Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý ngân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 119)

5. Kết cấu của Luận văn

4.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu hoàn thiện công tác quản lý ngân

sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn

Từ thực tế ta có thể thấy, ngân sách xã là nguồn lực không thể thiếu đối với hoạt động của bộ máy chính quyền xã, phường tạo động lực để cấp chính quyền cấp cơ sở thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Trong những năm qua ngân sách xã đã góp phần không nhỏ giúp cho đời sống kinh tế - xã hội của địa phương phát triển rõ rệt, đời sống người dân được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người được cải thiện. Bộ mặt khu vực nông thôn được thay đổi từng ngày, đã rút ngắn khoảng cách đời sống giữa nông thôn và thành thị, an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, người dân vững tin vào uy tín vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Đối với công tác thu ngân sách xã: ngoài việc tạo nguồn thu cho ngân sách xã, phường thông qua các khoản thu, chính quyền cơ sở có thể định hướng phát triển sản xuất kinh doanh của địa phương, đồng thời góp phần tạo ra sự công bằng thông qua chế độ chính sách điều tiết thu nhập, các sắc thuế. Với chủ trương đổi đất lấy cơ sở hạ tầng tạo cơ hội cho các địa phương huy động được nhiều nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng như đường, chợ, khu đô thị …đây là nguồn thu rất lớn tạo đà bứt phá phát triển kinh tế - xã hội của nhiều xã, phường trên địa bàn Huyện. Bên cạnh đó Huyện cũng chủ trương phối kết hợp nhà nước và nhân dân cùng làm trong làm đường giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mương đã huy động được sức người, sức của trong nhân dân bổ sung nguồn lực không nhỏ cho ngân sách xã, phường và thông qua đó người dân có thể giám sát chất lượng các công trình phục vụ lợi ích của chính họ, phát huy quy chế dân chủ tại cơ sở theo chủ trương mà Đảng và nhà nước đã vạch ra. Thu ngân sách xã còn có một vai trò

hết sức quan trọng đó là đảm bảo một phần kinh phí hoạt động của bộ máy chính quyền cấp xã và nó là nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển nếu biết cách khai thác hợp lý các nguồn thu.

Tuy nhiên ngoài tác động thu ngân sách ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trên một số mặt nhất định thì tác động chi ngân sách xã ảnh hưởng đến rất nhiều mặt đời sống kinh tế - xã hội của địa phương cụ thể: - Đối với bộ máy quản lý hành chính, khối đảng, khối đoàn thể chi ngân sách xã giúp duy trì các hoạt động thường xuyên làm tốt các nhiệm vụ chuyên môn, phát triển các phong trào của khối đảng, khối đoàn thể nhằm phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với người dân từ đó ổn định trật tự an ninh chính trị tại cơ sở.

- Đối với công tác xã hội: hàng năm mặc dù nguồn ngân sách xã khó khăn nhưng cũng dành một nguồn kinh phí không nhỏ để chi cho công tác này. Thông qua khoản chi này đã thể hiện được truyền thống uống nước nhớ nguồn, chi trả kịp thời các chế độ cho cán bộ xã công tác đã nghỉ hưu từ 01/01/1998 trở về trước (không được hưởng chế độ Bảo hiểm xã hội), thực hiện thăm hỏi động viên các gia đình chính sách; chi cứu tế xã hội, trợ cấp khó khăn, đặc biệt với các xã nghèo tại vùng ven Huyện góp phần xóa hàng trăm căn nhà tạm (tranh tre, nứa, lá ) giải quyết các tệ nạn xã hội, tuyên truyền về tác hại của các tệ nạn xã hội như số đề, cờ bạc, ma túy, mại dâm…

- Đối với hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao: mặc dù kinh phí chi cho công tác này còn hạn chế nhưng ngân sách xã của Huyện đã dành một phần kinh phí để chi tổ chức hội hè, các cuộc thi nhân các ngày kỷ niệm, ngày lễ lớn thông qua đó đời sống tinh thần của người dân tại địa phương được nâng lên, hệ thống truyền thanh đã cung cấp các thông tin về các chính sách của tỉnh, của Huyện, của xã, thị trấn đến người dân một cách kịp thời, tuyên truyền vận động người dân một cách hiệu quả, tính đến nay 100% các xã, phường trên địa bàn Huyện có hệ thống truyền thanh cơ

sở đến tận khu dân cư. Bên cạnh đó nhiều nhà văn hóa khu dân cư đã được xây dựng là nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư tại các khu hành chính, vừa là nơi hội họp, vừa là nơi vui chơi có ích…góp phần hoàn không nhỏ trong công cuộc xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Nhưng với cơ cấu chi và kinh phí bố trí như hiện nay thì chưa thể phát triển các phong tào tương xứng là trung tâm văn hóa của tỉnh.

- Chi cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo: Giáo dục được coi là quốc sách hàng đầu, chính vì vậy mà công tác giáo dục phải được coi trọng ưu tiên hàng đầu, ngoài nguồn Ngân sách nhà nước từ cấp tỉnh và Huyện thì ngân sách xã cũng góp một phần không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục tại địa phương. Mặc dù vậy trong những năm qua kinh phí bố trí cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo tại các địa phương còn hạn hẹp. Chưa tạo động lực thúc đẩy chất lượng nguồn nhân lực.

- Đối với công tác dân quân tự vệ, an ninh trật tự: đây là khoản chi phục vụ cho công tác huấn luyện quân sự, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, công tác tuyển quân, tổ chức các cuộc diễn tập phục vụ hoạt động gìn giữ an ninh trật tự thôn xóm. Những năm qua nhờ được quan tâm chú trọng nên khoản chi này trên địa bàn đều đạt và vượt kế hoạch đầu năm góp phần giữ vững an ninh trật tự trên địa bàn.

- Chi sự nghiệp kinh tế: đây là một khoản chi rất cần thiết nhằm duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các công trình phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội như đường giao thông, đường điện, công trình phúc lợi, các công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Hàng năm số chi cho sự nghiệp kinh tế của ngân sách xã Huyện còn khiêm tốn, nhưng hiệu quả do nó mang lại rất đáng kể. Đã bê tông hóa nhiều tuyến đường giao thông giữa các khu dân cư, bê tông hóa nhiều tuyến kênh tưới tiêu, từ đó để người dân thấy được hiệu quả do việc đầu tư này mang lại tự nhau vận động bỏ vốn, đầu tư thêm nhiều tuyến đường giao thông liên khu, liên xóm, đầu tư hệ thống

kênh tưới tiêu nhằm tiết kiệm nước tưới. Mặc dù vậy với mức bố trí kinh phí như những năm qua thì chưa thể tạo động lực phát triển tiềm năng kinh tế tại các xã, thị trấn nhằm nuôi dưỡng nguồn thu để tăng thu cho ngân sách xã (thị trấn).

- Chi đầu tư phát triển: đây là khoản chi đầu tư tập trung để xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng nông thôn, các công trình phúc lợi công cộng (như trường học, trạm xá, nhà văn hóa …), là khoản chi có tác động lớn có thể thay đổi kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Chính vì vậy ngân sách xã của Huyện đã tập trung chi cho nội dung này tương đối lớn điều này cho thấy Huyện Thanh Sơn đã quan tâm đầu tư phát triển nhằm phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của các xã, thị trấn. Bên cạnh mặt tích cực đó việc chú trọng quá nhiều vào đầu tư phát triển trong khi nguồn lực có hạn, buộc các địa phương phải thắt chặt chi thường xuyên ảnh hưởng đến chất lượng các phong trào, các hoạt động sự nghiệp, chất lượng quản lý của bộ máy chính quyền cấp cơ sở.

Qua phân tích, nghiên cứu tác động thu - chi ngân sách xã đến đời sống kinh tế - xã hội của các xã, phường trên địa bàn Huyện Thanh Sơn trong những năm qua cho thấy: thu - chi ngân sách xã đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, góp phần tạo nên sự công bằng xã hội, đô thị hóa khu vực nông thôn, rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Tuy nhiên việc bố trí nguồn lực chưa hợp lý giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển tạo nên sự phát triển không đồng đều giữa các mặt .

Để nâng cao hiệu quả quản lý, củng cố kỷ luật tài chính, động viên khai thác các nguồn thu và sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước tăng tích lũy ngân sách nhằm thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đảm bảo an ninh - quốc phòng được Huyện Thanh Sơn và các xã, thị trấn trên địa bàn đặc biệt quan tâm. Để khắc phục những thiếu sót, những tồn tại của công tác quản ngân sách xã của thành

biện pháp Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn như sau:

Thứ nhất: về công tác lãnh chỉ đạo, giám sát của cấp cần tăng cường hơn nữa việc chỉ đạo sát sao, kiểm tra thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các cơ quan chức năng đối với công tác quản lý ngân sách xã.

Thứ hai: tuyên truyền phổ biến Luật NSNN, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, các văn bản quy định về quản lý ngân sách xã sâu rộng cho từng đối tượng cán bộ, từng người dân để họ hiểu và thực hiện theo Luật, bên cạnh đó người dân cùng thấy được vai trò của NSX trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương để làm tốt nghĩa vụ đóng góp với NSNN, giám sát việc sử dụng ngân sách tại địa phương.

Thứ ba: khai thác có hiệu quả nguồn thu NSNN trên địa bàn, nhà nước phải có cơ chế tạo điều kiện cho ngân sách xã đa dạng hóa nguồn thu, tập trung khai thác hết khả năng tiềm tàng của địa phương, nhất là lợi thế về vị trí địa lý, tiềm năng về đất đai; tổ chức bồi dưỡng lâu dài cho ngân sách xã, để làm được cần phải thực hiện:

- Tăng cường công tác quản lý thu ngân sách xã, thực hiện thu đúng, thu đủ và thu kịp thời vào ngân sách xã. Tiếp tục thực hiện chủ trương “nhà nước và nhân dân cùng làm”, gắn quyền lợi cũng như trách nhiệm, nghĩa vụ của người dân trong việc huy động đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng cho địa phương với phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Các khoản huy động đóng góp của nhân dân phải kiên quyết thực hiện theo quy định, huy động và sử dụng đúng đối tượng, đúng công trình cần huy động dựa trên các quy định của nhà nước, phải bàn bạc với người dân, lấy ý kiến trực tiếp từ người dân thông qua cuộc họp với người dân chứ không thể chỉ thông qua HĐND xã, thị trấn. Các khoản thu - chi phải công khai minh bạch, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả.

- Tiếp tục phát huy và thực hiện chủ trương đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn vốn tập trung cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở của địa phương; Nhà nước nên tính toán phân chia tỷ lệ điều tiết hợp lý để khuyến khích các địa phương khai thác tốt nguồn thu này.

- Các địa phương cần rà soát kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ những nguồn thu không đúng quy định của Chính phủ, đồng thời khuyến khích các thành phần kinh tế ở địa phương phát triển, khai thác tốt các nguồn thu sự nghiệp trên địa bàn nhằm bổ sung nguồn thu cho ngân sách xã, thị trấn.

- Định hướng phát triển nguồn thu cho ngân sách xã, cần có quy hoạch và định hướng phát triển ngân sách xã phù hợp cho từng khu vực. Trên cơ sở quy hoạch chung của Huyện mỗi địa phương phải có định hướng và xây dựng mục tiêu cụ thể để lập kế hoạch cho phù hợp. Kế hoạch ngân sách xã phải được xây dựng dài hạn, ổn định và chia mục tiêu cụ thể của từng năm. Kế hoạch phải được xây dựng từ cơ sở, được bàn bạc, thống nhất trong Đảng bộ, HĐND và UBND xã trên cơ sở các quy định của nhà nước. Từ đó ngân sách xã, phường sẽ có điều kiện chủ động hơn trong quản lý, điều hành ngân sách của mình.

Thứ tư: Tổ chức chi ngân sách xã phải thực hiện đúng dự toán đã phê duyệt, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chi đúng nội dung, đúng mục đích, đảm bảo đúng định mức, đúng chính sách chế độ, thực hiện quyết toán theo đúng Mục lục NSNN, gắn trách nhiệm đối với kế toán và chủ tài khoản ngân sách xã. Vì thế các xã, phường cần phải có kế hoạch, phương án phân bổ dự toán chi tiết đến từng quý, từng tháng, cân đối phù hợp với nguồn thu để từ đó chủ động điều hành chi, đảm bảo hợp lý và đạt được hiệu quả, tránh được tình trạng để tồn ngân sách trong khi nguồn ngân sách xã còn hạn hẹp. Kiên quyết xử lý các trường hợp thu - chi bỏ ngoài hệ thống ngoài sổ sách kế toán. Đối với chi đầu tư XDCB, các công trình phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt, phải xác định được đủ nguồn vốn đầu tư thì mới cho phép tiến hành xây dựng.

Thứ năm: Tiếp tục thực hiện công tác chuẩn hóa đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý ngân sách xã, nhất là đội ngũ cán bộ làm công tác tài chính - kế toán. Phải phân công công việc gắn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ về quản lý thu - chi NSX. Kiên quyết thay thế những cán bộ không đủ trình độ, năng lực, kém phẩm chất đạo đức. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ quản lý, trình độ tin học đáp ứng với những yêu cầu quản lý ngân sách xã trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời phải có chế độ đãi ngộ thỏa đáng, tạo điều kiện thuận lợi về trang thiết bị tiên tiến để đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán NSX yên tâm công tác, phát huy hết khả năng, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Thứ sáu: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của NSX một cách thường xuyên liên tục. Đôn đốc các khoản thu nộp kịp thời, đúng tiến độ vào ngân sách, rà soát tất cả các nguồn thu theo từng địa bàn, từng tổ đội ủy nhiệm thu được phân công, không bỏ sót nguồn thu. Có sự điều chỉnh kịp thời kế hoạch thu khi có những phát sinh. Tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách xã thông qua hệ thống kiểm soát chi của KBNN Huyện. Đối với cán bộ chuyên quản ngân sách xã của phòng Tài chính - kế hoạch phải thường xuyên nắm bắt cơ sở, kịp thời phát hiện và có uốn nắn kịp thời, tránh để xảy ra những sai phạm đáng tiếc.

Thứ bảy: Chấn chỉnh công tác tài chính - kế toán ngân sách xã nhằm thực hiện quản lý ngân sách xã một cách hiệu quả, đúng theo Luật ngân sách nhà nước và Luật kế toán. Thực hiện mở và lập đầy đủ hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán theo đúng quy định; thực hiện công tác lập dự toán, quyết toán NSX kịp thời đúng thời gian mà Luật NSNN đã quy định.

Sớm ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách xã. Để thực hiện tốt các phương hướng đã nêu trên qua nghiên cứu thực tế, kết hợp với các tài liệu đã được nghiên cứu, em xin mạnh dạn đưa ra một số giải pháp lớn với mục tiêu tăng cường công tác quản lý NSX trên địa bàn Huyện Thanh Sơn nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý ngân sách nhà nước nói chung và

ngân sách xã nói riêng trong việc động viên, phân bổ, sử dụng nguồn lực của nhà nước, công khai minh bạch các hoạt động thu - chi ngân sách.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 112 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)