5. Bố cục của luận văn
4.3.3. Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh
Chỉ đạo cơ quan chịu trách nhiệm thẩm định các sản phẩm tư vấn: Tăng cường công tác thẩm định dự án đầu tư xây dựng, không quyết định đầu tư dự án không có trong quy hoạch và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực, đúng đắn của các báo cáo thẩm định, thẩm tra và chất lượng của sản phẩm tư vấn trình duyệt.
UBND tỉnh chỉ đạo chủ đầu tư: Có chế tài nhằm hạn chế các đơn vị tư vấn về những tính toán thiếu chính xác. Mức phạt từ 10% - 50% giá trị hợp đồng, tùy theo mức độ thiếu chính xác.
Chấm dứt hợp đồng và phạt đơn vị tư vấn có sản phẩm tư vấn có chất lượng thấp không cho thực hiện công tác tư vấn đó ở các dự án do địa phương quản lý trong vòng 1 - 3 năm, gửi thông báo đến các cơ quan quản lý đầu tư xây dựng và các huyện, thành phố.
Hoàn thiện cơ chế, chính sách về việc QLDA đầu tư. Xây dựng đồng bộ các chính sách liên quan đến việc QLNN đối với các dự án đầu tư. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng phân cấp mạnh, rõ trách nhiệm, giảm thời gian, của các khâu trong quá trình đầu tư và xây dựng.
Để góp phần chống thất thoát, tiêu cực trong quản lý đầu tư và xây dựng, kiến nghị Nhà nước nghiên cứu chế độ trích thưởng cho những người có công chống thất thoát, lãng phí vốn Nhà nước như phát hiện trong thiết kế, dự toán, thanh toán, quyết toán dự án sai chế độ quy định với giá trị kinh tế lớn.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua (giai đoạn năm 2010-2014), tỉnh Quảng Ninh đã dành nguồn vốn cho đầu tư công trình XD trên địa bàn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi ngân sách địa phương (bình quân hàng năm chiếm trên 35%) và đang có xu hướng ngày càng tăng. Đây được coi là điểm khá tích cực trong công tác điều hành ngân sách, tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển của tỉnh. Tuy nhiên công tác quản lý đầu tư xây dựng cũng còn những hạn chế, yếu kém: số vốn thực hiện của nhiều dự án, công trình khi triển khai thực hiện đã tăng lên gấp nhiều lần so với dự toán được duyệt, thời gian thực hiện nhiều công trình kéo dài, chất lượng thi công không đảm bảo... gây lãng phí không nhỏ nguồn vốn NSNN.
Thực tế đó đòi hỏi phải nghiên cứu một cách nghiêm túc giải pháp hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng có sử dụng vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu này. Luận văn đã tập trung hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về QLDA trong đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách. Trên cơ sở phân tích những bước tiến hành một dự án đầu tư ngân sách nhà nước, luận văn đã phân tích thực trạng QLDA đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; nguyên nhân dẫn đến những yếu kém đó.
Luận văn sau đó đã đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác QLDA đầu tư trong XDCB tại Quảng Ninh; từ đó đưa ra các Giải pháp “Nâng cao hiệu quả dự án đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh”. Đây là đề tài khá phức tạp và nhạy cảm, cùng với những hạn chế không thể tránh khỏi về mặt thời gian và trình độ của học viên, luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót về nội dung cũng như cách thức trình bày. Tuy vậy, Tác giả mong muốn đây sẽ là tài liệu tham khảo thiết thực trong việc quản lý NSNN trong đầu tư xây dựng cơ bản.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ kế hoạch và Đầu tư (2005) Luật đầu tư số 59/2005/QH11 của Ngày 29 tháng 11 năm 2005 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 quy định
chi tiết một số nội dung của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý DA đầu tư xây dựng.
3. Bộ xây dựng (2009), Thông tư số 04/2009/TT-BXD ngày 26/5/2009 hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
4. Bộ xây dựng (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP ngày 06/2/2013 Quản lý chất lượng công trình.
5. Bộ xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng.
6. Chính phủ (2009), Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 07/02/2009 của chính phù về quản lý DA đầu tư xây dựng công trình.
7. Chính phủ (2009), Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của chính phù về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
8. Chính phủ (2010), Nghị định số 48/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2010 của chính phù về hợp đồng trong hoạt động xây dựng.
9. Đỗ Thị Xuân Lan (2003), Quản lý dự án xây dựng, NXB Đại học Quốc Gia TP.HCM, TP Hồ Chí Minh.
10. Phạm Quang Long (2007), Một số giải pháp hoàn thiện vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Huế.
11. Trần Văn Sơn (2006), Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản của ngân sách địa phương (Lấy ví dụ ở Nghệ An), Luận văn Thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
12. Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh, Hướng dẫn quy trình, cấu tạo hồ sơ trình phê duyệt dự án.
13. Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh, Hướng dẫn quy trình, hồ sơ thẩm định thiết kế và dự toán.
14. Trần Phú Tài (2004), Quản lý dự án, NXB Thống kê.
15. Trịnh Quốc Thắng (2007), Quản lý dự án đầu tư xây dựng, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
16. Cao Hào Thi (2004), Quản lý dự án, NXB ĐHQG TP.HCM, TP Hồ Chí Minh. 17. Lê Minh Thông (2002), Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư –
xây dựng cơ bản của ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Luận văn Thạc sỹ kinh tế. Học viện tài chính.
18. Nguyễn Xuân Thuỷ; Trần Việt Hoa; Nguyễn Việt Ánh (2003), Quản trị dự án đầu tư Nxb Thống kê, Hà Nô ̣i .
19. Bùi Ngọc Toàn (2009), Quản lý dự án xây dựng lập thẩm định dự án, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
20. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh (2012), Quyết định số 1788/2012/QĐ- UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 về lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
21. Website tham khảo
- Bách khoa toàn thư: www.wikipedia.org. - Trang web: www.quanlyduan.vn.
- Diễn đàn: www.giaxaydung.vn.
- Trang web: Bộ Xây dựng www.xaydung.gov.vn. - Trang web Bộ kế hoạch và đầu tư: www.mpi.gov.vn. - Trang web: www.thuvienphapluat.vn.