Quy trình kiểm soát chi các chương trình MTQG qua KBNN Đạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước đại từ thái nguyên (Trang 56 - 59)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng công tác kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc

3.2.2. Quy trình kiểm soát chi các chương trình MTQG qua KBNN Đạ

- Thái Nguyên

Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ kểm soát thanh toán vốnCTMTQG theo quyết định số 282/QĐ-KBNN ngày 20 tháng 4 năm 2012 của KBNN về Quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư trong nước qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Hoạt động kiểm soát chi các chương trình MTQG qua KBNN Đại Từ - Thái Nguyên được thực hiện theo quy trình sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình luân chuyển hồ sơ, chứng từ kểm soát thanh toán vốn

(Nguồn: KBNN Đại Từ-Thái Nguyên)

Ghi chú: Mô tả luân chuyển tiếp theo Mô tả luân chuyển trở lại

(1): Đơn vị gửi hồ sơ, chứng từ (tạm ứng, thanh toán) vốn tới KBNN qua cán bộ kiểm soát thanh toán vốn CTMTQG theo quy định hiện hành.

Cán bộ kiểm soát chi nhận hồ sơ, tài liệu và thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, sự lô gích về thời gian các văn bản, tài liệu, số lượng, loại hồ sơ và thực hiện giao nhận tài liệu với khách hàng giao dịch thông qua Phiếu giao nhận tài liệu. Nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định thì tiến hành lập phiếu theo dõi quá trình xử lý công việc, đồng thời báo cáo lãnh đạo KBNN để tổng hợp, theo dõi.

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa phù hợp, chưa đúng theo quy định thì cán bộ kiểm soát chi lập thông báo kết quả tiếp nhận hồ sơ và báo cáo lãnh đạo KBNN để thông báo cho chủ dự án biết.

(2): Căn cứ hồ sơ đề nghị tạm ứng, thanh toán của chủ dự án, cán bộ kiểm soát chi thực hiện kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ, tài liệu, đối chiếu mức vốn đề nghị tạm ứng, thanh toán phù hợp với các điều khoản thỏa thuận trong hợp đồng.

Căn cứ vào kết quả kiểm tra và kế hoạch vốn năm, dự toán năm, cán bộ kiểm soát chi xác định số vốn chấp nhận tạm ứng, thanh toán, tên, tài khoản đơn vị được hưởng, ghi đầy đủ vào các chỉ tiêu và ký vào Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư, Giấy rút vốn đầu tư/Giấy rút dự toán, đồng thời lập Tờ trình lãnh đạo.

Trường hợp số chấp nhận tạm ứng, thanh toán có sự chênh lệch so với số đề nghị của chủ đầu tư, cán bộ kiểm soát chi dự thảo văn bản và báo cáo lãnh đạo KBNN ký gửi chủ đầu tư.

(3): Cán bộ kiểm soát thanh toán vốn trình Lãnh đạo KBNN huyện phụ trách ký duyệt toàn bộ hồ sơ sau khi đã trình Lãnh đạo Phòng ký;

(4): Cán bộ kiểm soát thanh toán vốn tách chứng từ Giấy rút Vốn đầu tư, hoặc Giấy rút dự toán Ngân sách vào sổ giao nhận chuyển cán bộ kế toán hạch toán vốn CTMTQG của Phòng Kế toán;

(5): Cán bộ kế toán kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán, tiến hành hạch toán chứng từ tạm ứng, thanh toán vốn, ký, nhập máy chương trình và trình Lãnh đạo Phòng (bộ phận) Kế toán kiểm soát và ký duyệt;

(6): Cán bộ kế toán chuyển chứng từ hạch toán sau khi đã được Lãnh đạo Phòng (bộ phận) Kế toán ký đến Lãnh đạo KBNN tỉnh (huyện) phụ trách Kế toán ký duyệt.

(7): Căn cứ chứng từ được duyệt, cán bộ kế toán làm thủ tục thanh toán cho nhà thầu hoặc đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ.

(8): Trường hợp thanh toán cho đơn vị bằng tiền mặt, cán bộ kế toán làm thủ tục hạch toán sau đó chuyển chứng từ cho Phòng (bộ phận) Kho quỹ để chi tiền mặt cho đơn vị.

(9): Phòng (bộ phận) Kho quỹ chi tiền mặt cho đơn vị theo chứng từ, trả 01 liên cho đơn vị và chuyển các liên còn lại cho Phòng Kế toán.

(10): Cán bộ kế toán lại nhận chứng từ đã hạch toán, tách 01 liên chứng từ lưu, các liên còn lại trả cho cán bộ kiểm soát thanh toán vốn CTMTQG (qua sổ giao nhận chứng từ).

(11): Cán bộ kiểm soát thanh toán vốn CTMTQG tách 01 liên chứng từ cùng với các tài liệu, hồ sơ pháp lý có liên quan để lưu hồ sơ thanh toán và trả lại đơn vị các hồ sơ, chứng từ còn lại.

Nhận xét:

Ngoài việc chủ dự án tiến hành kiểm soát hồ sơ trước khi gửi đến cơ quan KBNN để giải ngân thì cơ quan KBNN còn tổ chức KSC qua nhiều bước, có sự xem xét của nhiều cấp (nhân viên, lãnh đạo phòng KSC, lãnh đạo cơ quan, bộ phận kế toán) giúp cho công tác KSC hạn chế được sai sót, tuy nhiên công tác kiểm soát chi phải tiến hành qua nhiều bước sẽ khó có thể rút ngắn được thời gian, khó quy trách nhiệm khi có sai sót (vì chưa có quy định rõ ràng đối với nội dung này), ngoài ra khi một khâu nào đó bị khuyết sẽ ảnh hưởng đến thời gian KSC.

Do đặc thù của công tác kiểm soát chi vốn CTMTQG nên việc triển khai quy trình giao nhận một cửa vẫn chưa triển khai đúng được theo tinh thần chỉ đạo, vì chưa tách bạch được giữa người giao nhận hồ sơ và người xử lý chứng từ.

Ngoài ra, khi phân tích về 2 khoản chi đầu tư và chi thường xuyên của CTMTQG, chúng ta dễ thấy rằng 2 hai khoản chi này có tính chất khác nhau (một bên là chi thường xuyên ổn định theo định mức chế độ hàng tháng, quý, năm còn chi đầu tư là không ổn định theo giai đoạn đầu tư và tiến độ thực hiện dự án). Tuy nhiên theo chế độ hiện hành thì lại quy định gần như là một cơ chế quản lý chung cho cả hai loại chi này. Đây chính là sự bất hợp lý. Điều này lý giải tại sao đến 31/12 hàng năm và 31/01 hàng năm các chủ đầu tư chen chân đến KBNN để “giải ngân” hết kế hoạch vốn.

Việc kiểm soát chi CTMTQG do nhiều phòng khác nhau đảm nhiệm, mỗi phòng đảm nhiệm kiểm soát một số loại vốn nhất định. Vì vậy, khi một dự án được đầu tư bằng nhiều loại vốn khác nhau dẫn đến bị chồng chéo nhiệm vụ. Điều này chứng tỏ chưa thể hiện sự chuyên môn hóa cao trong kiểm soát chi NSNN.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước đại từ thái nguyên (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)