5. Kết cấu của Luận văn
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn từ hai nguồn chủ yếu: nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
* Nguồn số liệu thứ cấp, đó là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Các số liệu thứ cấp trong luận văn này tác giả lấy chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong nước có liên quan đã công bố như:
Số liệu thống kế của Cục thống kê Tỉnh Phú Thọ, chi cục thống kê huyện Thanh Sơn, số liệu công khai dự toán quyết toán của Sở Tài chính, UBND huyện Thanh Sơn, các xã thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Tài liệu báo cáo của các đơn vị như UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn, Thanh tra nhà nước tỉnh Phú Thọ, Thanh tra sở Tài chính Phú Thọ.
Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án đã được công bố.
Tài liệu trên các trang Website trên Internet,…
* Nguồn số liệu sơ cấp: là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Nó phản ánh kết quả công tác thu chi ngân sách, quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Số liệu công bố công khai dự toán quyết toán của UBND huyện Thanh Sơn.
Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra phỏng vấn và gửi phiếu điều tra đến từng cá nhân, tổ chức trong phạm vi nghiên cứu.
Chọn điểm nghiên cứu: đề tài thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý NSX của huyện và 23 xã, thị trấn để đạt được mục tiêu nghiên cứu, theo yêu cầu cần phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu chọn điểm điều tra để từ đó thu thập thông tin, số liệu cho phù hợp.
Tác giả lựa chọn hai đơn vị để minh họa cụ thể quá trình quản lý ngân sách xã 01 xã Hương Cần: xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc diện đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và 01 thị trấn: thị trấn Thanh Sơn. Trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Thanh Sơn, dân cư tập trung đông đúc, nội dung thu, chi ngân sách đa dạng.
Trên cơ sở các tài liệu, thông tin thu thập được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi sắp xếp theo các tiêu thức riêng để thuận tiện cho việc xem xét, so sánh, đánh giá vấn đề.
đã tiến hành phỏng vấn tổng cộng: 73 người, trong đó: 23 công chức tài chính xã, 23 chủ tịch UBND xã, thị trấn, 23 chủ tịch HĐND xã, thị trấn, 02 chuyên viên quản lý ngân sách xã huyện Thanh Sơn, 01 thanh tra viên huyện Thanh Sơn, 01 chuyên viên phòng quản lý ngân sách Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ phụ trách ngân sách xã. Nội dung theo phiếu thu thập thông tin liên quan đến công tác quản lý ngân sách xã.