5. Kết cấu của luận văn
3.6.1. Phương pháp thu thập thông tin và cỡ mẫu
Thông tin dữ liệu được thu thập thông qua điều tra các doanh nghiệp đang sử dụng hình thức nộp thuế qua mạng trên website: http://nopthue.gdt.gov.vn. Thời điểm tác giả phỏng vấn khách hàng là trong khoảng thời gian từ tháng 03 năm 2015 đến tháng 12 năm 2015. Danh sách doanh nghiệp được lấy xác suất trên danh sách các doanh nghiệp đang ký nộp thuế qua mạng tại Chi cục thuế quận Tân Bình.
Đối tượng phỏng vấn trong nghiên cứu này là doanh nghiệp, nhưng vì nghiệp vụ thuế là một nghiệp vụ đặc thù nên việc xác định chính xác đối tượng phỏng vấn rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả khảo sát. Tác giả xác định đối tượng phỏng vấn như sau: Đối với các doanh nghiệp có kế toán thuế riêng thì sẽ phỏng vấn kế toán thuế của doanh nghiệp, doanh nghiệp nào mà kế toán tổng hợp kiêm luôn kế toán thuế tác giả sẽ phỏng vấn kế toán tổng hợp. Đối với doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp tự kê khai thì sẽ phỏng vấn chủ doanh nghiệp. Sở dĩ tác giả làm như vậy vì việc nộp thuế của doanh nghiệp có khó khăn hay vướng mắc hay không chủ yếu là do chính người thực hiện việc kê khai và nộp thuế phản hồi và thông qua đó chủ doanh nghiệp sẽ biết được dịch vụ nộp thuế qua mạng có tốt hay không và phản hồi lại cho cơ quan thuế, nên ý kiến của người trực tiếp kê khai, nộp thuế phản ánh chính xác nhất chất lượng dịch vụ nộp thuế qua mạng mà ngành thuế cung cấp.
Phương pháp phân tích dữ liệu chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu này là phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy bội. Theo Hair & ctg (1998), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu thì kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát.
Mô hình nghiên cứu có số biến quan sát là 26. Nếu theo tiêu chuẩn năm mẫu cho một biến quan sát thì kích thước mẫu cần thiết là n = 130 (26 x 5). Để đạt được kích thước mẫu đề ra, 220 bảng câu hỏi được gửi đi phỏng vấn.