưởng thành, khi tôi nhận ra sự gắn bó máu thịt với tổ tiên, ông bà, ba mẹ tôi, khi đến một lúc nào đó, như trong cái lễ Vu Lan tôi được tham dự, trong hồi tưởng chan hòa, sau bao thăng trầm biến động giữa cuộc đời, tôi bồi hồi trở về với cộng đồng gia tộc như một phương cách để chống lại mặc cảm cô đơn…” [84, 18].

Những cuốn hồi ký của cha con giáo sư Đặng Thai Mai hồi cố về mảnh đất quê nội- một rẻo đất miền Trung nghèo khổ, giàu truyền thống đấu tranh với giọng hoài nhớ: “Làng Lương Điền nghèo và buồn” [36, 41] hay “Làng Lương Điền đã chứng kiến nhiều gương hi sinh anh dũng của các đồng chí liệt sĩ những năm ba mươi” [107, 93]. Hồi ký Sơn Nam

đưa người đọc về với vùng đất phương Nam, từ rừng U Minh bạt ngàn đến Cần Thơ “gạo trắng nước trong”, từ đồng bằng sông Cửu Long mênh mang sóng nước đến Sài Gòn chợ Lớn náo nhiệt bằng giọng văn hào sảng, mộc mạc, đúng chất Nam Bộ: “Bấy lâu tìm tòi về việc khẩn hoang ở Nam Bộ, đặc biệt vùng đồng bằng sông Cửu Long, tôi chú trọng vào việc đánh cọp, bắt sấu, xem như là hai trở ngại lớn. Nhưng tôi lại quên Sài Gòn Chợ Lớn cũng đã gặp nạn cọp và sấu trong buổi đầu” [116, 51].

Có thể nói, những địa điểm, không gian cụ thể trải dài từ Nam ra Bắc, gắn với những cột mốc thời gian xác thực đã định vị hồi ức trong các cung độ của sự thật. Sự linh hoạt trong cách miêu tả cùng giọng điệu phong phú và cách viết biến hóa của các tác giả đã tạo nên những “gia vị” thật hấp dẫn cho dòng ký ức. Qua điểm nhìn của người kể chuyện, mọi dữ kiện tản mát của quá khứ đã được ghép nối một cách có chủ ý để hướng đến trục sự thật trung tâm; mọi không gian, sự kiện tưởng chừng rời rạc đã được xâu chuỗi thành một thể thống nhất. Chính trên các tọa độ cụ thể của ký ức, mỗi nhà văn đã tự họa lại bức chân dung của mình một cách đầy nghệ thuật. Các tác giả đã không trục vớt quá khứ cuộc đời một cách tẻ nhạt, đều đều thông qua những bức chân dung bằng phẳng, mờ

mờ, vô âm sắc mà trái lại, luôn đặt cái tôi ấy vào dòng suy tưởng, chiêm ngẫm, giữa những hợp lưu ồn ào của mọi sự bình luận, miêu tả để tạo nên những nhân vật thực thụ, đầy cá tính và có sức hút. Kỹ thuật xây dựng nhân vật này có thể bắt gặp rất nhiều trong các thể loại tự sự khác như tiểu thuyết hay truyện ngắn nhưng hồi ký vẫn có sức hấp dẫn riêng khi nhân vật được “làm đầy”, “làm mới” lại chính là bản thân tác giả.

3.2.1.2. Hình tượng tác giả trong sự co giãn của khung sự thật

Đáp ứng nhu cầu “nói thẳng, nói thật” của thời kỳ đổi mới, cái tôi trong hồi ký sau năm 1975 đã dũng cảm lộn trái mình, xóa bỏ hình tượng nghệ sĩ đẹp đẽ đơn sắc trong lòng bạn đọc để tái hiện những con người bình thường nhưng muôn màu muôn vẻ trong phồn tạp đời sống. Đúng như lời khẳng định của Tô Hoài: “Viết văn là một quá trình đấu tranh để nói ra sự thật. Đã là sự thật thì không tầm thường, cho dù phải đập vỡ những thần tượng trong lòng người đọc” (Tô Hoài trả lời phỏng vấn báo

An ninh thế giới, ngày 27/7/2007). Tự đắp đầy chân dung mình qua những chi tiết miêu tả chân thật và đắt giá, qua cách sử dụng ngôn ngữ uyển chuyển, các tác giả hồi ký đã khiến bạn đọc ngỡ ngàng bởi sự thể hiện thật ấn tượng và nổi nét trong những vai trò xã hội khác nhau. Không chỉ là nhà văn, họ đã làm tròn vai trong nhiều nghề nghiệp và môi trường sống khắc nghiệt, cùng ngụp lặn qua những thăng trầm của một thời đại lịch sử, những biến động dữ dội của đời sống thời chiến và thời bình để hé lộ và khắc nhấn biết bao phẩm cách, căn tính, thậm chí cả những thói tật không mấy tốt đẹp nhưng vẫn tồn tại một cách tự nhiên trong mỗi con người.

Trong Cát bụi chân aiChiều chiều, hình tượng “con khủng long chưa hóa thạch” của văn học hiện đại Việt Nam (theo cách gọi mà Vũ Quần Phương gán cho Tô Hoài) đã được khắc tả thật sinh động giữa đời thường, gắn với sự thay đổi liên tục của các phân cảnh, sự chuyển đổi nhịp nhàng của không gian sự kiện, sự biến hóa của các phong cách ngôn

ngữ. Ông sử dụng lớp từ ngữ đời sống suồng sã, thô ráp để chỉ đích danh một anh chàng “thị dân láu cá” giữa những ngày lao động thực tế tại nông thôn, vừa có tính “lêu têu”, “gặp chăng hay chớ”, vừa khôn ngoan, lọc lõi đến tinh quái khi ở bên người bạn thật thà Phùng Quán: “Quán nói để khoe nó biết cành xoan ròn chứ tôi có trèo xoan bao giờ. Ừ thì mày đi mà tìm bèo ong. Ông đã chén cơm từ tám hoánh với cả nhà, bây giờ tức bụng chỉ muốn nằm khểnh, mặc dầu tôi vừa mắng thằng tôi là ai, tôi là ai thì tôi biết quá chứ” [67, 75]. Khắc gợi không gian bức bối, ngột ngạt của những cuộc “chỉnh huấn”, “xét lại” giữa rừng đêm tăm tối, bằng giọng văn triết luận ẩn giấu một nỗi buồn thầm lén, Tô Hoài lại kể về mình như một người đảng viên- cán bộ cốt cán của Hội nhà văn, sống nguyên tắc, chỉn chu, nhiều khi cố gắng thực hiện nhiệm vụ đến mức tàn nhẫn: “Dao kéo chỉnh huấn của tôi cũng đã hăng hái mổ xẻ nhiều người lắm.” [67, 115]; “Đầu tôi nặng trĩu mưa gió chỉnh huấn. Lúc lặng im vẫn lo vẩn vơ (…). Tôi hữu khuynh, tôi bị anh em bốc lên phổng mũi Triệu Tử Long, tôi bị bịt mắt, tôi bị xỏ mũi mà không hiểu, chậm hiểu…” [67, 121]. Và cũng con người ấy, khi thoát ra khỏi cái vỏ cứng nhắc của công vụ đã thoắt trở thành một người khác trong không gian trầm lắng của những đêm tụ bạ nơi ngã sáu hàng Kèn- một người bạn dễ tính, xuề xòa, nhiệt thành, được anh em bạn bè tin tưởng, một người nghệ sĩ ham khám phá trong những trang viết đầy men say về núi rừng… Rõ ràng, Tô Hoài đã khắc họa mình như một chú “tắc kè hoa” đầy màu sắc giữa sự co giãn linh hoạt của những đường biên sự thật.

Trong Nửa đêm sực tỉnh, Lưu Trọng Lư đã viết nhiều chương bằng bút pháp lãng mạn cổ điển, thể hiện ngay từ cách đặt tên tiêu đề “Mây bốn phương trời”, “Nghìn nến đốt lên”, “Tro tàn giấy bay”… Hình tượng chàng thi sĩ mộng mơ, lãng tử hiện lên qua lời văn mượt mà, kiểu cách, qua những câu hỏi tu từ như muốn cật vấn chính lòng mình: “Từ đây, tôi đi giữa đời như dưới một bàn tay vẫy nào đó. Có phải vậy không?”; “Tôi

chỉ muốn tôi thuộc về những hồn ai còn trong sáng, tinh khôi!”; “Ôi một cơn gió mênh mông phả vào mặt ta, hồn thơ ta như đôi cánh chim được cất cao”. Nhưng, ở một số chương viết khác, ông lại dùng lối tả chân với các từ ngữ miêu tả hiện thực đầy thô ráp để khắc họa một anh thầy giáo tất tả, chạy ăn từng bữa, một người nghệ sĩ tỉnh táo, nghiêm khắc tự kiểm điểm mình giữa đời sống thực dụng và sự bủa vây của những thế lực xấu: “Những tên buôn khi chúng đánh hơi thấy “đồng tiền nhà văn” sắp “đội nón ra đi”, cái đói, cái thiếu, cái túng đã ngấp nghé bên ngoài cửa sổ, ấy là lúc bắt đầu “thời kỳ những hợp đồng”, những hợp đồng “tiền trao cháo múc”… Đồng tiền giữa con người và ma quỷ!(...) Tôi sẵn sàng viết những tiểu thuyết để làm vui lòng những tiểu thư, những bà lớn, những cô gái tân thời” [103, 12].

Không dùng cách viết biến hóa như Tô Hoài hay Lưu Trọng Lư nhưng Sao Mai vẫn khiến người đọc phải thổn thức với chân dung tinh thần của mình trong Sáng tối mặt người, qua giọng văn trầm buồn sâu lắng xuyên suốt hồi ký với cách tạo câu có kết cấu trùng điệp, không tham kể lại sự kiện mà chủ yếu bộc lộ mình qua những cảm giác đa chiều. Hình ảnh tuổi thơ tác giả trong những ngày đi khất thực khiến ta không khỏi ngậm ngùi: “Tôi nhẩn nha đi, hình như chậm lắm, chậm bằng bước chân con rùa đẹp mẽ của nhà tôi trước đấy chăng? Chung quanh tôi là màn sương tiết đông tiểu tuyết, không bóng người, không bóng xe, chỉ có bóng cây rùng mình và bóng tôi dúm dó” [109, 72]. Nhiều năm sau, ký ức những ngày tuổi thơ phiêu dạt dường như lại ùa về, dội bóng trong những bước chân uể oải của một nhà văn cô độc: “Tôi lên đường. Lại Hà Nội!... Một trưa nắng. Quê nhà mây trắng đang bay. Con đường đê hun hút, nắng toả xuống đôi vai gầy của người mẹ của người con. (…) Mẹ nhìn nhiều vào buổi trưa quạnh. Hiu hiu quạnh quẽ. Không một lời người nào nói. Ở phía sau con người đang bước đi, có một khóm tre già to búi…” [109, 334]. Có thể nói, những đoạn miêu tả thiên nhiên, vạn vật như trên đã

mang đến chất thơ cho những trang viết của Sao Mai, tạo ra những khoảng ngưng lặng để nhà văn kéo bạn đọc vào dòng tự sự đầy suy tưởng và chiêm nghiệm.

Xuất hiện trong rất nhiều hồi ký, cách viết chêm xen nhiều đoạn miêu tả, bình luận, đánh giá… giữa dòng chảy của sự kiện chính là một kỹ thuật để kéo giãn khung tự sự, làm “chệch hướng” trần thuật ra khỏi nghĩa gốc của sự thật để tạo nên những lớp nghĩa biểu cảm mới mẻ, khiến cho sự thật trở nên uyển chuyển, đa chiều. Trong Hồi ký Đặng Thai Mai,

khi dòng ký ức đang dừng lại ở những ngày thơ ấu- cậu bé Mai được ông nội khai tâm bằng những bài học chữ Hán và đạo lý Khổng- Mạnh thì tác giả đã dùng điểm nhìn hiện tại để chêm vào những đoạn miêu tả, những lời bình giá sắc sảo, khéo léo kéo sự chú ý của người đọc hướng về nền cổ học hủ lậu của nước ta ngày trước: “Giờ đây nghĩ lại, cái cách học theo kinh viện học quả tình đã phí phạm khá nhiều thì giờ và trí tuệ của trẻ em.(…) Thế nhưng trong lúc chúng tôi khom lưng cúi đầu ngồi nghe bấy nhiêu câu thuyết pháp ấy thì ngoài cái gian phòng nghiêm trang này, trong vườn, trên cánh đồng, trời đất rộng biết bao.(…) Và gió, trăng, hoa, cỏ trên sườn núi Kim Nghê và bến cát xào xạc, và mặt nước long lanh trên dòng khe Tam Bảo.(…) Ôi Khổng, Mạnh, Chu, Trình, ôi thánh hiền tiên phật! Ôi trời đất nước non! Ôi mai mỉa!” [107, 163]. Trong hồi ký

Cửa riêng không khép, bằng những đoạn văn nghi vấn dài miên man, Vũ Ngọc Khánh thể hiện những suy tư về cái tôi của mình mà như đang trăn trở về cả lẽ đời và cách con người tồn tại giữa cuộc sống “Đời cho ta cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hồi ký trong văn học việt nam giai đoạn từ 1975 đến nay nhìn từ đặc trưng thể loại​ (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(182 trang)