Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 104 - 106)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Hoàn thiện và nâng cao năng lực Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án

4.2.4.1. Sự cần thiết thực hiện giải pháp

Con người luôn luôn xác định là nhân tố quan trọng và quyết định. Đảng và Nhà nước ta chú trọng việc đào tạo nâng cao năng lực trình độ của cán bộ quản lý và thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong thời gian qua đã có thay đổi.

Khi luật xây dựng, luật đấu thầu, luật đầu tư được ban hành và có hiệu lực thì việc tổ chức triển khai thực hiện là một công việc cực kỳ quan trọng, cần được các cấp, các ngành, địa phương và cơ sở nghiêm túc quán triệt và thi hành để các điều khoản cụ thể của các Luật thật sự được đi vào cuộc sống. Năng lực của Chủ đầu tư, ban QLDA là yếu tố quan trọng tạo nên sản phẩm xây dựng có chất lượng đảm bảo yêu cầu kỹ mỹ thuật, khai thác có hiệu quả. Chủ đầu tư, Ban QLDA có năng lực sẽ nắm vững được mục tiêu của dự án, yêu cầu kỹ thuật, quản lý chất lượng công trình, quy trình quản lý dự án, hợp lý các thủ tục đảm bảo cơ sở pháp lý theo quy định. Để có đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm QLDA thì phải tuân theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng.

Chủ đầu tư trực tiếp quản lý và điều hành thì phải thành lập Ban QLDA có đủ năng lực và nghiệp vụ, chuyên môn. Giám đốc, các chức danh chuyên trách trong Ban QLDA có trình độ đào tạo phù hợp với từng dự án, có như thế mới am hiểu chuyên sâu về công tác chuyên môn, tránh gây những hậu quả không đáng có khi thực hiện dự án. Do đó Chủ đầu tư dứt khoát phải thành lập Ban QLDA với đội ngũ cán bộ đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện quản lý các dự án đầu tư từ NSNN.

4.2.4.2. Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện

Một là, Cụ thể hóa tiêu chuẩn và quy định trách nhiệm của chủ đầu tư. Một thực tế cho thấy rằng QLDA, nhiều chủ đầu tư còn tỏ ra nhiều yếu kém, không đủ trình độ ngành nghề không phù hợp, thiếu trách nhiệm v.v… Tiêu chuẩn của Chủ đầu tư và Ban quản lý dự án phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp với chuyên môn của dự án.

Hai là, Thường xuyên đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý Nhà nước về đầu tư XDCB. Công tác QLDA đầu tư cần được coi là một nghề và vì vậy phải có những các bộ chuyên nghiệp. Chương trình đào tạo phân ra nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau để các bộ chuyên viên hoạt động trong lĩnh vực nào thì được đào tạo chuyên sâu trong lĩnh vực đó.

Ba là, Chủ đầu tư phải nâng cao trách nhiệm trong việc lựa chọn nhà thầu tư vấn lập dự án, thiết kế kỹ thuật, thực hiện chọn thầu theo đúng quy định. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc đơn vị tư vấn, tuyệt đối nghiêm cấm việc bắt ép các đơn vị tư vấn làm theo ý chủ quan không có cơ sở khoa học.

Bốn là, Tăng cường quyền hạn trách nhiệm chủ đầu tư, theo quy định của điều lệ, chủ đầu tư là người trực tiếp quản lý sử dụng vốn đầu tư, quản lý sử dụng

tài sản sau đầu tư nên chủ đầu tư phải có trách nhiệm từ khâu dự án đến quá trình khai thác sử dụng. Để tăng cường quyền hạn và trách nhiệm chủ đầu tư, ngăn ngừa thất thoát lãng phí cần chấn chỉnh khâu này theo hướng sau:

- Xác định rõ trách nhiệm tác nhân của chủ đầu tư đối với hoạt động đầu tư. Quản lý chặt chẽ chủ đầu tư trong việc thành lập Ban quản lý dự án, trong việc lựa chọn nhà thầu, trong đấu thầu và chỉ định thầu, phương thức thanh toán và thời gian thanh toán, việc quản lý giá cả và thời gian xây dựng. Ban hành cơ chế kiểm tra và ràng buộc Chủ đầu tư nhằm hạn chế sự chi phối các hoạt động đấu thầu, lựa chọn Nhà thầu theo luật đấu thầu và thanh quyết toán công trình. Đây là khâu quan trọng để hạn chế thất thoát kém hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)