5. Kết cấu của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của một số địa phương ở Việt Nam
1.2.1.1. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Hiệp Hòa - Bắc Giang
Với mục tiêu nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, nâng cao niềm tin và tăng cường trách nhiệm từ phía những đơn vị sử dụng NSNN; đồng thời phấn đấu và xây dựng KBNN huyện Hiệp Hòa là một đơn vị hành chính trong sạch, vững mạnh, đủ năng lực trong công tác quản lý quỹ NSNN, việc kiểm
soát chi NSNN trong hệ thống KBNN Hiệp Hòa - Bắc Giang đã không ngừng được nâng cao, luôn bám sát các quy định của Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi theo định mức, chế độ Nhà nước quy định nhưng vẫn theo đúng tôn chỉ là không gây phiền hà, sách nhiễu mà tạo điều kiện thuận lợi cho các đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị trên địa bàn.
Để thực hiện tốt quy trình một cửa trong kiểm soát chi CTMTQG, KBNN Hiệp Hòa đã công khai đầy đủ quy trình, hồ sơ, tài liệu, thông tin liên quan trong công tác kiểm soát chi CTMTQG đến khách hàng. Các văn bản của trung ương và của tỉnh quy định về KSC luôn được KBNN Hiệp Hòa cập nhật và công khai để các đơn vị sử dụng ngân sách tiện nghiên cứu, thực hiện. KBNN Hiệp Hòa - Bắc Giang đã thực hiện rà soát quy trình KSC hiện hành, đề xuất đơn giản hóa thủ tục hành chính trong KSC góp phần tạo cho công tác KSC thông thoáng nhưng chặt chẽ. Đồng thời, KBNN Hiệp Hòa - Bắc Giang nghiêm túc tiếp thu sự phản ánh từ phía các đơn vị giao dịch, nắm bắt những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong công tác KSC từ đó chủ động tháo gỡ, thống nhất giải pháp thực hiện.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của Kho bạc Nhà nước Hải Dương
Cùng với mục tiêu chung của ngành là: “Đổi mới toàn diện về cơ chế chính sách và quy trình nghiệp vụ trong công tác KSC NSNN nói chung và CTMTQG nói riêng qua KBNN theo hướng đơn giản, hiện đại, công khai, minh bạch và phù hợp với thông lệ quốc tế, trên nền tảng vận hành hệ thống thông tin quản lý NS và Kho bạc (TABMIS) nhằm quản lý chặt chẽ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính nhà nước phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020”. KBNN Hải Dương đã thực hiện tốt các nội dung sau:
- Phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn của chính quyền các cấp trong việc quản lý và điều hành kinh phí các CTMTQG, làm rõ và nâng cao trách nhiệm cho các đơn vị sử dụng kinh phí đảm bảo sử dụng nguồn vốn NSNN
đúng mục đích, có hiệu quả, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả vốn NSNN trên địa bàn tỉnh, loại bỏ tiêu cực, chống tham ô, tham nhũng nâng cao hiệu quả các hoạt động và lành mạnh nền tài chính.
- Hoàn thiện phương thức cấp phát NS theo dự toán, việc thực hiện phương thức cấp phát theo dự toán đảm bảo được mọi khoản chi NS phải có trong dự toán và đúng tiêu chuẩn, định mức, chế độ đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Dự toán chi là giới hạn tối đa kể cả tổng mức và cơ cấu chi mà các đơn vị sử dụng NS được chi, đó là nguyên tắc bắt buộc các đơn vị phải chấp hành từ khâu lập, chấp hành và kế toán, quyết toán NSNN. Việc KSC theo dự toán đòi hỏi KBNN các cấp phải kiểm tra, kiểm soát một cách chặt chẽ các khoản chi của các đơn vị và kiên quyết từ chối cấp phát, thanh toán các khoản chi không có trong dự toán được duyệt và không đúng tiêu chuẩn, định mức chế độ của Nhà nước quy định
- Cải tiến quy trình cấp phát, thanh toán đảm bảo các khoản chi phải được cấp phát, thanh toán trực tiếp qua cơ quan KBNN, xác định rõ phương thức thanh toán, chi trả áp dụng đối với từng khoản chi theo hướng: mở rộng phương thức xuất quỹ NSNN, mà KBNN thay đơn vị thụ hưởng thanh toán trực tiếp cho đơn vị cung cấp hàng hoá, lao vụ bằng chuyển khoản qua hệ thống ngân hàng, thực hiện nghiêm nội dung thông tư số 164/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính về thu - chi tiền mặt qua KBNN. Quy trình, thủ tục kiểm soát thánh toán vốn các CTMTQG qua KBNN phải đảm bảo tính khoa học, đơn giản, rõ ràng, công khai và minh bạch, thuận lợi cho người kiểm tra, kiểm soát. Hướng dẫn các đơn vị sử dụng NSNN nắm chắc về quy trình, nghiệp vụ khi làm thủ tục thanh toán tại cơ quan KBNN.
- Nâng cao vai trò, quyền hạn cho KBNN trong kiểm soát, thống nhất quy trình và đầu mối kiểm soát các khoản chi CTMTQG. Thực hiện kiểm soát thanh toán theo “kết quả đầu ra”, theo nhiệm vụ và chương trình. Cải cách công tác kiểm soát thanh toán theo hướng phân cấp và gắn liền với định hướng phát triển kiểm toán nội bộ tại các Bộ, ngành và địa phương trên cơ sở tính toán rõ các chi
phí và hiệu quả của các khoản chi CTMTQG. Hoàn thiện và mở rộng quy trình KSC điện tử, xây dựng được phần mềm nhập dữ liệu, mọi thông tin bắt buộc về tiêu chuẩn, định mức, quy trình... được tin học hoá, tránh được việc linh động giải quyết hoặc cố tình làm sai của cán bộ quản lý và cán bộ làm nghiệp vụ.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm đối với công tác kiểm soát chi chương trình mục tiêu quốc gia qua KBNN Đại Từ - Thái Nguyên
Ở Việt Nam có thể áp dụng phương thức quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra thay vì hiện nay chi ngân sách theo các yếu tố đầu vào được lập dự toán chi tiết từng mục chi như: chi cho con người: lương, phương tiện làm việc; chi cho hoạt động: điện, nước, thiết bị... Đây là một cách thức quản lý tiên tiến và là xu thế mà nhiều quốc gia áp dụng: chế độ chi tiêu ngân sách theo nhiệm vụ thay vì chi tiêu theo mục chi. Dự toán ngân sách được chia thành các gói theo từng chương trình tập hợp các kinh phí cần thiết để triển khai một tổng thể đồng nhất các hoạt động xác định theo các mục tiêu cần đạt được và được đánh giá bằng các chỉ số kết quả đầu ra.
Việc áp dụng phương thức quản lý chi ngân sách theo kết quả đầu ra sẽ tăng tính minh bạch và quyền lực của Quốc hội về ngân sách; áp dụng kế hoạch trung hạn (chiến lược tài chính công nhiều năm); nâng cao hiệu quả quản lý công. Trước hết có thể áp dụng cho các dự án sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức ODA; áp dụng đối với các chương trình mục tiêu quốc gia sau đó sẽ mở rộng cho tất cả chi NSNN.
Về kiểm soát chi NSNN tại Kho bạc, nên rà soát lại để phân loại các nội dung khoản chi nào nên áp dụng hình thức thanh toán trước kiểm soát sau và nội dung khoản chi nào cần phải kiểm soát trước thanh toán sau để nâng cao hiệu quả kiểm soát, tránh thất thoát tài sản nhà nước. Phương thức kiểm soát chi phối hợp: Do chuẩn chi viên các Bộ, ngành phối hợp với Kế toán viên Kho bạc nhằm đạt kết quả tốt trong chấp hành chi ngân sách, không để rủi ro xảy ra. Hai bên phối hợp tìm ra các điểm trùng lắp, sai sót trong hồ sơ chi để loại trừ cũng là một biện pháp hay nên nghiên cứu bổ sung thực hiện tại Kho bạc.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi 1: Thực trạng công tác kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2012-2016 qua Kho bạc Nhà nước Đại Từ - Thái Nguyên?
Câu hỏi 2: Các yếu tố ảnh hưởng đến kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước Đại Từ - Thái Nguyên giai đoạn 2012-2016?
Câu hỏi 3: Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia qua Kho bạc Nhà nước Đại Từ - Thái Nguyên giai đoạn 2017-2020?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Đề tài được nghiên cứu theo phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thu thập thông tin thông qua tài liệu và khảo sát thực tế tại huyện Đại Từ - Thái Nguyên. Số liệu khảo sát thực tế từ 2 nguồn: Thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp.
2.2.1.1. Thu thập thông tin sơ cấp
-Phương pháp quan sát thực tế:
Phương pháp quan sát thực tế là phương pháp thu thập thông tin thông qua những quan sát trực quan về cách thức và quá trình làm việc của công chức trong KBNN, từ đó đưa ra nhận xét khách quan về vấn đề đang nghiên cứu. Gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định vấn đề được quan tâm, đó là những hoạt động hàng ngày của tổ Kế toán, KSC như thế nào, trình độ tổ chức quản lý của Kho bạc Nhà nước thế nào, những vấn đề gì liên quan đến công tác kiểm soát chi các CTMTQG từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Đại Từ - Thái Nguyên là mục tiêu quan sát.
Bước 2: Thực hiện quan sát
Bước 3: Tiến hành thu thập số liệu và phân tích.
-Phương pháp điều tra thông qua bảng hỏi:
Phiếu khảo sát bao gồm các câu hỏi được thiết kế để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi các CTMTQG từ phía các chủ đầu tư, doanh nghiệp nhận thầu xây dựng trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động từ quá trình kiểm soát chi các CTMTQG từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Đại Từ - Thái Nguyên.
- Đối tượng điều tra khảo sát:
Đối tượng điều tra khảo sát là các cán bộ làm công tác KSC tại KBNN Đại Từ - Thái Nguyên và các chủ đầu tư, các doanh nghiệp nhận thầu xây dựng trong quá trình tham gia thực hiện và chịu tác động vào quá trình kiểm soát chi các chương trình mục tiêu quốc gia từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Đại Từ - Thái Nguyên.
- Quy mô mẫu:
Chọn mẫu số khách hàng giao dịch của KBNN Đại Từ - Thái Nguyên là 192 người trong năm 2016. Vì vậy, quy mô mẫu sẽ được tính theo công thức sau (Fely David, 2005):
n = ) 1 ( ) 1 ( NZ 2 2 2 p p Z Nd p p = ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( ) 05 . 0 ( 192 ) 5 . 0 1 )( 5 . 0 ( ) 96 . 1 ( 192 2 2 2 = 128 Trong đó:
n= Quy mô mẫu mong muốn N = Tổng thể mẫu
Z= Độ lệch chuẩn, mức 1.96, tương ứng với mức 95% độ tin cậy
p = Phần tổng thể mục tiêu được đánh giá là có những đặc điểm chung cụ thể, thường mức 50% (0.5)
- Tiêu chí chọn mẫu:Mẫu được cho ̣n ngẫu nhiên từ số khách hàng có sử dụng NSNN để chi cho các CTMTQG trong năm 2016 củ a Kho bạc, những người đáp ứng 2 tiêu chí sau: có ít nhất mô ̣t năm giao dịch với KBNN Đại Từ - Thái Nguyên và ít nhất sử du ̣ng 1 năm 2 lần trong 1 năm qua.
- Tổng số phiếu phá t ra: là 128 phiếu. Tố ng số phiếu thu về là 128 phiếu; 0 phiếu không hợp lệ và 128 phiếu hợp lệ được dùng để phân tích.
- Thang đo của bảng hỏi: Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này. Thang đo được tính như sau: 1- Rất không đồng ý, 2- Không đồng ý, 3- Không ý kiến (Bình thường), 4- Đồng ý và 5- Rất đồng ý.
- Ý nghĩa của thang đo:
Giá trị khoảng cách = (Maximum - Minimum) / n = (5 -1) / 5
= 0.8
Ý nghĩa của giá trị trung bình: 1.00 - 1.80 Rất không đồng ý 1.81 - 2.60 Không đồng ý 2.61 - 3.40 Không ý kiến 3.41 - 4.20 Đồng ý
4.21 - 5.00 Rất đồng ý
- Mục tiêu điều tra khảo sát:
Cuộc khảo sát được thiết nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát chi các CTMTQG từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Đại Từ - Thái Nguyên, đồng thời đánh giá mức độ hài lòng của các chủ đầu tư đối với công tác này. Từ đó nghiên cứu, tìm ra giải pháp để hoàn thiện công tác kiểm soát chi các CTMTQG từ nguồn vốn NSNN, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, nhằm tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí trong chi NSNN trên địa bàn huyện Đại Từ -Thái Nguyên.
- Nội dung khảo sát: Phiếu khảo sát gồm các câu hỏi nhằm đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ công viên chức về các yếu tố trình độ chuyên môn, cơ cấu tổ chức, quy trình nghiệp vụ, trang thiết bị cơ sở vật chất - kỹ thuật, hiệu quả công tác kiểm soát chi, quy trình công tác kiểm soát chi.
2.2.1.2. Thu thập thông tin thứ cấp
Số liệu thứ cấp là các số liệu liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung nghiên cứu của đề tài là công tác kiểm soát chi các CTMTQG được công bố chính thức ở các cấp, các ngành:
+ Các văn bản pháp lý liên quan: các Thông tư, Quyết định; Quy trình kiểm soát thanh toán vốn ngân sách cho các CTMTQG;
+ Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.
+ Các giáo trình, sách báo chuyên ngành liên quan đến trình kiểm soát chi, thanh toán vốn cho các CTMTQG.
+ Các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên, của xã huyện Đại Từ, các tổ chức, dự án, chương trình đã có các hoạt động tại huyện, các tài liệu xuất bản liên quan đến huyện; những số liệu này đã được thu thập chủ yếu ở Cục thống kê Thái Nguyên; Chi cục Thống kê huyện, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Nội vụ, phòng Lao động thương binh - Xã hội, phòng Tài nguyên - Môi trường, phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Y tế, phòng Giáo dục- Đào tạo, phòng Tài chính - Kế hoạch... huyện Đại Từ, luận văn sử dụng các số liệu điều tra kinh tế - xã hội trong các vùng của huyện; luận văn thừa kế các tài liệu đã công bố trước đây.
+ Số liệu về tình hình kiểm soát chi các CTMTQG từ nguồn vốn NSNN tại KBNN Đại Từ - Thái Nguyên qua báo cáo các giai đoạn 2012- 2016. Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của Hội đồng nhân dân huyện Đại Từ, Phòng Tài chính Kế hoạch huyện Đại Từ.
2.2.2. Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được các thông tin tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ưu tiên về độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu lịch sử và số liệu khảo sát thực tế thì tiến hành lập lên các bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ...
Toàn bộ số liệu thu thập được xử lý bởi chương trình Excel trên máy tính. Đối với những thông tin là số liệu định lượng thì tiến hành tính toán các chỉ tiêu cần thiết như số tuyệt đối, số tương đối, số trung bình và lập thành các bảng biểu, đồ thị.
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin
2.2.3.1. Phương pháp phân tổ thống kê
Phương pháp này được sử dụng trong việc chọn mẫu, điều tra, tổng hợp và phân tích các dữ liệu thu thập được trên cơ sở đó tìm ra được bản chất của vấn đề nghiên cứu.
Trong luận văn này phương pháp thống kê được dùng để mô tả thực trạng tình hình kiểm soát chi ngân sách cho các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện; hệ thống hoá bằng phân tổ thống kê, tính các chỉ tiêu tổng hợp về số tuyệt đối, tương đối, số bình quân, cơ cấu, tỷ trọng... để phân tích tình hình biến động của hiện tượng theo thời gian cũng như ảnh hưởng của hiện tượng. Từ đó thấy được sự biến đổi về lượng và chất của vấn đề nghiên cứu để rút ra bản chất,