5. Bố cục của luận văn
1.2.1. Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng Cao Bằng
Ban QLDA được chủ đầu tư ủy quyền tổ chức thực hiện các dự án do Sở GTVT Cao Bằng làm CĐT, cụ thể: Thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư; tổ chức quản lý, giám sát thực hiện và quyết toán các dự án; tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết các hợp đồng thực hiện, hoàn thành dự án theo kế hoạch; tổ chức GPMB theo đúng quy định hiện hành. Cơ cấu tổ chức gồm: Ban giám đốc, phòng QLDA, phòng hành chính kế toán và phòng tư vấn giám sát, Ban quản lý quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban, vị trí, chức vụ.
Ban QLDA ĐTXD Cao Bằng được CĐT ủy quyền phần lớn các nội dung quản lý từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư cho tới giai đoạn kết thúc đầu tư, trừ công việc thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, kết quả lựa chọn nhà thầu. Như vậy, Ban được chủ động hoàn toàn trong công tác quản lý dự án ĐTXD công trình. Ban QLDA ĐTXD Cao Bằng tổ chức quản lý các dự án theo mô hình dọc, nghĩa là các dự án được coi là của cả Ban QLDA, mỗi phòng thực hiện
một số hạng mục quản lý, các quyết định quản lý do người đứng đầu Ban (Giám đốc) quyết định. Sử dụng mô hình này có nhiều ưu điểm:
- Ban QLDA được chủ động trong toàn bộ quá trình quản lý, điều hành các dự án tạo điều kiện nâng cao hiệu quả giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị.
- Quản lý và thực hiện các công việc có sự tham gia của nhiều bộ phận, làm giảm thiểu các sai sót trong quá trình thực hiện nhờ việc kiểm tra chéo và có thể đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhờ việc phát huy hiệu quả tính tập thể.
Tuy nhiên nó cũng có một số hạn chế khi QLDA có nhiều người, nhiều bộ phận tham gia, sự phối hợp, kết nối và phân công kém sẽ dẫn đến những ảnh hưởng rất lớn đến việc thực hiện dự án. Khi trách nhiệm tập trung vào người đứng đầu như vậy không phát huy được tính chủ động và tinh thần trách nhiệm của từng bộ phận và mỗi cá nhân. Công việc được phân chia cho các nhân viên dễ dẫn đến việc hồ sơ lưu trữ không được tập trung, thống nhất dễ thất lạc. Công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ phải trải qua nhiều bộ phận, nhiều khâu nên nếu không có một quy trình thực hiện kỹ càng thì dễ dẫn đến chồng chéo, kéo dài thời gian gây khó khăn cho các nhà thầu cũng như ảnh hưởng đến công tác thanh toán, quyết toán công trình.
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án tỉnh Cao Bằng, giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2017, Ban quản lý được giao nhiệm vụ chủ đầu tư 11 dự án, trong đó có 8 dự án chuẩn bị đầu tư gồm: dự án đường tỉnh 216; đường tỉnh 207; đường từ di tích danh lam thắng cảnh quốc gia động Dơi đến khu du lịch thác Bản Giốc; đường giao thông nông thôn Lũng Láo - Bình Chỉnh; đường tỉnh 208 từ thị trấn Đông Khê, huyện Thạch An đi xã Cách Linh, huyện Phục Hòa - xã An Lạc, xã Đức Quang, huyện Hạ Lang - xã Chí Viễn, huyện Trùng Khánh; cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương; cầu đường bộ II Tà Lùng - Thủy Khẩu; dự án nâng cấp cải tạo đường Nà Pồng - Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm. Và 3 dự án đang triển khai thi công gồm: dự án đường tỉnh 207 đoạn Km0-Km31; đường tỉnh 216; đường giao thông nông thôn Lũng Láo - Bình Chỉnh. Ngoài ra, đơn vị cũng đang thực hiện 3 dự án do chủ đầu tư ủy thác gồm: dự án cải tạo nâng cấp đường tỉnh 202; đường giao thông Đồn Biên phòng Cần Yên; các hạng mục công trình phục vụ diễn tập khu vực phòng thủ tỉnh Cao Bằng năm 2016, các đường hầm trong núi.
Trong các báo cáo công khai trên báo chí, Ban QLDA tỉnh Cao Bằng đã triển khai chuẩn bị dự án theo đúng nhiệm vụ UBND tỉnh giao cơ bản đạt yêu cầu, được phê duyệt đầu tư đảm bảo tiến độ. Tuy nhiên, quá tình triển khai còn khó khăn trong công tác bố trí vốn, một số dự án không được triển khai theo đúng tiến độ đã phê
duyệt đầu tư, công tác đền bù, giải phóng mặt bằng. Đối với các dự án đã hoàn thành đều được nghiệm thu bàn giao đảm bảo chất lượng.
Gần đây nhất, Ban quản lý dự án triển khai đấu thầu thực hiện gói thầu số 12, Dự án giai đoạn I, Dự án đường tỉnh 208, từ Đông Khê đến Trùng Khánh với trị giá là 670 tỷ đồng bằng phương thức đấu thầu rộng rãi để lựa chọn nhà thầu thực hiện thi công. Tuy nhiên, trong điều kiện mời thầu có tiêu chí đánh giá nhà thầu phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước và có xác nhận của cơ quan quản lý thuế chi tiết từng khỏan mục thuế phải nộp. Điều này có nghĩa là khi tham gia hoạt động, tất cả các nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ thuế với nhà nước, nếu không hoàn thành nghĩa vụ thuế sẽ không được chấp nhận để tham gia đấu thầu. Việc vận dụng điều kiện này góp phần đảm bảo về điều kiện tài chính của đơn vị tham gia thầu về năng lực tài chính và kinh nghiệm thực hiện. Tuy nhiên, khi triển khai đã dẫn đến khiếu nại của hai đơn vị là Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn Miền Trung - Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1); Công ty cổ phần đầu tư thương mại và xây dựng giao thông 1 (Trico) về việc họ bị đánh giá không đáp ứng yêu cầu kỹ thuật do chưa hoàn thành nghĩa vụ thuế trong khi tính đến thời điểm nộp hồ sơ đấu thầu họ đã hoàn thành xong mọi nghĩa vụ thuế. [14] Điều này làm cho dự án bị chậm tiến độ thực hiện triển khai để giải quyết khiếu nại.