5. Kết cấu của Luận văn
1.3.1. Quản lý NSX huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ (huyện Nông thôn
đầu tiên của tỉnh Phú Thọ)
Huyện Lâm Thao là huyện đầu tiên xây dựng thành công chương trình Nông thôn mới của tỉnh Phú thọ. Tiếp giáp với các huyện Phù Ninh, thị xã Phú Thọ, Thành phố Việt Trì giao thông thuận lợi là tiền đề để phát triển kinh tế của huyện Lâm Thao.
Huyện Lâm Thao có 02 thị trấn: Thị trấn Lâm Thao, thị trấn Hùng Sơn và 12 xã. Những năm qua được sự quan tâm của Đảng ủy, HĐND, UBND huyện, công tác quản lý tài chính, ngân sách nói chung, công tác quản lý ngân sách xã nói riêng của huyện có nhiều nét đổi mới, tích cực một trong những đơn vị được Sở Tài chính tỉnh biểu dương khen thưởng.
Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện được bố trí 9 biên chế, trong đó 01 phó Phòng được giao quản lý ngân sách, 01 chuyên viên được giao nhiệm vụ chuyên quản ngân sách xã. Qua báo cáo quyết toán năm 2015, 2016 các chỉ tiêu về thu, chi ngân sách xã, thị trấn của huyện đều đạt và vượt kế hoạch được giao. Đặc biệt là các chỉ tiêu về thu phí, lệ phí, thu từ quỹ đất công ích đều vượt từ 15% đến 20% so với kế hoạch. Nhờ triển khai đồng bộ các văn bản, quy định về việc thực hiện thu phí, lệ phí đến từng xã, thực hiện quản lý thu phí, lệ phí qua phần mềm trên máy vi tính. Thực hiện đấu thầu đất công ích, quản lý thông tin quỹ đất trên máy vi tính, đồng bộ số liệu với Phòng Tài chính - Kế hoạch, phòng Tài nguyên môi trường. Nhờ đó mà khoản thu 100% trên địa bàn huyện luôn được đảm bảo, các xã, thị trấn chủ động được nguồn thu, chi. Tạo động lực thúc đổi đổi mới, phát triển.
Kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Sơn: Tăng cường các biện pháp quản lý nguồn thu ngân sách: Triển khai đồng bộ các văn bản quy phạm pháp luật đến các đơn vị xã, thị trấn. Thực hiện đấu thầu đất công ích. Quản lý thông tin về quỹ đất công ích trên hệ thống máy vi tính đồng bộ hóa số liệu giữa phòng Tài chính và phòng Tài nguyên và Môi trường.
1.3.2. Quản lý NSX thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ (trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của tỉnh Phú Thọ):
Thành phố Việt Trì là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - khoa học kỹ thuật của tỉnh Phú Thọ, là vùng đất có bề dầy về lịch sử và truyền thống cách mạng. Ngay từ buổi bình minh dựng nước, các vua Hùng đã chọn vùng đất này làm kinh đô cuả nước Văn Lang- nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt
Nam. Việt Trì nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Phú Thọ, là thành phố du lịch về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là cửa ngõ của vùng Tây Bắc Tổ quốc, có diện tích tự nhiên 11.175,11ha, gồm 13 phường nội thị và 10 xã ngoại thị; dân số là 277.539 người (tính đến 31/12/2012); phía Đông giáp với huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc); phía Nam giáp huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), huyện Ba Vì (Hà Nội); phía Tây giáp huyện Lâm Thao; phía Bắc giáp huyện Phù Ninh.
Việt Trì là vùng đất nằm ở vị trí chuyển tiếp từ địa hình đồi núi sang địa hình đồng bằng, đỉnh của tam giác châu thổ sông Hồng. Từ trung tâm thành phố nhìn về phía Tây Nam là núi Ba Vì, phía Đông Bắc là dãy núi Tam Đảo. Ở phía Tây- Tây Bắc thành phố là núi Nghĩa Lĩnh, nơi có đền thờ các vua Hùng. Về mặt địa chất, đất đai ở Việt Trì thuộc vùng đất cổ có niên đại cách đây từ 50 đến 200 triệu năm. Theo tài liệu khảo cổ học cách ngày nay khoảng 2 vạn năm, ở đây đã có sự định cư của người Việt cổ.
Ngày nay, Việt Trì đã trở thành điểm đến của đông đảo kiều bào trong và ngoài nước hành hương về cội nguồn dân tộc. Thành phố Việt Trì có nhiều di chỉ khảo cổ, di tích lịch sử, danh lam gắn liền thời đại các vua Hùng và công cuộc giữ gìn, bảo vệ và xây dựng đất nước. Hàng năm nhân dân trong thành phố đã tổ chức nhiều lễ hội truyền thống, đặc biệt là lễ hội Đền Hùng đã trở thành Quốc lễ.
Với tốc độ phát nhanh và bền vững, chỉ sau hơn 7 năm là đô thị loại 2, ngày 4/5/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 528/QĐ-TTg công nhận thành phố Việt Trì , là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Phú Thọ.
Trong hoàn cảnh đó, Phòng Tài chính - Kế hoạch Việt trì luôn là đầu tầu gương mẫu của ngành tài chính tỉnh Phú Thọ, với nhiều biện pháp quản lý ngân sách nói chung và ngân sách xã nói riêng mang lại hiệu quả cao, các chỉ tiêu thu, chi ngân sách đều đạt mức cao và vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra. Tỷ trọng chi đầu tư đạt mức cao từ 25% đến 35% giúp góp phần xây dựng, củng cố nguồn thu ngân sách trong tương lai. Chi thường xuyên được
chú trọng đảm bảo tốt chính sách an sinh xã hội, chế độ chính sách đối với cán bộ công chức được quan tâm, toàn bộ các xã phường của Thành phố Việt Trì đã hoàn thiện, xây dựng được quy chế chi tiêu nội bộ. Tỷ lệ trợ cấp ngân sách cấp trên tại một số phường là thấp nhất trên địa bàn tỉnh Phú Thọ dưới 10% tổng thu ngân sách. Các đơn vị Phường trung tâm của thành phố nhờ áp dụng chế độ cải cách hành chính điện tử, phương pháp quản lý thuế tiên tiến mà đến nay hầu hết các khoản thu đã được khai thác triệt để, hạn chế tối đa để thất thoát nguồn thu từ hộ kinh doanh trên địa bàn. Từ đó dành kinh phí chi bồi dưỡng, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ công chức thông qua các đột tham quan học hỏi kinh nghiệm, tập huấn, bồi dưỡng. Phòng Tài chính - Kế hoạch Việt Trì nhiều năm liền là lá cờ đầu của ngành tài chính tỉnh Phú Thọ, được Sở Tài chính tuyên dương khen thưởng. Mô hình thu ngân sách của một số phường Gia Cẩm, phường Nông Trang. đã được nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
Kinh nghiệm rút ra cho huyện Thanh Sơn: Thực hiện cải cách hành chính áp dụng hệ thống hành chính điện tử, cải thiện, kiểm soát nguồn thu từ hoạt động bộ phận một cửa cấp xã. Xây dựng và hoàn thiện quy chế chi tiêu nội bộ áp cho từng xã, thị trấ.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời các câu hỏi sau:
- Khái niệm, vai trò, đặc điểm chức năng của ngân sách xã? chính quyền cấp xã và quản lý ngân sách xã? Chu trình quản lý ngân sách xã?
- Thực trạng quản lý ngán sách xã tại huyện Thanh Sơn tỉnh Phú Thọ? Những kết quả đạt được? Những vấn đề còn tồn tại và nguyên nhân những tồn tại?
- Để hoàn thiện công tác quản lý ngân sách xã huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, cần những giải pháp nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
Nguồn số liệu sử dụng trong luận văn từ hai nguồn chủ yếu: nguồn số liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp.
* Nguồn số liệu thứ cấp, đó là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu bao gồm các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Các số liệu thứ cấp trong luận văn này tác giả lấy chủ yếu từ các nguồn, các công trình khoa học trong nước có liên quan đã công bố như:
Số liệu thống kế của Cục thống kê Tỉnh Phú Thọ, chi cục thống kê huyện Thanh Sơn, số liệu công khai dự toán quyết toán của Sở Tài chính, UBND huyện Thanh Sơn, các xã thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Tài liệu báo cáo của các đơn vị như UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Thanh Sơn, Thanh tra nhà nước tỉnh Phú Thọ, Thanh tra sở Tài chính Phú Thọ.
Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các luận văn, luận án đã được công bố.
Tài liệu trên các trang Website trên Internet,…
* Nguồn số liệu sơ cấp: là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức. Nó phản ánh kết quả công tác thu chi ngân sách, quản lý ngân sách xã trên địa bàn huyện Thanh Sơn.
Số liệu được thu thập từ các báo cáo tài chính của UBND các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thanh Sơn. Số liệu công bố công khai dự toán quyết toán của UBND huyện Thanh Sơn.
Để thu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp sau: Phương pháp điều tra phỏng vấn và gửi phiếu điều tra đến từng cá nhân, tổ chức trong phạm vi nghiên cứu.
Chọn điểm nghiên cứu: đề tài thực hiện trên cơ sở nghiên cứu tổng thể một cách toàn diện về công tác quản lý NSX của huyện và 23 xã, thị trấn để đạt được mục tiêu nghiên cứu, theo yêu cầu cần phân tích, đánh giá để xác định đi sâu nghiên cứu chọn điểm điều tra để từ đó thu thập thông tin, số liệu cho phù hợp.
Tác giả lựa chọn hai đơn vị để minh họa cụ thể quá trình quản lý ngân sách xã 01 xã Hương Cần: xã có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, thuộc diện đầu tư của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới và 01 thị trấn: thị trấn Thanh Sơn. Trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện Thanh Sơn, dân cư tập trung đông đúc, nội dung thu, chi ngân sách đa dạng.
Trên cơ sở các tài liệu, thông tin thu thập được có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, tôi sắp xếp theo các tiêu thức riêng để thuận tiện cho việc xem xét, so sánh, đánh giá vấn đề.
đã tiến hành phỏng vấn tổng cộng: 73 người, trong đó: 23 công chức tài chính xã, 23 chủ tịch UBND xã, thị trấn, 23 chủ tịch HĐND xã, thị trấn, 02 chuyên viên quản lý ngân sách xã huyện Thanh Sơn, 01 thanh tra viên huyện Thanh Sơn, 01 chuyên viên phòng quản lý ngân sách Sở Tài chính tỉnh Phú Thọ phụ trách ngân sách xã. Nội dung theo phiếu thu thập thông tin liên quan đến công tác quản lý ngân sách xã.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
Luận văn sử dựng phương pháp thống kê thông qua số liệu đã thu thập môtả quy mô thu, chi…một cách tổng thể cũng như đối với từng chỉ tiêu của ngân sách xã, thị trấn từ đó so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu thu, chi NSX qua các năm, trên cơ sở đó đánh giá về mức độ hoàn thành kế hoạch, mức tăng thu, tăng chi NSX qua các năm.
Kết hợp với kết quả phỏng vấn cán bộ theo dõi ngân sách xã của huyện và Sở Tài chính, cán bộ quản lý tài chính - kế toán ngân sách xã thị trấn để đánh giá thực trạng công tác quản lý ngân sách xã, thị trấn thời gian qua.
2.2.3. Phương pháp tổng hợp thông tin
Để phục vụ cho quá trình phân tích, đánh giá trong luận văn này tác giả đã sử dụng các phương pháp:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích là nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận để tìm hiểu sâu sắc về đối tượng. Tổng hợp là liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thông lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về đối tượng. Phương pháp này được sử dụng chủ yếu trong phần xây dựng khung lý thuyết và đánh giá thực trạng quản lý ngân sách xã tại Huyện Thanh Sơn.
- Phương pháp thống kê kinh tế: Được sử dụng chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Cụ thể là thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển … để
từ đó đưa ra những kết luận, đánh giá và giải pháp có căn cứ khoa học. Phương pháp này được sử dụng trong phần đánh giá thực trạng.
- Phương pháp so sánh: So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh tế để xác định được xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế được lượng hoá có cùng nội dung và tính chất như nhau.
- Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng trí tuệ của đội ngũ chuyên gia để xem xét nhận định bản chất của đối tượng, tìm ra một giải pháp tối ưu. Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểm nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu về quản lý ngân sách. Những gợi ý chính sách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải pháp ở chương 4.
2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
- Tổng thu, tổng chi NSNN: Phản ánh mức độ thu vào ngân sách và thực hiện nhiệm vụ chi của NSNN. Theo số liệu quyết toán ngân sách hàng năm.
- Kết quả thực hiện so với dự toán đầu năm: Phản ánh kết quả thực hiện thu, chi NSNN so với dự toán.
- Cơ cấu thu NSNN: Phản ánh tỷ lệ các khoản thu, chi chiếm tỷ trọng như thế nào trong tổng thu, chi NSNN.
- Tỷ lệ tăng thu, chi NSNN giữa các năm: phản ánh mức độ tăng thu NSNN giữa các năm.
- Các chỉ tiêu quản lý: Việc chấp hành đúng thời gian quy định về lập dự toán, giao dự toán, quyết toán ngân sách. Thực hiện các quy định về quản lý ngân tài chính ngân sách, Luật kế toán. Thực hiện kết luận sau thanh tra kiểm tra. Công khai ngân sách xã.
Chương 3
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH XÃ
TRÊNĐỊA BÀN HUYỆN THANH SƠN
3.1. Giới thiệu về huyện Thanh Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Thanh Sơn
- Vị trí địa lý:
Thanh Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ Phía Bắc giáp các huyện Tam Nông và Yên Lập tỉnh Phú Thọ Phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình Phía Tây giáp huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ Phía Đông giáp huyện Thanh Thuỷ tỉnh Phú Thọ và tỉnh Hoà Bình
Huyện Thanh Sơn có đường Quốc lộ 32A từ Hà Nội đi Sơn La, Yên Bái. Trên địa bàn huyện Thanh Sơn có 7 tuyến đường tỉnh 313, 313D, 316, 316C, 316D, 317 và 317B. Với tuyến quốc lộ và 7 tuyến đường tỉnh, huyện Thanh Sơn ở vị trí khá thuận tiện về giao thông. Nơi đây là đầu mối giao thông quan trọng, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng với trung du và miền núi. Từ đây có thể mở rộng giao thương với các huyện lân cận như Tam Nông, Thanh Thuỷ, Yên Lập, Tân Sơn; giao lưu với các tỉnh khác như Hoà Bình, Yên Bái và Hà Nội. Với vị trí địa lý đó, huyện Thanh Sơn thực sự là đầu mối giao lưu quan trọng, cửa ngõ chuyển tiếp của khu vực trung du và miền núi tạo những tiềm năng cho phát triển thị trường, giao lưu hàng hoá giữa các khu vực...
- Đất đai, địa hình:
Thanh Sơn là huyện miền núi với địa hình đặc trưng là núi đồi có sườn dốc, bị phân cắt bởi nhiều thung lũng hẹp và trung bình. Địa hình đó cũng tạo cho huyện Thanh Sơn có cơ cấu kinh tế nông, lâm đa dạng, tuy nhiên địa hình bị chia cắt phức tạp, đồi núi dốc cũng gây cho Thanh Sơn nhiều trở ngại trong phát triển kinh tế và xã hội.
Tổng diện tích tự nhiên 62.177,06 ha., Trong đó có 50.836,62 ha đất nông nghiệp (chiếm 81,76%), có 4.347,68 ha đất phi nông nghiệp (chiếm 6,99%) và 6.992,76 ha đất chưa sử dụng (chiếm 11,25%). Ngoài diện tích đất dốc tụ và phù sa thích hợp với cây hàng năm, huyện Thanh Sơn còn có tới