Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Yên Bái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 41)

5. Bố cục của luận văn

1.2.2. Kinh nghiệm của Ban quản lý dự án công trình giao thông tỉnh Yên Bái

Ban QLDA CTGT Yên Bái được Sở GTVT Yên Bái giao làm đại diện CĐT quản lý điều hành các dự án, gồm các công việc: Lập kế hoạch đầu thầu của dự án; quản lý giám sát công tác khảo sát, lập dự án đầu tư; tổ chức lựa chọn nhà thầu tư vấn, nhà thầu thi công xây dựng, ký hợp đồng và quản lý, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng; thực hiện các thủ tục về môi trường, làm công tác GPMB các công trình; làm các thủ tục quyết toán các công trình theo quy định.

Cơ cấu tổ chức của Ban quản lý bao gồm: Ban giám đốc, phòng Dự án và phòng Tài vụ hành chính. Nhiệm vụ cụ thể của các phòng như sau:

+ Phòng Dự án: Lập kế hoạch triển khai thực hiện các dự án, kế hoạch đấu thầu; thực hiện công tác lựa chọn nhà thầu; quản lý thực hiện dự án từ bước chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư cho đến khi hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng kể cả thời gian bảo hành công trình theo quy định. Giải trình với các cơ quan trong quá trình thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, quyết toán công trình trong phạm vi được giao; Soạn thảo hợp đồng với các nhà thầu. Thực hiện công tác GPMB, làm các thủ tục về môi trường của dự án.

+ Phòng Tài vụ hành chính: Tổ chức quản lý lao động, quản lý tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm ý tế, chế độ chính sách, công tác hành chính, công tác kế toán, công tác báo cáo quyết toán, công tác thanh quyết toán, công tác mua sắm tài sản,…

Cũng như Ban QLDA ĐTXD Cao Bằng, Ban QLDA CTGT Yên Bái được CĐT ủy quyền hầu hết các nội dung quản lý từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện đầu tư cho tới giai đoạn kết thúc đầu tư, trừ công việc thẩm định và phê duyệt thiết kế, dự toán, kết quả lựa chọn nhà thầu. Do vậy, Ban QLDA được chủ động trong công tác quản lý dự án ĐTXD công trình. Mô hình tổ chức của Ban QLDA CTGT Yên Bái cũng theo mô hình dọc. Tuy nhiên công việc quản lý tập trung hầu hết tại phòng Dự án, mỗi dự án có cán bộ quản lý, theo dõi riêng từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng.

Với mô hình và cách thức quản lý Ban QLDA Cao Bằng được chủ động trong toàn bộ quá trình quản lý điều hành. Các công việc quản lý của các dự án được tập trung vào một đầu mối, nhờ đó công tác kế hoạch và thực hiện được tập trung thống nhất, tăng cường tính chuyên nghiệp, những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện sẽ được báo cáo và giải quyết nhanh chóng, tránh được tình trạng đổ trách nhiệm cho nhau, ứ đọng công việc. Tuy nhiên, cán bộ QLDA ở văn phòng sẽ trực tiếp giám sát công tác khảo sát, thiết kế lập dự án đầu tư, trong quá trình giám sát không có sự tham gia kiểm tra chéo nên sẽ không tránh khỏi những sai sót do ý chí chủ quan của người giám sát. Mỗi cán bộ được giao phụ trách một dự án nên tinh thần làm việc nhóm không có cơ hội phát huy, tính sáng tạo để nâng cao hiệu quả công việc cũng không nhiều; làm việc thường theo lối rập khuôn không chưa khai thác hết được năng lực của các cán bộ. Khối lượng công việc QLDA đầu tư rất lớn, nếu không có biện pháp quản lý hiệu quả sẽ dẫn đến chậm tiến độ hoặc không đảm bảo chất lượng của các công việc, điều này rất hay xảy ra trong quá trình thực hiện dự án.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện một số dự án, Ban quản lý cũng gặp phải một số khó khăn do các nguyên nhân khách quan, không thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban, ảnh hưởng đến công tác quản lý dự án đầu tư. Điển hình nhất là Dự án đầu tư xây dựng công trình nâng cấp Quốc lộ 32C đoạn Hiền Lương, thành phố Yên Bái do Sở giao thông Vận tải tỉnh Yêu Bái làm chủ đầu tư, dự án được triển khai thực hiện từ tháng 9/2015 và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2018, tuy nhiên đến tháng 5/2018, dự án vẫn đang treo chưa thể tiếp tục thực hiện vì thiếu vốn. Dự án đã hoàn thành giai đoạn I do Công ty cổ phần xây dựng Hùng Đức (Hà Nội) là nhà thầu thi công, dự án hoàn thành tháng 9/2015, nghiệm thu và bàn giao

đưa vào sử dụng tháng 4/2016. Tuy nhiên, do các điều kiện về tự nhiên và các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến chất lượng công trình như việc sụt lún 30m trên đoạn qua xã Minh Quân, Trấn Yên, Yên Bái vào tháng 8/2016 do ảnh hưởng của các đợt mưa bão gây sạt lở đất. Sau đó, Ban quản lý đã làm tốt công tác yêu cầu đơn vị thi công phải khắc phục lại đoạn đường, đảm bảo giao thông đi lại.

Hiện nay đang thực hiện giai đoạn II đoạn từ Km87+150-Km96+500 có chiều dài 9,35km đi qua địa bàn xã Phúc Lộc, Giới Phiên và phường Hợp Minh, thành phố Yên Bái với kinh phí đầu tư trên 470 tỷ đồng gồm 9 gói thầu nhưng đến nay mới chỉ được giải ngân 40 tỷ đồng. Do tiến độ giải ngân không đảm bảo dẫn đến nhà thầu thi công phải tạm dừng thi công.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý dự án tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh bắc kạn (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(135 trang)