Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh bắc kạn (Trang 123 - 125)

5. Bố cục của luận văn

4.3.4. Nhóm các giải pháp khác

Ngoài các giải pháp đã nêu trên, BQL dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn cần chú trọng thực hiện một số giải pháp có tính hỗ trợ sau:

* Giải pháp hoàn thiện về cơ cấu tổ chức

- Xây dựng đề án chuyển đổi mô hình Ban

Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 03/02/2018 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25 tháng 10 năm 2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sáp nhập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành một Ban quản lý dự án đầu tư thuộc UBND tỉnh.

+ Ban QLDA xây dựng quy chế hoạt động của Ban theo hướng dẫn của Bộ xây dựng. Trong đó quy định rõ về các quyền, trách nhiệm giữa bộ phận thực hiện chức năng CĐT và bộ phận thực hiện nghiệp vụ QLDA phù hợp với quy định của Luật Xây dựng năm 2014 và pháp luật có liên quan.

+ Sau khi chuyển đổi mô hình quản lý, với chức năng là CĐT Ban QLDA cần tham gia tham mưu cho việc xây dựng và thực hiện tốt quy hoạch GTVT của địa phương. Từng bước nâng cao năng lực để tham gia làm CĐT và tư vấn QLDA đối với các dự án đầu tư dưới nhiều hình thức như PPP, BT, BOT.

- Về quản lý nhân lực

Đội ngũ cán bộ trong Ban QLDA chính là đội ngũ chủ chốt có tính quyết định đến hiệu quả hoạt động của Ban QLDA. Năng lực, phong cách làm việc, tinh thần tập thể là những điểm mấu chốt cần xem xét. Đội ngũ cán bộ QLDA cần thiết phải được chuẩn hóa nhằm đáp ứng yêu cầu của công việc. Muốn vậy, Ban lãnh đạo cần làm tốt một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ QLDA tại Ban QLDA ĐTXD công trình giao thông tỉnh Bắc Kạn như sau:

+ Không ngừng nâng cao năng lực của cán bộ QLDA, cả năng lực chuyên môn và năng lực quản lý. Ban QLDA phải có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phải luôn luôn có đội ngũ cán bộ nhân lực kế cận, số lượng tăng tương ứng với khối lượng công việc, nhưng chất lượng nhân lực cũng cần phải đề cao phát triển. Để thực hiện kế hoạch đó Ban QLDA trước tiên phải tận dụng hết năng lực của nguồn nhân lực sẵn có vì mỗi cá nhân đều có những sở trường để phát huy. Bên cạnh đó cũng cần khuyến khích các cán bộ tham gia các khóa đào tạo, bổ sung những kiến thức mới và tạo cơ hội để họ phát huy, vận dụng được những kiến thức mới vừa được đào tạo cho công việc. Tạo điều kiện để cán bộ tiếp cận công nghệ, phương pháp quản lý mới, rèn luyện kỹ năng làm việc, tư duy làm việc. Phần đấu đến hết năm 2018 có ít nhất 30% cán bộ của Ban được đào tạo chuyên sâu về QLDA.

+ Người quản lý cần phải biết phối hợp các cá nhân lại thành một tổ chức mạnh, một tập thể mạnh. Nhiều cá nhân giỏi nhưng không đoàn kết, không biết hỗ trợ và phối hợp thì cũng không thể tạo nên một sức mạnh tập thể.

+ Chú trọng việc kết hợp giữa sức mạnh con người với sức mạnh của công nghệ hiện đại trong công tác quản lý.

+ Xây dựng một cơ chế trả lương, thưởng phù hợp với đặc thù công việc QLDA. Có thể xây dựng cơ chế trả lương riêng đối với các dự án có tính chất đặc biệt trên cơ sở quy định của Nhà nước và đặc thù của từng dự án.

- Có một cơ chế đãi ngộ xứng đáng với những cán bộ nhân viên tương ứng với những gì họ đã công hiến cho Ban QLDA và những cán bộ có thành tích đặc biệt xuất sắc.

- Giao việc cụ thể cho các cán bộ phụ trách các dự án, đồng thời phải có chế độ khen thưởng hợp lý; Ban QLDA khi giao việc cho các cán bộ phụ trách cần kèm theo phiếu giao việc. Trong đó nêu rõ nội dung công việc, thời gian bắt đầu thời gian hoàn thành, ý kiến, kiến nghị và các nội dung khác,…

- Chú trọng các kỹ năng QLDA, nhất là kỹ năng giao tiếp, đàn phán và thương lượng. Hoạt động QLDA liên quan đến nhiều tổ chức, đối tượng phải tiếp xúc với nhiều tầng lớp người với những động cơ, nhu cầu và thị hiếu khác nhau, nhất là cán bộ của phòng TVGS và GPMB thường xuyên tiếp xúc với nhân dân trong công tác bồi thường GPMB. Vì vậy, bản thân mỗi cán bộ Ban, cán bộ phụ trách dự án, cần thường xuyên học hỏi, trau dồi các kỹ năng quản lý của mình. Nhất là kỹ năng giao tiếp, đảm phán và thương lượng.

* Giải pháp hoàn thiện về sử dụng công nghệ thông tin

Công tác QLDA ĐTXD CTGT mang tính đặc thù do đó chủ yếu trong công tác quản lý đó là quản lý con người. Tuy nhiên để công tác quản lý thành công, hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra, ngoài yếu tố con người cũng cần phải hoàn thiện yếu tố về công nghệ trong QLDA, cụ thể:

+ Xây dựng hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc từ Ban đến các văn phòng hiện trường của TVGS, văn phòng điều hành của nhà thầu thi công.

+ Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý ISO. Xây dựng hoàn thiện hệ thống phần mềm trong công tác quản lý như quản lý tiến độ, quản lý chi phí, quản lý hợp đồng,…

+ Hoàn thiện trang Web QLDA, hệ thống quản lý văn bản của Ban tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tra cứu thông tin, họp trực tuyến,...

+ Đầu tư cải thiện các thiết bị công nghệ: Thay các thiết bị cũ, lỗi thời công nghệ (máy tính, scan, máy chiếu,...). Đầu tư thêm các thiết bị số, thiết bị thí nghiệm hiện đại phục vụ công tác quản lý chất lượng tại hiện trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh bắc kạn (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)