Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nộp thuế điện tử của doanh nghiệp tại địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)

5. Kết cấu của luận văn

2.7. Mô hình nghiên cứu đề nghị và các giả thuyết nghiên cứu

Mô hình nghiên cứu đề nghị

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về dịch vụ điện tử đặc biệt là một số nghiên cứu trong lĩnh vực điện tử công, tác giả đã xây dựng cho mình một thang đo dùng để đo lường sự hài lòng của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ nộp thuế

điện tử mà cụ thể ở đây là các doanh nghiệp đang sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử tại khu vực quận Tân Bình. Thang đo này gồm 4 yếu tố có tác động trực tiếp đến sự hài lòng của người nộp thuế khi giao dịch nộp thuế điện tử tại Chi cục thuế quận Tân Bình, trong đó 3 yếu tố được tác giả kế thừa từ thang đo E-S Qual của Parasuraman et al. (2005) là: Tính hiệu quả , Sự sẵn sàng của hệ thống, Độ bảo mật. Riêng thang đo Hỗ trợ doanh nghiệp được tác giả tham khảo từ nghiên cứu của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (2015).

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu của tác giả

Các giả thuyết nghiên cứu đề nghị:

Giả thuyết H1: Có mối quan hệ dương giữa Tính hiệu quả và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử.

Giả thuyết H2: Có mối quan hệ dương giữa Sự sẳn sàng của hệ thống và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử.

Giả thuyết H3: Có mối quan hệ dương giữa Độ bảo mật và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử.

Giả thuyết H4: Có mối quan hệ dương giữa Sự hỗ trợ doanh nghiệp và bảo mật và Sự hài lòng của người nộp thuế khi sử dụng dịch vụ nộp thuế điện tử.

Tính hiệu quả Sự sẵn sàng của hệ thống Độ bảo mật Sự hỗ trợ doanh nghiệp Sự hài lòng của doanh nghiệp

Kết luận chương 2

Trong chương 2, tác giả đề cập đến các cơ sở lý luận cơ bản liên quan đến dịch vụ điện tử và chất lượng dịch vụ điện tử, qua đó cung cấp kiến thức khái quát về dịch vụ thuế điện tử tại Việt Nam. Thông qua nghiên cứu và kế thừa các mô hình trước tác giả cũng đã xây dựng cho mình mô hình nghiên cứu về chất lượng dịch vụ thuế điện tử cũng như sự hài lòng của khách hàng theo thang đo E-S Qual có hiệu chỉnh các biến quan sát cho phù hợp với dịch vụ nộp thuế qua mạng tại Việt Nam. Đây cũng là cơ sở để tác giả tiến hành đo lường Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với dịch vụ nộp thuế điện tử trong các chương tiếp theo.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu

Trên cơ sở lý thuyết đã được đề cập trong chương 2 cùng với mô hình nghiên cứu đã được xây dựng cùng với các giả thuyết. Chương 3 sẽ tiếp tục trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng thang đo cho các khái niệm nghiên cứu và kiểm định mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ nộp thuế điện tử của doanh nghiệp tại địa bàn quận tân bình, thành phố hồ chí minh (Trang 39 - 42)