Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý trong công tác đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 106 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.2.5. Đổi mới và hoàn thiện cơ chế phân cấp, quản lý trong công tác đầu tư

XDCB

4.2.5.1. Sự cần thiết thực hiện giải pháp

Thực hiện nghị định 12/201/NĐ-CP của Chính phủ, UBND tỉnh Quảng Ninh đã phân cấp cho UBND cấp huyện, thành phố thuộc tỉnh trong công tác quản lý, tổ chức thực hiện công tác đầu tư công trình XD trên địa bàn tỉnh, đã cụ thể hoá các tiêu chí tại bản Quy định về quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình sử dụng nguồn vốn ngân sách của địa phương ban hành kèm theo Quyết định số 4170/2011/QĐ-UBND ngày 28/2/2011 của UBND tỉnh để thay thế Quyết định số 1888/2007/QĐ-UBND ngày 01/6/2007 của UBND tỉnh Quảng Ninh cho phù hợp với tình hình quản lý hiện tại. Thực hiện cơ chế phân công phân cấp tỉnh, các ngành, các cấp (cấp huyện và cấp xã, phường) đã phát huy được tính chủ động trong điều hành ngân sách cũng như tăng trách nhiệm và quyền hạn trong quyền quyết định đầu tư, bố trí vốn và thực hiện dự án.

Nhìn lại, bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc phân cấp quản lý vốn đầu tư còn nhiều điểm khiếm khuyết cần sửa đổi bổ sung kịp thời. Văn bản phân cấp chưa rõ ràng, chưa triệt để, chưa diễn ra mạnh mẽ, chưa bao quát hết những khía cạnh cần quản lý; cần phải đưa ra các giải pháp sau:

4.2.5.2. Nội dung giải pháp và tổ chức thực hiện

Một là, Đẩy mạnh phân cấp quản lý đầu tư xây dựng. Nhằm đổi mới công tác quản lý đầu tư, tăng cường trách nhiệm cho các cấp, vấn đề quan trọng hàng đầu là

phân cấp quản lý cho các cấp theo hướng ngày càng triệt để, làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm trong công tác quản lý đầu tư xây dựng.

Hướng phân cấp phải đảm bảo các mục tiêu sau:

- Tăng cường chủ động sáng tạo, linh hoạt cho các cấp huyện, thành phố trong quản lý đầu tư XDCB.

- Động viên thêm nguồn lực cho đầu tư, nhất là các nguồn lực cấp xã. Tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội và toàn thể quần chúng tham gia vào quản lý đầu tư. Cụ thể đẩy mạnh công tác đấu giá chuyển quyền sử dụng đất dôi dư, nhỏ lẻ và đất kế hoạch của các phường, xã để hoàn thành kế hoạch tỉnh giao và kế hoạch tỉnh phấn đấu và tạo nguồn cho phường, xã xây dựng, cải tạo, nâng cấp trụ sở làm việc, nhà văn hóa, trạm y tế xã, phường; đối ứng TPCP xây dựng trường, lớp học đạt chuẩn, UBND tỉnh đã ủy quyền cho UBND thành phố, thị xã trực thuộc được thẩm định phê duyệt thủ tục để tổ chức đấu giá QSDĐ nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện đấu giá đất và giải ngân vốn trong năm kế hoạch.

Chống tư tưởng ỷ lại của cấp dưới, trông chờ vào cấp trên, hạn chế việc cố chạy bằng những dự án nhưng không quan tâm đến hiệu quả của chúng.

Hai là: Đề cao trách nhiệm của cá nhân người ra quyết đầu tư.

Trong lĩnh vực đầu tư XDCB mặc dù có nhiều dự án không có hiệu quả thậm trí gây thất thoát lớn về kinh tế và ảnh hưởng xấu đến vấn đề xã hội nhưng vẫn không bị truy cứu trách nhiệm. Trong các văn bản pháp quy về chế độ quản lý đầu tư XDCB nước ta từ trước tới nay chưa đặt ra các chế tài cụ thể đối với các tổ chức và cá nhân khi gây ra hậu quả cho đất nước trong lĩnh vực này. Để nâng cao trách nhiệm cá nhân và tổ chức trong quản lý đầu tư XDCB Tỉnh phải có những quy định cụ thể buộc cá nhân và tổ chức phải chịu trách nhiệm với những thất thoát đó.

Ba là: Đề cao vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước.

Trong mọi giai đoạn của dự án đầu tư từ vốn của ngân sách nhà nước thì vai trò quản lý nhà nước đóng vai tò quan trọng đó là việc:

- Thanh tra, kiểm tra mọi trình thủ tục đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật;

- Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo chất lượng và an toàn công trình;

- Thanh tra, kiểm tra công tác thanh toán, quyết toán đưa vào quy định phải kiểm toán mọi chi phí khi thanh toán quyết toán;

- Thanh tra, kiểm tra việc đảm bảo tiến độ;

- Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh mọi vi phạm trong các hợp đồng xây dựng nhất là tình trạng tiêu cực, hiệu quả dự án kém làm thất thoát lãng phí vốn nhà nước trong đầu tư.

- Đánh giá hiệu quả đầu tư theo mục tiêu của dự án, theo chu trình của dự án (cả giai đoạn đầu tư và kết thúc đầu tư đưa dự án vào khai thác sử dụng).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả dự án đầu tư công trình xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh quảng ninh​ (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)