Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh bắc kạn (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

1.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công

trình giao thông tỉnh Bắc Kạn

Từ thực tế hoạt động của các Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các tỉnh, Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn cần rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Lựa chọn mô hình QLDA linh hoạt để thích ứng với từng với sự biến đổi của môi trường quản lý trong từng giai đoạn, phù hợp với quy mô và tính chất của từng dự án. Tăng cường ứng dụng các tiến bộ của khoa học công nghệ vào công tác quản lý dự án đầu tư. Xây dựng được quy trình thực hiện, kiểm soát các công việc dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến kết thúc đầu tư, đảm bảo tính linh hoạt có thể điều chỉnh cho phù hợp với quy mô, tính chất của từng dự án. Gắn việc phân công nhiệm vụ của mỗi cán bộ quản lý với quy trình thực hiện của dự án.

- Ban QLDA luôn phải chú trọng đến công tác đào tạo cán bộ một cách toàn diện về chuyên môn nghiệp vụ cũng như về phương pháp, kỹ năng làm việc. Tạo môi trường làm việc thuận lợi cho mỗi cá nhân cán bộ quản lý phát huy được khả năng bản thân, phát huy tính chủ động sáng tạo của cá nhân và tinh thần làm việc tập thể.

- Trong mọi giai đoạn của dự án, phải tập trung mọi nguồn lực, quản lý có hiệu quả:

+ Đối với công tác khảo sát: Đảm bảo lựa chọn được tư vấn khảo sát đủ năng lực; chú trọng việc lập nhiệm vụ khảo sát, phương án kỹ thuật khảo sát, đảm bảo số liệu thu thập đủ điều kiện để thiết kế, chi phí khảo sát được tính đúng tính đủ; thường xuyên kiểm tra giám sát quá trình khảo sát để đảm bảo về tiến độ và chất lượng sản phẩm.

+ Đối với công tác lập thiết kế: Coi trọng chất lượng Tư vấn thiết kế, thường xuyên phối hợp giữa Ban QLDA và tư vấn trong quá trình lập thiết kế, cần có phương pháp kiểm soát sản phẩm thiết kế theo hệ thống để đảm bảo chất lượng và giảm thời gian, thủ tục kiểm soát.

+ Trong quá trình thi công xây dựng chất lượng công trình luôn là yếu tố có tầm quan trọng hàng đầu đối với dự án ĐTXD do vậy việc kiểm soát về chất lượng thi công cần ưu tiên trước hết trong quá trình quản lý thi công xây dựng. Để làm được điều này Ban QLDA cần nâng cao chất lượng công tác lựa chọn nhà thầu xây dựng, nâng cao chất lượng công tác giám sát xây dựng, chú trọng việc áp dụng khoa học công nghệ trong quá trình kiểm soát chất lượng. Bên cạnh đó, để đảm bảo tiến độ thi công xây dựng thì công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng phải được thực hiện tốt, việc bố trí vốn và nghiệm thu thanh toán khối lượng phải kịp thời. Chú trọng công tác kiểm soát khối lượng và chi phí để đảm bảo hiệu quả đầu tư của dự án.

Chương 2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn?

- Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn?

- Giải pháp gì để hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn?

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

* Thu thập thông tin thứ cấp:

Để có nguồn thông tin chính xác, cập nhật để tiến hành nghiên cứu, tác giả tiến hành thu thập thông tin thứ cấp. Nguồn dữ liệu này bao gồm:

- Các sách, báo, giáo trình, tạp chí, bài giảng để tìm hiểu những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý dự án đầu tư trong doanh nghiệp như: Khái niệm, mục tiêu, vai trò của dự án đầu tư, nội dung và đặc điểm và vai trò của quản lý dự án đầu tư đầu tư và các chỉ tiêu phân tích quản lý dự án đầu tư,…

- Thông qua tài liệu lưu trữ của Ban quản lý để tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển, mục tiêu phát triển, tầm nhìn và cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn.

- Các số liệu, báo cáo về tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của Ban quản lý, các báo cáo phân tích đánh giá dự án xây dựng GTVT của BQL,… được thu thập từ phòng các phòng ban để mô tả lại công tác quản lý dự án đầu tư được thực hiện tại Ban quản lý, đồng thời sử dụng các dữ liệu để đề xuất giải pháp hoàn thiện.

* Thu thập thông tin sơ cấp:

Tài liệu sơ cấp thu được thông qua điều tra thực tế, phỏng vấn trực tiếp cán bộ lãnh đạo, công nhân viên Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn để tìm hiểu quy trình hoạt động, cách thức quản lý dự án đầu tư, từ khâu lập dự án đầu tư đến quá trình khảo sát, thiết kế đến thi công công trình, bàn giao và đưa dự án vào hoạt động,... để đưa ra nhận định về ưu điểm và hạn chế của quá trình quản lý.

Tác giả sử dụng phiếu điều tra để thu thập kết quả đánh giá của 150 đối tượng điều tra về hoạt động quản lý dự án đầu tư của Ban quản lý, đánh giá của các đối tượng điều tra về kết quả thực hiện quá trình quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông của Ban quản lý. Chi tiết về đối tượng được điều tra được thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng số 3.1: Thông tin chi tiết về việc điều tra thu thập thông tin sơ cấp

STT Đơn vị Số phiếu phát ra Số phiếu thu về hợp lệ Số phiếu không hợp lệ

1 Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Kạn 9 9 0 2 Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn 12 12 0 3 Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình 14 14 0 4 Cán bộ, nhân viên Ban quản lý dự án

ĐTXD CTGT tỉnh Bắc Kạn 76 76 0 5 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng giao

thông Bắc Thái 3 3 0

6 Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Bắc Kạn 3 3 0 7 Công ty cổ phần tư vấn 497 3 3 0 8 Công ty cổ phần tư vấn Phú Thái 3 3 0 9 Công ty cổ phần và thiết kế xây dựng 688 3 3 0 10 Công ty cổ phần Tư vấn và đầu tư

Kinh Bắc 3 3 0

11 Công ty cổ phần tư vấn Thiên Khai 3 3 0 12 Liên danh Hồng Hà - Huy Hoàn - Cầu

đường 17 3 3 0

13 Công ty cổ phần xây dựng CTGT 228 3 3 0 14 Công ty cổ phần xây dựng và đầu tư

An Phát 4 4 0

15 Công ty XD và phát triển nhà Mê Linh 3 3 0 16 Công ty cổ phần xây dựng 699 5 5 0

(Nguồn: Tổng hợp danh sách đối tượng điều tra thu thập thông tin sơ cấp)

2.2.2. Phương pháp tổng hợp thông tin

Sau khi có những dữ liệu thu thập được, tác giả tiến hành sắp xếp, chọn lọc và phân loại từng nhóm thông tin, loại bỏ những thông tin không cần thiết, sử dụng excel, để tính toán, xử lý số liệu thu thập được, phân tổ thống kê theo những tiêu thức khác nhau, từ đó tạo lập các bảng biểu, sơ đồ, biểu đồ biểu thị các chỉ tiêu phân tích.

Đối với các phiếu điều tra thu thập được, tác giả sẽ loại bỏ những phiếu điều tra không đảm bảo các yêu cầu thông tin, tổng hợp các phiếu điều tra bằng công cụ Excel.

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

- Phương pháp so sánh, đối chiếu: Các số liệu sau khi tác giả thu thập được sẽ sắp xếp theo trình tự thời gian và quy về cùng một thời điểm khi so sánh. Áp dụng phương pháp này, tác giả sử dụng các hàm tính toán cơ bản trong excel để tính toán các mức độ biến động như: tỷ trọng của chỉ tiêu nghiên cứu, số lượng; tỷ lệ để xem xét tốc độ phát triển bình quân, tốc độ tăng (giảm) của năm sau so với năm trước… từ đó lập bảng phân tích so sánh qua các năm để phân tích nguyên nhân của sự tăng (giảm) đó, qua đó dự báo biến động chỉ tiêu nghiên cứu trong các giai đoạn tiếp theo.

- Phương pháp thống kê mô tả: Các số liệu thu thập được sẽ được liệt kê theo thời gian theo từng chỉ tiêu cụ thể, kết hợp với phân tích đồ họa đơn giản như các đồ thị mô tả dữ liệu, biểu diễn các dữ liệu thông qua đồ thị, bảng biểu diễn số liệu tóm tắt. Trong luận văn đó là các bảng biểu thể hiện số lượng, cơ cấu của chỉ tiêu nghiên cứu. Từ các bảng số liệu, tác giả sẽ sử dụng các biểu đồ để thấy rõ hơn cũng như có cái nhìn sinh động hơn về cơ cấu của các yếu tố đang phân tích. Chúng tạo ra được nền tảng để phân tích định lượng về số liệu.

- Sử dụng kiểm định Cronbach’s alpha để phân tích độ tin cậy của số liệu khảo sát, dựa vào hệ số kiểm định Cronbach’s alpha của các thành phần thang đo và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi biến đo lường từ đó có kết luận về độ tin cậy của số liệu điều tra.

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Chênh lệch dự toán:

Chênh lệch dự toán là số thay đổi dự toán sau điều chỉnh và dự toán ban đầu. Mức độ chênh lệch càng ít càng phản ánh được chất lượng và hiệu quả công tác dự báo tư vấn, thiết kế lập dự toán.

Chênh lệch dự toán sau điều chỉnh và dự toán ban đầu của

hạng mục i

= Giá dự toán sau điều chỉnh của hạng mục i -

Giá dự toán ban đầu của hạng

mục i Tỷ lệ chênh lệch dự toán sau

điều chỉnh và dự toán ban đầu của hạng mục i =

Chênh lệch dự toán sau điều chỉnh và dự toán ban đầu của hạng mục i

x 100% Giá dự toán ban đầu của hạng mục i

- Tỷ lệ tiết kiệm qua đấu thầu:

Tiết kiệm qua đấu thầu là con số chênh lệch giữa giá gói thầu được phê duyệt và giá trúng thầu của nhà thầu thực hiện gói thầu (thông thường giá trúng thầu phải thấp hơn giá gói thầu).

Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu hạng mục i =

Chênh lệch giữa giá trúng thầu và giá gói thầu hạng mục i

x100% Giá gói thầu hạng mục i

- Số gói thầu đảm bảo tuân thủ quy định về bố trí nhân sự/Trang thiết bị của dự án i: Là số lượng gói thầu được nhà thầu thực hiện tuân thủ quy định trong hồ sơ đấu thầu về số lượng nhân sự và trình độ năng lực, kinh nghiệm của đội ngũ nhân sự/trang thiết bị sử dụng.

- Tỷ lệ gói thầu đảm bảo tuân thủ quy định về bố trí nhân sự/Trang thiết bị của dự án i

Tỷ lệ gói thầu đảm bảo tuân thủ quy định về bố trí nhân sự/Trang thiết bị của dự án i =

Số lượng gói thầu đảm bảo tuân thủ quy định về bố trí nhân sự/Trang thiết bị của

dự án i

x100% Tổng số gói thầu của dự án i

- Thay đổi về chi phí xây dựng dự án: Sự thay đổi trong chi phí xây dựng dự án ở từng hạng mục thi công công trình có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, cả khách quan và chủ quan. Trường hợp thay đổi chi phí xảy ra do phát sinh khối lượng xây dựng hoặc do chế độ chính sách của Nhà nước thay đổi thì cần theo dõi, tính toán chi tiết cho từng hạng mục, đảm bảo tính đúng, tính đủ, là căn cứ để lập hồ sơ điều chỉnh giá và trình chủ đầu tư thẩm định, phê duyệt.

Chênh lệch chi phí xây dựng dự án so với giá hợp đồng ban đầu

của dự án do hạng mục i =

Chi phí xây dựng phát sinh thực tế của hạng mục i

Giá thực hiện hợp đồng hạng mục i

- Tỷ lệ thay đổi chi phí xây dựng dự án so với giá hợp đồng ban đầu:

Tỷ lệ thay đổi chi phí xây dựng dự án so với

giá hợp đồng ban đầu của dự án do hạng mục i

=

Chênh lệch chi phí xây dựng dự án so với giá hợp đồng ban đầu của dự án do hạng mục i

x 100% Giá thực hiện hợp đồng hạng mục i

- Số lượng gói thầu hoàn thành đúng thời gian quy định của dự án i: là số lượng gói thầu tuân thủ đúng yêu cầu về thời gian, tiến độ hoàn thành của gói thầu đã đấu thầu của dự án i.

- Tỷ lệ gói thầu hoàn thành đúng thời gian quy định của dự án i:

Tỷ lệ gói thầu hoàn thành đúng thời gian quy định

của dự án i =

Số lượng gói thầu hoàn thành đúng thời gian quy định của dự án i

x100% Tổng số gói thầu của dự án i

- Tỷ lệ số dự án hoàn thành đúng thời gian quy định: Là tỷ lệ giữa số dự án hoàn thành đúng tiến độ và thời gian quy định so với tổng số dự án mà Ban quản lý dự án đầu tư thực hiện trong một giai đoạn nhất định.

Tỷ lệ số dự án hoàn thành đúng thời gian quy định =

Số dự án hoàn thành đúng thời gian quy định

x100% Tổng số dự án thực hiện trong

giai đoạn i

- Tỷ lệ số dự án chậm tiến độ: Là tỷ lệ giữa số dự án không hoàn thành đúng tiến độ và thời gian quy định so với tổng số dự án mà Ban quản lý dự án thực hiện trong một giai đoạn nhất định.

Tỷ lệ số dự án chậm tiến độ =

Số dự án không hoàn thành đúng thời gian, tiến độ quy định

x100% Tổng số dự án thực hiện trong giai

Chương 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH BẮC KẠN

3.1. Đặc điểm về địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

Bắc Kạn là tỉnh nội địa, ở vị trí trung tâm các tỉnh thuộc khu Việt Bắc cũ, phía Đông giáp tỉnh Lạng Sơn, phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Thái Nguyên, phía Bắc giáp tỉnh Cao Bằng; thị xã tỉnh lỵ cách Thủ đô Hà Nội 170 km theo đường Quốc lộ 3. Quốc lộ 3 qua tỉnh dài 123,5 km là đường giao thông quan trọng nhất tỉnh để giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh bạn. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các tuyến đường: Quốc lộ 279 từ Lạng San - huyện Na Rì, qua huyện Ngân Sơn, huyện Ba Bể, sang tỉnh Tuyên Quang, tỉnh Hà Giang; Quốc lộ 3B từ Xuất Hoá - thị xã Bắc Kạn, qua Na Rì, sang huyện Tràng Định - tỉnh Lạng Sơn.

Theo kết quả nghiên cứu của Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Bắc Kạn có cấu tạo địa chất khá phức tạp. Trên địa bàn tỉnh có bao nhiêu kiểu kiến trúc địa chất. Hệ thống núi thấp và trung bình thuộc cánh cung sông Gâm có các loại đá xâm nhập granít, rhyonít, granít haimica và các loại phiến biến chất, thạch anh quắczít, đá sừng… Cánh cung Ngân Sơn có các loại granít, rhyonít, phiến sét, thạch anh, đá vôi… Khối núi đá vôi Kim Hỷ có tuổi cácbon - pecmi màu xám trắng có cấu tạo kiểu khối, hiểm trở và những biến chất khu vực. Vùng núi thấp phía nam tỉnh là nơi quy tụ nhiều dãy núi cánh cung, nên có nhiều loại đá trầm tích có kết cấu hạt mịn, hạt thô và đá mắcma.

Bắc Kạn có hệ thống hạ tầng tại các cụm công nghiệp, khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư lớn vào địa bàn tỉnh, đặc biệt ở Khu công nghiệp Thanh Bình, huyện chợ mới: Nhà máy sản xuất cơ khí - bê tông Anh Đức; Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Vạn Lợi thuê 25 ha đầu tư xây dựng nhà máy luyện thép

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh bắc kạn (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)