Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Sơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46)

5. Kết cấu của Luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Sơn

- Vị trí địa lý:

Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình

Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với tuyến quốc lộ và 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hoà Bình, Yên Bái và Hà Nội. Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực...

- Đất đai, địa hình:

Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.

Tổng diện tích tự nhiên 62.177,06 ha., Trong đó có 50.836,62 ha đất nông nghiệp (chiếm 81,76%), có 4.347,68 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 6,99%) và 6.992,76 ha đất chưa sử dụng (chiếm 11,25%). Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn có tới 80% diện tích là đất Feralit phát triển trên phiến thạch sét có độ phì tự nhiên khá và rất thích hợp đối với các loại cây lâu năm và cây lâm nghiệp.

- Thời tiết, khí hậu:

Do địa hình chi phối, khí hậu của huyện Thanh Sơn có những đặc trưng của khí hậu miền núi phía Bắc: Mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, mùa đông lạnh, cuối đông ẩm ướt và mưa phùn, nhiệt độ thấp và nhiệt độ trung bình năm là 20 - 210C.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Thanh Sơn

Thực hiện Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn; Toàn huyện có 23 đơn vị hành chính, gồm 22 xã và 1 thị trấn. Trong đó có 8 xã khu vực III, 13 xã khu vực II; 02 xã, thị trấn thuộc khu vực I. Toàn huyện; có 6 xã thuộc vùng CT229.

Mặc dù với những điều kiện kinh tế xã hội còn gặp nhiều khó khăn nhưng với những nỗ lực của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân huyện đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận như:

- Công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội được quan tâm đặc biệt. Các đối tượng người có công hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng được thực hiện chính xác, kịp thời. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh từ 35,86% năm 2010 xuống còn 16,16% năm 2015, bình quân mỗi năm giảm 4,64%; thu nhập bình quân đầu người ước đạt 24 triệu đồng/người/năm.

- Công tác giáo dục đào tạo phát triển cả về quy mô và chất lượng, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được tăng cường, sách giáo khoa được bổ sung đầy đủ, đội ngũ giáo viên được tăng cường về số lượng cũng như ngày

3.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của huyện Thanh Sơn có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước Thanh Sơn có ảnh hưởng đến quản lý ngân sách nhà nước

- Những thuận lợi:

Là một huyện miền núi, huyện Thanh Sơn cũng có những đặc điểm chung như hầu hết các huyện miền núi khác trong tỉnh Phú Thọ và trong cả nước. Đó là lợi thế về điều kiện tự nhiên cho phát triển nông, lâm nghiệp và chăn nuôi đại gia súc.

Diện tích đất nông, lâm nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, chiếm hơn 81,76% tổng diện tích đất của huyện. Thành phần, tính chất đất phù hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cây chè, cây sơn, cây keo và nhiều loại cây trồng khác. Đây là các điều kiện thuận lợi để kinh tế rừng, kinh tế chăn nuôi phát triển, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của huyện, đóng góp vào nguồn thu, tăng khả năng mở rộng nhiệm vụ chi ngân sách địa phương.

- Những khó khăn:

Trình độ sản xuất còn thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Lao động qua đào tạo chiếm tỷ lệ chưa cao (14,5%), cơ sở hạ tầng còn yếu kém, chưa tìm được ngành trọng tâm phát triển. Tất cả điều đó gây cản trở đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn thu ngân sách nhà nước trên địa bàn trong khi đó lại đặt ra nhiều nhiệm vụ chi lớn. Cân đối thu chi ngân sách còn phụ thuộc vào ngân sách cấp trên.

Với đặc thù là huyện miền núi, xuất phát điểm thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn tương đối cao (chiếm 16,16% hộ nghèo), nền kinh tế dựa vào trồng trọt và chăn nuôi là chính với quy mô sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ; tình hình dịch bệnh, thời tiết khí hậu diễn biến phức tạp, nên nguồn thu ngân sách trên địa bàn rất hạn chế. Cân đối thu chi ngân sách cấp huyện, xã chủ yếu từ nguồn bổ sung của NSNN cấp trên. Vì vậy, việc phân bổ, sắp xếp nhiệm vụ chi còn gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn đầu tư trong cân đối ngân sách địa phương còn hạn hẹp.

3.2. Giới thiệu về phòng Tài chính - kế hoạch của huyện Thanh Sơn

Phòng Tài chính - Kế hoạch là một trong hệ thống các phòng, ban chuyên môn trực thuộc thuộc UBND Huyện Thanh Sơn - tỉnh Phú Thọ, là bộ phận tham mưu, giúp việc cho UBND huyện về các hoạt động thuộc lĩnh vực tài chính, giá, kế hoạch và đầu tư trong trong phạm vi phân cấp theo đúng chính sách, pháp luật, các quy định của nhà nước. Với các nhiệm vụ chủ yếu: tổng hợp, xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; quản lý tài chính ngân sách đối với các cơ quan hành chính sự nghiệp, các xã, phường trên toàn địa bàn huyện.

Hiện nay phòng Tài chính - kế hoạch gồm 2 bộ phận là : bộ phận Quản lý ngân sách nhà nước và Kế hoạch đầu tư. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của phòng Tài chính - Kế hoạch của huyện Thanh Sơn theo Hình 3.1:

Hình 3.1: Cơ cấu bộ máy quản lý phòng Tài chính - kế hoạch Huyện Thanh Sơn - Tỉnh Phú thọ

Trưởng phòng

Phó trưởng phòng phụ trách kế hoạch đầu tư Phó trưởng phòng phụ trách ngân sách Kế toán thu ngân sách Cán bộ nghiệp vụ kế hoạch đầu tư Cán bộ chuyên quản Kế toán chi ngân sách

Bộ phận quản lý ngân sách: đây là bộ phận chuyên quản lý, theo dõi về mảng ngân sách toàn huyện, thực hiện một số nhiệm vụ như sau:

- Tham mưu cho UBND huyện thực hiện việc xây dựng dự toán ngân sách, phân bổ dự toán NSNN cho toàn huyện.

- Thường xuyên thực hiện việc theo dõi cấp phát cho các đơn vị, các xã, phường, các công trình xây dựng cơ bản, các chương trình mục tiêu,…

- Tổng hợp báo cáo thu, chi NSNN cho UBND huyện, Sở Tài chính một cách kịp thời theo định kỳ hoặc đột xuất.

- Phụ trách các xã, phường, các đơn vị dự toán về nghiệp vụ quản lý ngân sách, tài chính (chuyên quản).

- Quản lý và cấp biên lai thu tiền cho các xã, phường.

- Thực hiện các nghiệp vụ xét duyệt, thẩm tra báo cáo quyết toán năm đối với các đơn vị, các xã, phường trong huyện. Đồng thời thực hiện việc tổng hợp báo cáo quyết toán NSNN năm đối với cấp tỉnh.

Bộ phận Kế hoạch đầu tư: đây là bộ phận chủ yếu làm công tác tham mưu cho UBND huyện về xây dựng kế hoạch nhà nước về phát triển kinh tế - xã hội một cách toàn diện của huyện. Bên cạnh đó bộ phận này còn được giao quản lý một số chương trình, dự án của huyện.

Có thể nói rằng, phòng Tài chính - Kế hoạch huyện là một bộ phận quan trọng để tham mưu cho UBND huyện trong quá trình quản lý ngân sách của huyện, đảm bảo cân đối và tăng trưởng qua các năm, từ đó thúc đẩy kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện phát triển.

Ngân sách xã, phường là một bộ phận không thể tách rời của ngân sách của huyện, nó có ảnh hưởng chung đến tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Thanh Sơn.

3.3. Giới thiệu về Thị trấn Thanh Sơn

Thị trấn Thanh Sơn là trung tâm kinh tế, văn hoá chính trị của huyện Thanh Sơn. Thị trấn cú tổng diện tích tự nhiên là 1.208,42 ha với dân số năm

2016 là 18.135 khẩu, số hộ là 4.575 hộ, có 09 dân tộc đồng thuận cùng chung sống và được chia thành 16 khu dân cư xóm, phố.

Đảng bộ thị trấn Thanh Sơn có tổng số đảng viên là 976 đảng viên với 25 chi bộ trực thuộc.(Trong đó có 16 chi bộ khu dân cư, 06 chi bộ trường học, 01 chi bộ quân sự, 01 chi bộ BQL chợ, 01 chi bộ trạm y tế). [11]

+ Thuận lợi:

Thị trấn Thanh Sơn có vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương kinh tế với các vùng miền, có cơ cấu kinh tế đa dạng, nhiều thành phần; tập trung phát triển mạnh các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh thương mại dịch vụ.

Những năm qua tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định, giữ vững, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân phát triển chăn nuôi, trồng trọt.

+ Khó khăn:

Diễn biến thời tiết phức, làm ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh và đời sống, sức khỏe của nhân dân. Nguồn điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân còn thiếu và không ổn định. Ảnh hưởng tác động chung của giá cả thị trường không ổn định của ngành chăn nuôi đặc biệt là các hộ chăn nuôi lợn do đó ảnh hưởng rất lớn đến đời sống, kinh tế của nhân dân. Đặc biệt ảnh hưởng của thiên tai, ngập lụt làm ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và làm thiệt hại nhiều tài sản vật nuôi cây trồng của nhân dân.

Dưới sự lãnh đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện; sự phối hợp, giúp đỡ của các phòng, ban chuyên môn huyện và sự chỉ đạo của Đảng uỷ, điều hành tích cực của UBND cùng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ và nhân dân đã khắc phục khó khăn vươn lên, hoàn thành mục tiêu phát triển Kinh tế - Xã hội đã đề ra.

3.4. Giới thiệu về xã Hương Cần

Xã Hương Cần là một xã vùng cao của huyện Thanh Sơn, Tổng diện tích tự nhiên 3.712,80 ha; trong đó: Đất nông nghiệp 3.366,60 ha; Đất phi nông nghiệp 290,28 ha; Đất chưa sử dụng 55,92 ha. Tổng số hộ năm 2016: 1.823 hộ, số khẩu: 7.904 người. Xã thuộc diện đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Các chương trình đầu tư xã thuộc CT229. Hương Cần được tự nhiên ưu đãi nhiều tài nguyên khoáng sản là tiền đề để phát triển kinh tế địa phương. [11]

a) Thuận lợi:

Tình hình an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, các mục tiêu kinh tế, xã hội được phát triển, đời sống kinh tế của nhân dân được cải thiện.

Các chương trình dự án hỗ trợ đã tạo điều kiện cho địa phương để phát triển kinh tế, từng bước thực hiện để đạt các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, góp phần làm thay đổi nền kinh tế của địa phương, nhân dân phấn khởi tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng.

Có sự quan tâm lãnh chỉ đạo của huyện uỷ, UBND và các ban ngành chuyên môn huyện Thanh Sơn, các cấp các ngành, cán bộ đảng viên và nhân dân các dân tộc trong xã đã bám sát vào các mục tiêu để thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội các năm qua.

b) Khó khăn:

Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội có thời điểm chưa được ổn định, còn một số bộ phận nhân dân có lúc, có nơi chưa thực sự tin tưởng vào công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, chính quyền địa phương.

Địa bàn xã trải rộng, trình độ dân trí chưa đồng đều. Về giá cả vật tư các mặt hàng cao, giá các loại nông sản thực phẩm xuống thấp, dịch bệnh trên đàn gia súc gia cầm vẫn còn xẩy ra, gây ảnh hưởng đến sản xuất, chăn nuôi của nhân dân.

3.5. Một số nét tổng quan về tình hình thu, chi NSNN trên địa bàn

3.5.1. Các văn bản quy định về thu, chi NSNN trên địa bàn

Ngày 14/12/2010 Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Nghị quyết số: 224/2010/NQ-HĐND về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, tỷ lệ (%) phân chi các khoản thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2011-2015.

Ngày 25/6/2015 Quốc hội thông qua Luật Ngân sách nhà nước số: 83/2015/QH13. Tại Khoản 2, Điều 15 quy định “Thời kỳ ổn định ngân sách 2011 - 2015 được kéo dài đến hết năm 2016. Thời kỳ ổn định ngân sách tiếp theo được tính từ năm 2017 đến năm 2020.

Ngày 8/12/2016 Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ, ban hành Nghị quyết số 09/2016/NQ-HĐND Về việc quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách địa phương, tỷ lệ % phân chi các nguồn thu giữa các cấp ngân sách giai đoạn 2017-2020

Từ việc nghiên cứu các văn bản trên cho thấy thời gian nghiên cứu 2015 - 2017 thuộc hai thời kỳ ổn định ngân sách khác nhau, năm 2015, 2016 là những năm cuối cùng của giai đoạn 2011-2015 (năm 2016 là năm chuyển tiếp theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước năm 2015) và năm 2017 là năm đầu của gia đoạn 2017 - 2020. Trong đó thể hiện sự đổi mới về văn bản của các cấp lãnh đạo đáp ứngyêu cầu thực tế của địa phương. Các nguồn thu và tỷ lệ điều tiết định mức phân bổ chi thường xuyên được thể hiện qua bảng tổng hợp sau.

Bảng 3.1: Tỷ lệ phân chia nguồn các cấp ngân sách tỉnh Phú thọ

STT Nội dung thu

Tỷ lệ hưởng ngân sách xã, thị trấn Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

I Các khoản thu ngân sách xã hưởng 100%

1 Thu phí, lệ phí 100 100 100

2 Thu từ quỹ đất công ích 100 100 100

3 Thu khác 100 100 100

4 Thu các khoản đóng góp tự nguyện 100 100 100

5 Thu kết dư 100 100 100

II Các khoản thu ngân sách xã hưởng theo tỷ lệ %

1 Thuế nhà đất, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp 70 70 70

2 Lệ phí trước bạ nhà đất 70 70 70

3 Tiền sử dụng đất 30 30 40

4 Thuế thu nhập cá nhân 70 70 80

5 Thu từ hộ kinh doanh cá thể (Thuế môn bài, Thuế VAT....) 70 70 80 6 Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản 40 40 50 7 Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản,

đối với giấy phép do UBND tỉnh cấp phép 50

Ngày 14/12/2010 Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Nghị quyết số 225/2010/NQ-HĐND Về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách địa phương năm 2011, thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2011-2015.

Ngày 12/12/2011 Hội đồng nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành Nghị quyết số: 27/2011/NQ-HĐND Về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 225/2010/NQ-HĐND ngày 14/12/201 của HĐND tỉnh Phú Thọ về định mức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện thanh sơn, tỉnh phú thọ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)