5. Bố cục của luận văn
4.3.2. Đổi mới quản lý giá, hạn chế tình trạng thất thoát trong khâu mua sắm,
khâu mà Kho bạc nhà nước hiện tại không có chức năng kiểm soát
Mục tiêu đổi mới cơ chế định giá xây dựng là chuyển từ định giá hành chính sang hệ thống định giá theo cơ chế thị trường, làm sao cho giá cả phản ánh đúng đắn hơn giá trị và quy luật theo nguyên tắc. Thực hiện đổi mới cơ chế quản lý giá xây dựng theo nguyên tắc nhà nước thống nhất quản lý giá xây dựng thông qua việc ban hành các chính sách chế độ về giá, các nguyên tắc và quản lý đơn giá, dự toán, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, định mức các loại chi phí sao cho phù hợp với từng thời kỳ, làm căn cứ xác định tổng mức đầu tư, tổng dự toán các hạng mục, giá xét thầu và giá chỉ định thầu. Đây cũng là cơ sở thống nhất để công tác kiểm soát giá trị xây dựng từng hạng mục hoàn thành, kiểm tra hồ sơ đối với hệ thống công việc
trong trình tự đầu tư và xây dựng mang tính chất chuẩn mực, tránh khỏi sự trùng lắp, bỏ sót, thậm chí lúng túng trong việc xác định giá trị hợp pháp..
- Cần thống nhất quản lý giá xây dựng vào một đầu mối và có phân cấp rõ ràng để tránh tình trạng trùng chéo như hiện nay khi công bố định mức, đơn giá. Ban hành đồng bộ các căn cứ pháp lý như suất vốn đầu tư, định mức đơn giá dự toán phục vụ quy trình xác định giá sản phẩm xây dựng như tổng mức đầu tư, dự toán công trình, các hạng mục, cũng như các văn bản hướng dẫn phương pháp lập giá sản phẩm xây dựng đối với những công trình thuộc dự án sử dụng vốn ngân sách theo các giai đoạn của quá trình đầu tư và xây dựng.
- Hoàn thiện cơ cấu từng khoản mục chi phí một cách thống nhất và phù hợp với triển khai trên thực tế. Xây dựng các danh mục, lựa chọn phương pháp tính chi phí chung phù hợp với tình hình trong nước, khu vực và quốc tế trong từng thời kỳ. Trị số định mức chung phải phù hợp với quy mô, tính chất của từng loại công trình, công tác xây lắp.
Như đã đề cập ở các chương trước thì tình trạng thất thoát lãng phí vốn đầu tư XDCB từ NSNN nói chung và ở tỉnh Quảng Ninh nói riêng có thể xảy ra ở nhiều khâu, nhiều giai đoạn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy để thực hiện thành công công tác chống thất thoát lãng phí cần rất nhiều giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách tới năng lực quản lý, hoàn thiện quy trình quản lý nhằm nâng cao hiệu quả dự án trong quá trình thực hiện đầu tư.