5. Kết cấu của Luận văn
4.3.3. xuất HĐND, UBND xã, ban tài chính xã, thị trấn huyện Thanh Sơn
Từng bước nâng cao chất lượng, trình độ, bắt kịp tốc độ phát triển tỉnh nhà. Thường xuyên cập nhật các văn bản chế độ chính sách của Đảng, nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện công tác quản lý ngân sách của cấp trên. Tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng, tập huấn được tổ chức để hoàn thiện kiến thức quản lý ngân sách.
Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý thu, chi ngân sách. Nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác thu ngân sách, ban tài chính xã phải chịu trách nhiệm trước UBND xã nếu để xảy ra thất thu ngân sách theo đúng vai trò, chức trách của mình. Sử dụng đúng mục đích, hiệu quả khoản chi dự phòng ngân sách không sử dụng dự phòng ngân sách để chi thường xuyên. Hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính, sổ kết toán theo đúng quy định.
Thực hiện công khai ngân sách xã đầy đủ về nội dụng, thời gian, địa điểm theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
4.4. Kết luận chương 4
Dựa trên những phân tích và đánh giá mà chúng ta đã nêu ra ở Chương III, trong Chương IV chúng ta đưa ra phương hướng cụ thể và một số giải pháp lớn nhằm khắc phục những thiếu sót, những tồn tại trong công tác quản lý NSX trên địa bàn Huyện Thanh Sơn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý NSX. Bao gồm 3 giải pháp:
- Giải pháp 1: Tăng cường tập huấn, nâng cao trình độ quản lý, giám sát cho Chủ tịch HĐND, UBND, cán bộ tài chính - kế toán các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện.
- Giải pháp 2: Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý ngân sách, thị trấn trên địa bàn Huyện Thanh Sơn.
- Giải pháp 3: Quy định hệ thống sổ sách, báo biểu kế toán áp dụng cho các xã, thị trấn trên địa bàn Huyện.
KẾT LUẬN
Luận văn với mục đích hệ thống hóa những lý luận về quản lý ngân sách nói chung và quản lý ngân sách xã nói riêng. Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý NSX trên địa bàn huyện Thanh Sơn, từ đó đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể nhằm Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Trong quá trình thực hiện đề tài tác giả đã nhận được nhiều góp ý, giúp đỡ từ các Thầy cô của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên, đặc biệt là của Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Anh Tài; của Phòng Tài chính - kế hoạch Thanh Sơn, Sở Tài chính Phú Thọ, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã hợp tác tích cực, cung cấp nhiều tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài giúp cho việc tổng hợp đánh giá được thuận lợi.
Mặc dù vậy trong quá trình thực hiện cũng gặp không ít khó khăn đó là: nguồn kinh phí để thực hiện còn hạn hẹp, các xã, phường nằm trên địa bàn rộng, cách xa nhau; đội ngũ cán bộ tài chính - kế toán thay đổi nhiều qua các năm, chính vì vậy để thu thập các ý kiến điều tra, một số ý kiến phải tập trung vào một số xã, phường điển hình, các ý kiến bao quát phải lấy ý kiến từ cán bộ theo dõi ngân sách xã của phòng Tài chính - kế hoạch Thanh Sơn, Sở Tài chính Phú Thọ và của lãnh đạo phòng Tài chính - kế hoạch Thanh Sơn để có được những nhận xét và đánh giá sâu về công tác quản lý NSX của huyện Thanh Sơn.
Trong những năm qua công tác quản lý tài chính NSX của huyện Thanh Sơn đã có nhiều cố gắng, đảm bảo được nguồn tài chính cho chính quyền cấp xã hoạt động, đầu tư phát triển hạ tầng, xây dựng được nhiều công trình điện đường, trường, trạm đóng góp nhiều cho sự phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương, làm thay đổi bộ mặt khu vực nông thôn. Với những thành tích đó công tác quản lý ngân sách huyện nói chung và ngân sách xã nói riêng trong nhiều năm liền được Sở Tài chính Phú Thọ, UBND
huyện Thanh Sơn tặng bằng khen, giấy khen. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức công tác quản lý NSX của huyện Thanh Sơn vẫn còn nhiều những bất cập, những hạn chế và yếu kém, đó cũng là những tồn tại chung của ngân sách xã trong cả nước ta hiện nay cụ thể: công tác lập dự toán chưa được coi trọng, chất lượng dự toán chưa cao, công tác quản lý ngân sách xã còn lỏng lẻo; việc chấp hành thu - chi ngân sách xã còn yếu kém; cán bộ kế toán xã còn hạn chế về năng lực và trình độ; công tác kiểm tra giám sát của các ngành chức năng còn chưa thường xuyên, sâu sát.
Chính vì vậy trong luận văn này tác giả cụ thể hóa 03 nhóm giải pháp để Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn, đề xuất kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên với mục tiêu khắc phục những thiếu sót, hạn chế trong công tác quản lý ngân sách, nâng cao năng lực trình độ cán bộ tham gia công tác quản lý ngân sách, tăng cường hiệu quả kiểm tra giám sát. Phát huy hiệu quả các nguồn lực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội để hoàn thành mục tiêu xây dựng Nông thôn mới của huyện Thanh Sơn.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, do khả năng kiến thức thực tế còn hạn chế vì vậy không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em mong nhận được sự góp ý của các thầy, cô để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo, các khoa, văn phòng của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh Thái Nguyên. Thầy giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Anh Tài đã tạo điều kiện giúp đỡ em về mọi mặt trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn quản lý thu, chi Ngân sách xã, phường, thị trấn, NXB Tài chính, Hà Nội tháng 4-2010.
2. Bộ Tài chính (2010), Hướng dẫn thực hiện Luật NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội 2010.
3. Bộ Tài chính (2014, 2015, 2016, 2017), Hệ thống mục lục NSNN, NXB Tài chính, Hà Nội.
4. Bộ Tài chính (2007), Thông tư 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hịên Nghị định số 60/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.
5. Bộ Tài chính (2006), Thông tư 60/2006/TT-BTC quy định về quản lý Ngân sách xã và các hoạt động Tài chính khác của xã, phường, thị trấn. 6. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 344/2016/TT-BTC Quy định về quản
lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn ban hành ngày 30/12/2016.
7. Dương Đăng Chinh (2005), Lý thuyết Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội 2005.
8. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2003), Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN, Nghị định số 60/NĐ-CP ngày 6/06/2003.
9. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2016) quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định 163/2016/NĐ-CP ban hành ngày 21/12/2016.
10. Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017), Niên giám Thống kê tỉnh Phú Thọ
11. Chi cục thống kê huyện Thanh Sơn (2010-2017), Số liệu thống kê chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội
12. Lê Xuân Dương (2004), Tình hình thực hiện phân bổ Ngân sách Nhà nước về văn hoá xã hội trên địa bàn nông thôn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá, Luận văn Thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp I - Hà Nội.
13. Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Thanh Sơn (2015-2017), Tổng hợp dự toán Ngân sách xã, thị trấn, Báo cáo quyết toán ngân sách xã, thị trấn 14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1996), Luật số 47/1996/QH10,
Luật NSNN.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (1998), Luật số 06/1998/QH10, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật NSNN
16. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2002), Luật số 01/2002/QH11, Luật NSNN
17. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2015), Luật số 83/2015/QH13 Luật ngân sách nhà nước
18. Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ (2015, 2016, 2017), Tổng hợp báo cáo quyết toán Ngân sách năm 2010, 2011, 2012.
19. UBND huyện Thanh Sơn (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
20. UBND thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
21. UBND xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ (2016), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ Kinh tế - Xã hội năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017.
22. Thanh tra nhà nước huyện Thanh Sơn (2015, 2016, 2017), Báo cáo tổng kết công tác thanh tra hoạt động tài chính ngân sách, giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
23. Hội đồng nhân dân huyện Thanh Sơn (2015, 2016, 2017) Báo cáo tổng kết công tác giám sát của Ban Kinh tế - Xã hội.
PHỤ LỤC
BẢNG HỎI THU THẬP THÔNG TIN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Kính thưa quý Anh/Chị !
Bảng hỏi này nhằm thu thập thông tin phục vụ đề tài Thạc sỹ: “Hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ’. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác và ủng hộ của quý Anh/Chị thông qua việc cung cấp thông tin và trả lời các câu hỏi dưới đây. Tất cả các thông tin được cung cấp chỉ để sử dụng phân tích tổng hợp trong đề tài.
Sự hợp tác của quý Anh/Chị sẽ giúp tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thành đề tài và giúp cho các cấp quản lý có thể có những giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã huyện Thanh Sơn.
PHẦN 1: NHỮNG THÔNG TIN CÁ NHÂN
1.1. Họ và tên (không bắt buộc):………
1.2. Giới tính:
Nam Nữ
1.3. Tuổi:……….
1.4. Tên đơn vị công tác (nhiệm vụ chính)………
1.5. Thâm niên công tác
Dưới 5 năm từ 5 đến 10 năm trên 10 năm
1.6. Học vị: (Chọn 1 phương án thích hợp)
Cử nhân Thạc sỹ Tiến sỹ ………..
1.7. Chức vụ chính quyền (nếu có):
………
1.8. Anh chị hiện có đang theo học lớp bồi dưỡng và đào tạo nào không?
Có (chuyển câu hỏi sau đây) Không
Xin đánh dấu x vào phương án trả lời thích hợp (có thể chọn nhiều phương án).
Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
Chương trình đạo tạo lấy bằng Cử nhân. Chương trình đạo tạo lấy bằng Thạc sỹ. Chương trình đạo tạo lấy bằng Tiến sỹ. ………..
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
Xin quý Anh/Chị cho biết ý kiến của mình về thực trạng công tác quản lý ngân sách xã:
I. Nhóm câu hỏi
Mức độ thường xuyên: Mức 4 là rất thường xuyên (có thực hiện) ; Mức 3 là khá thường xuyên; Mức 2 là ít thường xuyên; Mức 1 là không thực hiện (chưa thực hiện).
Mức độ hiệu quả (đối với các câu hỏi đánh giá mức độ): Mức 4 là tốt; Mức 3 là khá; Mức 2 là trung bình; Mức 1 là yếu Nội dung Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả 4 3 2 1 4 3 2 1
Công tác lập dự toán ngân sách xã
1. Căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương
2. Căn cứ vào nhiệm vụ cụ thể của các ban ngành đoàn thể, tổ chức chính trị, khu dân cư trên địa bàn xã
3. Quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và chế độ thu ngân sách nhà nước; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi ngân sách nhà nước.
4. Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách xã
5. Văn bản pháp luật của các cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hướng dẫn xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước.
6. Tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm trước.
7. Dự toán thu, chi ngân sách cấp trên giao 8. Việc công bố công khai dự toán ngân sách
Nội dung Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả 4 3 2 1 4 3 2 1
Công tác thực hiện dự toán
1. Đúng với dự toán ngân sách được giao cả về tổng mức và chi tiết theo từng lĩnh vực, nhiệm vụ thu, chi được giao
2. Đối với phân bổ vốn đầu tư phát triển phải bảo đảm các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đầu tư công, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan
3. Đối với phân bổ các khoản bổ sung có mục tiêu từ ngân sách bảo đảm đúng mục tiêu, đúng đối tượng
4. Ủy ban nhân dân xã trình Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định điều chỉnh dự toán ngân sách xã và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất
5. Sau khi thực hiện điều chỉnh dự toán, đơn vị dự toán gửi cơ quan tài chính cùng cấp để kiểm tra, đồng thời gửi Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch để thực hiện.
6. HĐND xã, UBND xã trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình đề ra những biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ thu, chi ngân sách được giao, thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng; chấp hành nghiêm kỷ cương, kỷ luật tài chính. 7. Việc Phối hợp với các cơ quan nhà nước liên quan tổ chức thu ngân sách xã đúng, thu đủ, thu kịp thời theo quy định của pháp luật
8. Việc phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tuyên truyền, vận động tổ chức, cá nhân thực hiện nghiêm nghĩa vụ nộp ngân sách theo quy định.
9. Việc đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm nộp đầy đủ, đúng hạn các khoản thu phải nộp vào ngân sách
Nội dung Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả 4 3 2 1 4 3 2 1
10. Kiểm tra, kiểm soát và xử lý hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật về thu ngân sách.
11. Việc thực hiện chi các nhiệm vụ chi đã bố trí trong dự toán bảo đảm kinh phí theo đúng tiến độ thực hiện và trong phạm vi dự toán được giao.
12. Việc sử dụng nguồn dự phòng ngân sách xã đã thông qua Hội đồng nhân dân xã để thực hiện các nhiệm vụ khắc phục hậu quả thiên tai, các khoản chi đột xuất ngoài dự toán.
13. Phương án điều chỉnh dự toán chi, khi xảy ra hụt thu ngân sách
13. Việc sử dụng vượt thu ngân sách xã, đã thông qua Hội đồng nhân dân xã đảm bảo các quy định
14. Việc trích lập và sử dụng nguồn thực hiện cải cách tiền lương (50% vượt thu ngân sách xã, các khoản khác theo quy định)
Công tác quyết toán ngân sách
1. Số liệu quyết toán phản ánh đầy đủ, chính xác, kịp thời toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách
2. Nội dung báo cáo quyết toán đầy đủ các mẫu biểu, báo cáo theo quy định.
3. Việc lập thuyết minh báo cáo tài chính
4. Việc báo cáo quyết toán các khoản thu chi ngoài ngân sách
5. Việc nộp báo cáo cơ quan tài chính cấp trên đúng thời gian, mẫu biểu theo quy định
Nội dung Mức độ thường xuyên Mức độ hiệu quả 4 3 2 1 4 3 2 1
6. Việc công khai quyết toán ngân sách xã
Công tác Thanh tra, kiểm tra, thực hiện kết luận sau thanh tra kiểm tra
1. Việc Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý thu, chi ngân sách xã
2. Việc thực hiện kết luận thanh tra kiểm tra 4. Công bố công khai kết luận thanh tra kiểm tra
Công tác đào tạo, tập huấn văn bản chế độ chính sách mới liên quan đến quản lý ngân sách nhà nước, quản lý ngân sách xã
1. Tham gia lớp đào tạo, tập huấn cấp trung ương 2. Tham gia lớp đào tạo cấp tỉnh
3. Tham gia lớp đào tạo cấp huyện
4. Chất lượng giảng viên, nội dung giảng dậy có bám sát các văn bản chế độ chính sách mới ban hành
Xin Anh/Chị cho biết những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý ngân sách xã huyện Thanh Sơn, theo anh chị nguyên nhân của những tồn tại nêu trên là: ... ... ... ... ... ... ... ... ...
Để góp phần hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã huyện Thanh