Về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 119 - 121)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo sửa đổi, bổ sung một số nội dung ở các Nghị định về quản lý đầu tư xây dựng, cụ thể như sau:

+ Hồ sơ thiết kế cơ sở của các dự án đầu tư hạ tầng các khu đô thị, khu công nghiệp (theo quy định tại Nghị định số 16/2009/NĐ-CP ngày 07/02/2009 và 112/2010/NĐ-CP ngày 29/9/2010) về cơ bản trùng lặp với hồ sơ quy định chi tiết xây dựng (theo quy định tại Nghị định số 08/2009/NĐ-CP ngày 24/01/2009). Theo quy định hiện hành, các dự án nói trên phải lập và trình duyệt cả quy hoạch chi tiết và dự án đầu tư (trong đó có hồ sơ thiết kế cơ sở hệ thống hạ tầng kỹ thuật) gây lãng phí cả về vốn và thời gian. Để cải cách thủ tục và tiết kiệm chi phí, đề nghị quy định "những dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu dân cư, khu công nghiệp đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan thẩm quyền phê duyệt thì không phải lập và trình duyệt thiết kế cơ sở".

+ Quy định về đấu thầu tại Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 và các Mẫu hồ sơ mời thầu quy định chung cho các loại công trình, tương đối phù hợp với các công trình quy mô lớn, có độ phức tạp, yêu cầu cao về kỹ thuật. Song trên thực tế, phần lớn các công trình có quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản đã bị ràng buộc bởi các yêu cầu quá cao, làm hạn chế hoặc triệt tiêu khả năng tham gia đấu thầu của các doanh nghiệp mới. Công tác đấu thầu tuy đã thực hiện đầy đủ các quy trình, nội dung theo quy định của pháp luật về đấu thầu; song hiệu quả mang lại còn rất hạn chế, không tương xứng với chi phí, thời gian bỏ ra. Vì vậy, cần thiết phải đưa ra một số tiêu chí cơ bản để xác định quy mô gói thầu, yêu cầu kỹ thuật của gói thầu. Đối với gói thầu quy mô nhỏ, yêu cầu kỹ thuật đơn giản chỉ cần yêu cầu về năng lực kỹ thuật và khả năng về vốn để tạo cơ hội cho các doanh nghiệp mới tham gia đấu thầu, xem xét sửa đổi theo hướng áp dụng hình thức chào giá cạnh tranh để tiết kiệm chi phí cho công tác đấu thầu và thời gian thực hiện.

Luật Đấu thầu đã quy định: Việc lựa chọn nhà thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án quyết định tại Điều 1 của Luật (sử dụng vốn Nhà nước từ 30% trở lên) phải áp dụng đấu thầu rộng rãi (Khoản 1, Điều 18). Tuy nhiên, nhằm hạn chế làm giảm hiệu quả của đấu thầu. Hình thức chỉ định thầu cần được quy định chặt

chẽ đối với các gói thầu cụ thể theo hướng làm rõ quy trình được thu hẹp tới mức tối thiểu. Những trường hợp chỉ định thầu cần được công khai hoá các điều kiện và phải do một hội đồng (mang tính chất tư vấn) xem xét và đầu tư là người quy định lựa chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn đó.

Để bảo đảm tính minh bạch, công khai trong đấu thầu, cần quy định chi tiết việc đăng tải công khai các thông tin về đấu thầu trong hệ thống thông tin về đấu thầu do Nhà nước quản lý (Báo đấu thầu và trang tin điện tử về đấu thầu) để ngăn chặn được các thông tin sai lệch, mang tính hình thức... Có quy định cụ thể về việc khiếu nại và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu và xử lý vi phạm. Việc quy định các hành vi bị cấm trong đấu thầu đã được Luật Đấu thầu xử lý vi phạm (Điều 12), song cần được xác định rất cụ thể trong các thông tư hướng dẫn thực hiện Luật và phải có cơ chế để thu thập thông tin, phát hiện vi phạm của các chủ thể tham gia đấu thầu.

Trường hợp giá dự thầu có đơn giá quá thấp khác thường, để tránh hiện tượng phá giá thầu, cần có quy định: Yêu cầu nhà thầu giải trình làm rõ những đơn giá khác thường đó; nếu giải trình không đủ rõ thì cần có quy định xử lý thích hợp để loại bỏ những nhà thầu "phá giá".

Đơn giản hơn là phân cấp mạnh quá trình xét duyệt kết quả đấu thầu nhưng không đơn giản và coi nhẹ thủ tục đấu thầu nhằm ràng buộc trách nhiệm thực hiện nghiêm túc các quy định đấu thầu đối với cả chủ đầu tư, bên mời thầu và nhà thầu.

Kết quả đấu thầu dẫn đến việc ký kết hợp đồng, hợp đồng kinh tế trong ĐTXD có những đặc điểm riêng. Đây là hợp đồng đặt hàng sản xuất sản phẩm có giá trị lớn, phải thực hiện trong thời gian dài, trong thời gian đó diễn ra nhiều biến động thị trường và có thể gặp nhiều rủi ro. Vì vậy, cần được quy phạm hoá chi tiết, có các toà án kinh tế tham gia xét xử các tranh chấp, tránh tình trạng hoà giải thông cảm mà thường cuối cùng NSNN vẫn phái gánh chịu.

Việc tổ chức các Trung tâm đấu thầu Quốc gia để thực hiện đấu thầu xây dựng, mua sắm tài sản công theo kinh nghiệm của Trung Quốc cần được nghiên cứu và áp dụng cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trước mắt Chính phủ cần có quy định chi tiết về việc áp dụng đấu thầu qua mạng thông tin trực tuyến (Điều 30 Luật Đấu thầu) làm cơ sở đưa hình thức đấu thầu này vào áp dụng sớm trong thực tế.

Mặt khác, theo quy định của Luật Đấu thầu hiện hành, việc đấu thầu EPC (tổng thầu) hoặc từng gói thầu của các dự án đầu tư xây dựng được chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn sơ tuyển về năng lực, kinh nghiệm và giai đoạn đấu thầu thương mại và giá. Theo phương thức lựa chọn này thì hầu hết các nhà thầu đều vượt qua giai đoạn 1, vì các nhà thầu có thể thuê các nhà tư vấn có kinh nghiệm làm bài. Giai đoạn 2 là đấu giá. Thực chất đấu thầu ở Việt Nam hiện nay là đấu về giá.

Hiện chúng ta đang vận dụng một cách cứng nhắc và máy móc Luật Đấu thầu của các nước và ngân hàng tư bản mà chúng ta quên rằng hình thức sở hữu của các nước này so với nước ta đang hoàn toàn khác. Các nhà đầu tư của các nước tư bản là các nhà đầu tư tư nhân. Nhà máy, dự án là sở hữu riêng của họ, trong khi ở nước ta tài sản, của cải, nhà máy, dự án là của Nhà nước. Khi chúng ta chưa đa dạng và thay đổi hình thức sở hữu mà lại áp dụng vội vàng và cứng nhắc Luật Đấu thầu của nước ngoài sẽ làm thiệt hại đến quyền lợi quốc gia, cản trở quá trình công nghiệp hóa và xây dựng các tập đoàn công nghiệp trong nước.

Vì vậy, Nhà nước cần sớm nghiên cứu sửa đổi Luật Đấu thầu. Một trong những bất cập của Luật Đấu thầu là việc chúng ta bãi bỏ điều khoản nêu xuất xứ thiết bị trong hồ sơ mời thầu. Chúng ta phải có những quy định cụ thể cho các yêu cầu tối thiểu về cấp độ tiên tiến và hiện đại của thiết bị công nghệ cho từng lĩnh vực công nghiệp như năng lượng, thuỷ điện, nhiệt điện, xi măng, thép, lọc, hoá dầu... đồng thời quy định trách nhiệm cụ thể cho từng bộ, ban, ngành để quản lý, giám sát việc thực hiện các yêu cầu này. Nghĩa là trong Luật đấu thầu và hồ sơ mời thầu cần đưa hệ số tính điểm về xuất xứ thiết bị vào để xét thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 119 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)