Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 46)

5. Bố cục của luận văn

1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Quảng Ninh

- Tuy rằng có nền kinh tế phát triển nhưng các nước rất chú trọng đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế bỏ vốn vào đầu tư. Nhà nước chỉ tham gia vào những công trình dự án lớn và đầu tư vào dịch vụ công cộng.

- Với phương châm cần tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại, các cơ sở hạ tầng phải đi trước một bước để phục vụ phát triển kinh tế vùng miền núi, nông thôn nhằm chuyển biến tích cực cơ cấu kinh tế, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có chính sách đầu tư mạnh cho phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, đường, điện, hệ thống thông tin liên lạc, kiên cố hoá kênh mương thuỷ lợi. Với cơ sở hạ tầng này Nhà nước phải tập trung ưu tiên đầu tư. Nhìn chung chính sách đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng là chính sách lớn trong đường lối phát triển kinh tế và chiếm tỷ trọng cao trong chi tiêu của Chính phủ các nước. Với chính sách cởi mở Nhà nước còn động viên tư nhân bỏ VĐT cơ sở hạ tầng như: đường giao thông, thuỷ lợi, thông tin bằng các hình thức BOT, BTO, BT.

- Tăng cường phân cấp đầu tư gắn với ràng buộc trách nhiệm về rủi ro đầu tư để hạn chế đầu tư tràn lan hoặc quy mô quá lớn vượt khả năng cân đối VĐT.

- Phân định rõ giữa Nhà nước và doanh nghiệp để kiện toàn chức năng điều tiết vĩ mô của Nhà nước và giảm tải bao cấp của Nhà nước đối với doanh nghiệp.

- Hoàn thiện thể chế phải đảm bảo tính đồng bộ và có tầm chiến lược lâu dài, hạn chế những điều chỉnh mang tính sự vụ, cục bộ và xử lý tình thế trong một thời gian ngắn.

- Xây dựng đơn giá đền bù giải phóng mặt bằng ở các địa phương phải giải quyết mối quan hệ lợi ích giữa Nhà nước và nhân dân theo quan điểm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”

- Chi tiết và công khai hoá các quy trình xử lý các công đoạn của quá trình đầu tư để thúc đẩy công cuộc cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương.

- Nâng cao vai trò tiên phong của các cán bộ chủ chốt với tinh thần “dám làm, dám chịu trách nhiệm” và sẵn sàng đối thoại trực tiếp với nhân dân.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần giải quyết các câu hỏi sau:

- Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự án đầu tư công trình xây dựng và hiệu quả sử dụng vốn NSNN cho đầu tư xây dựng?

- Thực trạng về quản lý các dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn năm 2010 - 2014?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của các dự án đầu tư xây công trình xây dựng bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh?

- Để nâng cao hiệu quả, chất lượng các dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn NSNN trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cần thực hiện những giải pháp nào?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Tiếp cận là sự lựa chọn chỗ đứng để quan sát đối tượng nghiên cứu, là sự khởi đầu của quá trình tiếp xúc với đối tượng nghiên cứu, là sự đi trước của tư duy trước khi bắt tay thực hiện thao tác cụ thể của quá trình thu thập thông tin.

- Phương pháp tiếp cận bao gồm: Tiếp cận hệ thống có cấu trúc; Tiếp cận định tình và định lượng; Tiếp cận tất nhiên và ngẫu nhiên; Tiếp cận lịch sử và logic; Tiếp cận cá biệt và so sánh; Tiếp cân phân tích và tổng hợp.

2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu

Chọn vùng nghiên cứu: Đề tài chọn tỉnh Quảng Ninh làm địa bàn nghiên cứu vì đây là một tỉnh trong những năm qua có những bước đột phá trong quy hoạch, phát triển hạ tầng và trong công tác đầu tư xây dựng cơ bản. Để có được những giải pháp phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo về quản lý vốn NSNN, nâng cao chất lượng xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh, Đề tài nghiên cứu, thu thập các số liệu thông tin về các dự án trên địa bàn của tỉnh.

2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập thông tin là việc làm rất quan trọng trong phân tích kinh tế. Thu thập thông tin tốt sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về lý luận và thực tế, tạo điều kiện cho việc xử lý và phân tích thông tin, từ đó đưa ra đánh giá chính xác về thực trạng của vấn đề nghiên cứu và đề xuất các giải pháp xác thực giúp cho việc hoàn thiện công việc nghiên cứu.

2.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được lựa chọn vào mục đích phân tích, minh hoạ rõ nét cho nội dung nghiên cứu. Nguồn gốc của các tài liệu này được trình bày rõ trong phần “tài liệu tham khảo”. Nguồn tài liệu này bao gồm:

Các sách, báo, tạp chí, các văn kiện Nghị quyết, các chương trình nghiên cứu đã được xuất bản, các kết quả nghiên cứu đã được công bố của các cơ quan nghiên cứu, các nhà khoa học trong và ngoài nước, các tài liệu trên internet…liên quan đến những vấn đề về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng.

Phương pháp cụ thể là chọn BQLDA chuyên ngành, BQLDA thành phố, BQL các sở, ban ngành; chọn một vài đơn vị thi công và một số chuyên gia trong lĩnh vực XD cho thêm phần sinh động và mang tính chất đại diện.

2.2.3.2. Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo

Trong quá trình thực hiện luận văn, ngoài những phương pháp kể trên, bản thân đã thu thập ý kiến của các chuyên gia và các nhà quản lý trong lĩnh vực XDCB như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Giao thông, chuyên viên XDCB Văn phòng UBND tỉnh... để làm căn cứ cho việc đưa các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học và thực tiễn; làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn, có khả năng thực thi và có sức thuyết phục cao nhằm nâng cao việc sử dụng hiệu quả vốn đầu tư XDCB từ NSNN.

2.2.4. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu

2.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập, phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đồ thị, biểu đồ,… để đánh giá tình hình tăng giảm các chỉ tiêu liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012 - 2014 dựa trên các số liệu thu thập được. Qua đó thấy được những ưu, nhược điểm cũng như tồn tại của các đơn vị để đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư công trình xây dựng trong thời gian tới.

2.2.4.2. Phương pháp so sánh

So sánh là phương pháp chủ yếu được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản sau: Xác định số gốc để so sánh; Xác định điều kiện so sánh; Xác định mục tiêu so sánh. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định

mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối theo xu hướng biến động của chỉ tiêu phân tích. Sử dụng phương pháp so sánh thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân... từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ khoa học.

Phương pháp so sánh được ứng dụng rộng rãi trong các nghiên cứu kinh tế xã hội. Trong luận văn tác giả sử dụng phương pháp:

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa số liệu của kỳ phân tích và số liệu của kỳ gốc. Phương pháp này dùng để so sánh sự biến đối giữa số liệu của kỳ tính toán với số liệu của kỳ gốc để tìm ra nguyên nhân của sự biến đổi đó, từ đó đưa ra các đánh giá và giải pháp tiếp theo.

∆Y = Yt - Yt-1 Trong đó: + Yt : Số liệu kỳ phân tích.

+ Yt-1 : Số liệu kỳ gốc.

+ ∆Y : Hiệu số (sự thay đối số tuyệt đối) giữa số liệu kỳ phân tích và kỳ gốc.

So sánh số tương đối:

- Tỷ trọng: Được đo bằng tỷ lệ phần trăm (%), là tỷ lệ giữa số liệu thành phần và số liệu tổng hợp. Phương pháp chỉ rõ mức độ chiếm giữ của chỉ tiêu thành phần trong tổng số, mức độ quan trọng của chỉ tiêu tổng thể. Kết hợp với các phương pháp khác để quan sát và phân tích được tầm quan trọng và sự biến đổi của chỉ tiêu, nhằm đưa ra các biện pháp quản lý, điều chỉnh kịp thời.

100 (%) x Y Y R k k  %

Trong đó: + Yk: Số liệu của bộ phận thứ k + Y : Số liệu của tổng thể

+ Rk (%): Tỷ trọng của Yk so với Y.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Phải sử dụng các phương pháp phân tích phù hợp để phân tích được hiệu quả về mặt tài chính. Có thể tính toán các chỉ tiêu phân tích tài chính dự án đầu tư như sau:

a. Chỉ tiêu NPV (giá trị hiện tại thuần): NPV là mức lợi nhuận mà cả quá trình thực hiện dự án đem lại.

     n i i i i r C B NPV 1 (1 ) ) (

Trong đó: + Bi: Tổng thu nhập của dự án năm thứ i. + Ci: Tổng chi phí của dự án năm thứ i. + r: Tỷ lệ chiết khấu được chọn.

Dự án được chấp nhận khi NPV0, khi đó tổng các khoản thu của dự án 

tổng các khoản chi phí sau khi đã đưa về mặt bằng hiện tại.

b. Chỉ tiêu IRR (tỷ suất hoàn vốn nội bộ): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về cùng một mặt bằng thời gian hiện tại thì tại đó tổng thu bằng tổng chi.

0 ) IRR 1 ( ) ( 1      n i i i i C B

Kết quả nếu IRR > lãi suất tiền gửi ngân hàng dài hạn cùng thời điểm (chi phí cơ hội của vốn) thì dự án đầu tư có hiệu quả.

Trường hợp ngược lại, dự án đầu tư không có hiệu quả.

c. Chỉ tiêu thời gian thu hồi vốn đầu tư (T)

Thời gian thu hồi vốn đầu tư (T) là số thời gian cần thiết mà dự án cần hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư ban đầu. Thời gian thu hồi vốn đầu tư tính theo tình hình hoạt động từng năm theo công thức:

iPV D) (W  Lvo Ti

Trong đó: + Ti: Thời gian thu hồi vốn.

Chỉ tiêu này (Ti) cho biết thời gian thu hồi vốn nếu chỉ dựa vào khoản thu hồi lợi nhuận thuần và khấu hao của năm i.

d. Chỉ tiêu số lao động có việc làm: Do thực hiện đầu tư và số lao động có việc làm tính trên một đơn vị vốn đầu tư.

Số lao động có việc làm bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp. Hệ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư được tính bằng công thức: VT T T I L I  Trong đó:

+ IT: Là hệ số lao động có việc làm trên một đơn vị vốn đầu tư + IVT: Tổng số vốn đầu tư

+ LT: Tổng số lao động có việc làm.

Dự án đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội:

Việc lập và thẩm định dự án đầu tư được coi là hiệu quả khi phân tích được chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án đầu tư, thông qua một số tiêu chuẩn đánh giá được thể hiện như sau:

Mức độ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống của các tầng lớp dân cư.

- Gia tăng số lao động có việc làm. - Tăng thu ngân sách.

- Phát triển các ngành công nghệ chủ đạo có tác dụng gây phản ứng dây chuyền thúc đẩy phát triển các ngành nghề khác.

- Phát triển kinh tế - xã hội ở các địa phương thu nhập thấp.

Để thực hiện tốt giai đoạn chuẩn bị đầu tư, đáp ứng các yêu cầu về quy hoạch, kỹ thuật, tài chính, kinh tế - xã hội, cần chú ý đến các nhân tố ảnh hưởng sau đây:

- Nhân tố con người: Đội ngũ cán bộ quản lý dự án phải có đủ trình độ và năng lực chuyên môn để hiểu biết, cũng như thẩm định được các nội dung của một số dự án đầu tư.

- Lựa chọn Tư vấn: Phải có những đơn vị Tư vấn chuyên nghiệp có đủ về trình độ, đủ tầm nhìn cũng như kinh nghiệm để giúp chủ đầu tư lập dự án đầu tư có đủ các thông tin cần thiết để chủ đầu tư xem xét có quyết định đầu tư hay không.

- Trong quá trình lập dự án đầu tư nhất thiết phải sử dụng các trang thiết bị hiện đại để thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu chính xác.

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ

CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

3.1. Tổng quan về tình hình Kinh tế - Xã hội tỉnh Quảng Ninh

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Tỉnh Quảng Ninh là tỉnh miền núi, nằm ở tọa độ địa lý 20040’ - 21040' vĩ độ bắc, 106025’ - 108025’ kinh độ đông, cách thủ đô Hà Nội 150 km. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc. Quảng Ninh có đường biên giới đất liền 132 km từ Tràng Vĩ (Móng Cái) đến giáp huyện Đình Lập (Lạng Sơn); phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ với 250 km bờ biển kéo dài từ cửa Bắc Luân (Trà Cổ) đến đảo Cát Bà (Hải Phòng); phía Tây giáp thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Dương, tỉnh Bắc Giang và tỉnh Lạng Sơn. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 8.239,243 km2 trong đó diện tích đất liền 5.938 km2, vùng vịnh, biển (nội thuỷ) chiếm 2.448,853 km2, chiếm 1,8 % diện tích cả nước. Diện tích mặt biển rộng trên 6.000 km2, hơn 2.000 hòn đảo lớn nhỏ, trên 40.000 ha bãi triều, 20.000 ha eo vịnh... Quảng Ninh có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế biển và cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho hoạt động ĐTXD.

Quảng Ninh có nguồn tài nguyên khoáng sản ven bờ đa dạng, phong phú (cát, cao lanh, titan...). Cát trắng là loại nguyên liệu quý đối với công nghiệp thuỷ tinh ở nước ta và các nước khác. Đến nay vùng đồi Giếng Đáy và Đông Triều vẫn là trung tâm sản xuất gạch ngói của Quảng Ninh bởi trữ lượng của nó còn hàng trăm triệu tấn. Gạch ngói Giếng Đáy, đồ gốm Đông Triều đã xuất khẩu sang các nước Châu Âu, Châu Mỹ, Hồng Kông, Malaysia và một số quốc gia khác. Gạch ngói Giếng Đáy, Gốm Đông Triều đã góp phần đáng kể trong việc tạo lập bao miền đất, thành phố, thị xã trong và ngoài nước với những công trình đẹp, có chất lượng.

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có nhiều nhà máy Xi măng như: Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, Lam Thạch, Thăng Long… đó cũng là điều kiện thuận lợi về nguồn vật liệu xây dựng, giảm bớt chi phí vận chuyển tới công trình thi công.

Mỏ đá tại huyện Hải Hà là loại đá quý, có quy mô và trữ lượng đá hết sức lớn và đẹp. Mỏ đá tại huyện Hải Hà do có tính chất lý, hoá tốt nên được dùng để làm vật liệu cách điện, trang trí các công trình xây dựng, dùng trong mỹ thuật điêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)