Về hạch toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng vận tải hiệp phú lâm​ (Trang 61)

3.1.1. Hạch toán doanh thu cung cấp dịch vụ

Tại công ty có trường hợp

Sơ đồ 3.1: Quy trình cung cấp dịch vụ trung gian.

(1): Công ty Hiệp Phú Lâm ký hợp đồng vận chuyển cho khách hàng

(2): Công ty Hiệp Phú Lâm thuê lại công ty dịch vụ ( công ty B), để vận chuyển cho khách hàng (với giá thấp hơn giá công ty Hiệp Phú Lâm đã ký với khách hàng)

(3): Công ty B vận chuyển hàng và xuất hóa đơn

(4): Công ty Hiệp Phú Lâm xuất hóa đơn cho khách hàng và định khoản Nợ TK 131 khách hàng: 13.200.000 Có TK 331 B: 11.000.000 Có TK 5113: 2.000.000 Có TK 3331: 200.000 Khách hàng Công ty Hiệp Phú Lâm Công ty dịch vụ ( Công ty B) (2) (1) (3) (4)

Các khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động trung gian giữa khách hàng và công ty dịch vụ vận chuyển, kế toán hạch toán vào TK 5113 - Doanh thu cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên kế toán nên mở thêm sổ chi tiết cho tài khoản này để tiện theo dõi về khoản doanh thu phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ vận chuyển của công ty và khoản doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ trung gian.

TK.51131 – Doanh thu cung cấp dịch vụ vận chuyển TK.51132 – Doanh thu cung cấp dịch vụ trung gian

3.1.2. Hạch toán doanh thu bán hàng

Khi làm trung gian cho quá trình cung cấp dịch vụ, có trường hợp công ty được thuê vận chuyển ( công ty B) làm hao hụt hàng hóa của khách hàng:

Sơ đồ 3.2: Quy trình mua, bán hàng hóa của công ty

(1’): Công ty Hiệp Phú Lâm mua hàng hóa để bán lại cho công ty dịch vụ, kế toán định khoản

Nợ TK 156: 5.000.000 Nợ TK 1331: 500.000

Có TK 111: 5.500.000

(2’): Công ty B sẽ bồi thường bằng cách giảm giá cước vận chuyển hoặc mua lại hàng hóa với giá trị đúng bằng giá trị hàng hao hụt. Khi bán lại hàng hóa để công ty B bù vào số hàng bị hao hụt, kế toán công ty Hiệp Phú Lâm định khoản

Nợ TK 131 : 5.500.000 Có TK 5111: 5.000.000 Có TK 3331: 500.000 Nợ TK 632 : 5.000.000 Nhà cung cấp Công ty Hiệp Phú Lâm Công ty dịch vụ ( Công ty B) (2’) (1’)

Công ty đã vi phạm quy định của luật doanh nghiệp về tổ chức hoạt động kinh doanh các ngành nghề khi chưa đăng ký ngành nghề kinh doanh đó, vì công ty đã không đăng ký kinh doanh buôn bán hàng hóa nên việc hạch toán như trên là sai quy định. Bên cạnh đó khi hạch toán như vậy sẽ gây ra sự nhầm lẫn về doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ với doanh thu từ hoạt động trung gian, giá vốn hàng bán thực tế phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ với giá vốn hàng hóa của việc hoạt động trung gian.

Vì vậy khi có các khoản do công ty dịch vụ làm hao hụt, kế toán nên viết giấy đề nghị bồi thường hàng hóa hoặc giảm giá cước vận chuyển cho khách hàng và hạch toán theo sơ đồ sau:

Khi công ty B hoàn trả lại tiền mà công ty Hiệp Phú Lâm đã đền bù cho khách hàng, kế toán định khoản theo sơ đồ sau

3.1.3. Hạch toán khoản thu nhập khác

Hiện nay tại công ty phát sinh các khoản thu nhập khác với giá trị khá lớn từ việc phụ thu phí nâng, hạ rỗng container, phụ thu phí neo xe, phí bốc xếp hàng hóa. Vì vậy kế toán nên mở các tài khoản chi tiết cho tài khoản này để tiện theo dõi các khoản thu phát sinh như

TK 7111 – thu nhập từ nâng hạ container TK 7112 – phụ thu các loại phí.

TK.131 khách hàng TK.811

Giảm giá cước vận chuyển TK.111

Bồi thường tiền hàng

TK. 711 TK.331 công ty B

Giảm giá cước vận chuyển

TK.111 Bồi thường tiền hàng

3.1.4. Hạch toán chi phí giá vốn hàng bán

Theo quyết định 48 của Bộ Tài Chính thì tất cả các chi phí sẽ tập hợp vào TK.154, sau đó sẽ kết chuyển các khoản chi phí hợp lý cấu thành giá vốn cung cấp dịch vụ sang TK.632 – Giá vốn hàng bán.

Tuy nhiên có một vài trường hợp về phân bổ chi phí kế toán không hạch toán vào TK.154 mà lại hạch toán trực tiếp vào TK. 632

Kế toán hạch toán như vậy sẽ dẫn đến việc kết chuyển các loại chi phí không hợp lý vào giá vốn hàng bán, gây nên sự nhầm lẫn giữa chi phí được trừ và chi phí không được trừ khi quyết toán thuế.

Vì vậy kế toán phải hạch toán rõ ràng các loại chi phí vào các loại sổ chi tiết của TK.154 sau đó kết chuyển sang TK.632 các chi phí hợp lý. Bên cạnh đó, kế toán cũng nên mở thêm sổ chi tiết cho TK.632 để ghi nhận các chi phí không hợp lý và chi phí hợp lý tính vào giá thành. TK. 632 TK.111, TK.112 TK.331 TK.152 TK. 154 Chi phí hợp lý TK. 6321 tính vào giá thành TK.111, TK.112 TK.331 TK.152 TK. 6322 Chi phí không được tính

TK.111, TK 138 Các khoản lảm giảm chi phí

3.1.5. Hạch toán các khoản lệ phí đường bộ cao tốc

Hiện nay tại công ty phát sinh các loại chi phí chưa hợp lý, cụ thể là vấn đề xác định chi phí lệ phí đường bộ cao tốc. Sau mỗi chuyến vận chuyển hàng hóa, tài xế thường để thất lạc các biên nhận lệ phí, tuy nhiên kế toán lại vẫn hạch toán các khoản phí này khi không có hóa đơn chứng từ, dẫn đến việc khi cơ quan thuế kiểm tra thì công ty sẽ bị phạt vì đã hạch toán khống các loại chi phí.

Nếu trường hợp khi thất lạc các biên nhận lệ phí, kế toán nên lập các bảng kê phần chi phí đó và không hạch toán vào chi phí cấu thành giá vốn mà nên hạch toán vào tài khoản chi phí khác vì các loại chi phí này phát sinh không thường xuyên. Bên cạnh đó kế toán cũng nên nhắc nhở tài xế nộp đủ các biên lai thu phí, có vậy kế toán mới có thể chi đủ số tiền mà tài xế đã chi hộ.

3.1.6. Hạch toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Tại khoản 3 điều 10 thông tư 156/2013/ TT – BTC có quy định về khai thuế, tính thuế. Đối với thuế TNDN, công ty phải nộp thuế TNDN tạm tính theo quý và tạm nộp thuế TNDN theo đúng thời hạn quy định. Tuy nhiên tại công ty, kế toán không hạch toán các khoản thuế TNDN tạm nộp theo quý mà chỉ quyết toán thuế TNDN theo năm ( phụ lục 26). Vì vậy, kế toán nên xác định thuế TNDN tạm tính và nộp thuế TNDN vào cuối mỗi quý.

Lấy trường hợp cuối quý 1 năm 2013, công ty hoạt động có lãi, và tính được thuế TNDN tạm nộp là: 3.590.000, kế toán định khoản: Nợ TK.8211: 3.590.000 Có TK.3334: 3.590.000 Kết chuyển sang TK.911 Nợ TK 911: 3.590.000 Có TK 8211: 3.590.000

Khi nộp thuế TNDN tạm tính quý 1/2013 vào ngân sách Nhà nước. Kế toán định khoản Nợ TK.3334: 3.590.000

Và theo điều 17 thông tư 151/2014/TT - BTC có quy định từ ngày 15/11/2014 hàng quý doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính theo quý mà chỉ thực hiện tạm nộp số tiền thuế TNDN của quý nếu phát sinh và sẽ quyết toán thuế TNDN theo năm.

Đến cuối năm tài chính khi quyết toán thuế:

 Nếu số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm lớn hơn số thuế TNDN đã tạm nộp là 2.700.000, kế toán phản ánh bổ sung

Nợ TK.8211 : 2.700.000 Có TK.3334: 2.700.000

Kết chuyển khoản chênh lệch này sang TK.911 Nợ TK .911: 2.700.000

Có TK.8211: 2.700.000 Và nộp thêm phần chênh lệch

Nợ TK.3334: 2.700.000

Có TK.111, TK.112: 2.700.000

 Trường hợp số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm nhỏ hơn số thuế TNDN đã tạm nộp là 2.700.000, thì số chênh lệch kế toán ghi giảm chi phí thuế TNDN hiện hành

Nợ TK.3334: 2.700.000 Có TK.8211: 2.700.000

Và kết chuyển khoản chênh lệch vào TK.911 Nợ TK.8211: 2.700.000

Có TK.911: 2.700.000

3.1.7. Hạch toán xác định kết quả kinh doanh

Các bút toán kết chuyển doanh thu, chi phí hợp lý, chính xác tuy nhiên việc kết chuyển hàng tháng số chênh lệch giữa số phát sinh bên “ Nợ” và số phát sinh bên “Có” của TK.911 vào TK.4212 khi chưa tính khoản thuế TNDN tạm nộp là sai nguyên tắc hạch toán (phụ lục 27), vì tài khoản này chỉ ghi nhận khoản lợi nhuận giữ lại sau thuế. Bên cạnh đó việc hạch toán như vậy sẽ không phản ánh chính xác được khoản lợi nhuận giữ lại của công

Vì vậy để tiện cho việc theo dõi sổ sách và xác định lợi nhuận giữ lại, kế toán nên xác định chi phí thuế TNDN tạm tính hàng quý, ghi nhận vào TK.821 và kết chuyển khoản chi phí thuế tạm nộp này vào TK.911 để xác định lợi nhuận giữ lại, kế toán hạch toán theo sơ đồ như sau:

3.2. Về phương pháp hạch toán khấu hao tài sản cố định

Hiện nay công ty hạch toán khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng vì đây là phương pháp khấu hao đơn giản, dễ tính, mức khấu hao được phân bổ theo tháng một cách đều đặn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với các loại tài sản được sử dụng với cường độ đồng đều, đối với tài sản là các loại xe vận tải thì phương pháp này lại không phản ánh đúng tỷ lệ giữa chi phí khấu hao bỏ ra và lợi ích thu được từ việc sử dụng tài sản cố định. Vì vậy em có một vài kiến nghị về phương pháp khấu hao tài sản cố định để phù hợp với hình thức kinh doanh của công ty.

 Với loại hình kinh doanh dịch vụ vận tải thì phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm là phù hợp nhất vì khấu hao được tính theo tỷ lệ thuận với mức độ hoạt động của mỗi tài sản cụ thể, tiêu chuẩn để xác định khấu hao không phải theo thời gian mà là cường độ sử dụng trong thời hạn cụ thể.

Đối với phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm, kế toán cần căn cứ vào hồ sơ kinh tế - kỹ thuật của TSCĐ, xác định sản lượng theo công suất thiết kế của tài sản đó. Bên cạnh đó kế toán phải xác định được số lượng, khối lượng sản phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ. Và tính toán theo công thức:

TK. 821 TK. 4212

Kết chuyển lỗ TK. 911

Kết chuyển chi phí

Kết chuyển lãi hàng quý thuế TNDN tạm tính hàng quý

[ ] [ ] [ ]

 Công ty cũng có thể áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có hiệu chỉnh đây là phương pháp thu hồi vốn nhanh, lợi ích thu được phù hợp với phần chi phí khấu hao vì những năm đầu sử dụng TSCĐ còn mới, ít bị hao mòn, sửa chữa, hiệu suất sử dụng cao vì vậy phần chi phí khấu hao sẽ cao hơn chi phí khấu hao ở những năm về sau.

Đối với phương pháp khấu hao số dư giảm dần có hiệu chỉnh, ta có công thức: [ ] * + [ ] Trong đó: nhanh x 100 x hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh được xác định theo thời gian trích khấu hao của TSCĐ quy định tại bảng dưới đây

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ Hệ số điều chỉnh

Đến 4 năm ( t ≤ 4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm ( 4 năm ≤ t ≤ 6 năm ) 2,0

Trên 6 năm ( t > 6 năm) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần nói trên bằng hoặc thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

Sau đây là ví dụ cụ thể về việc tính và trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần có hiệu chỉnh:

Công ty mua 1 đầu kéo mới với giá 700.000.000 đồng. Thời gian trích khấu hao của TSCĐ xác định theo quy định tại Phụ lục 1 ( ban hành kèm theo Thông tư số 45/2013/TT – BTC) là 6 năm

Với các công thức nêu trên ta tính được: Tỷ lệ khấu hao nhanh x 2 = 33,33% Năm thứ Giá trị còn lại của TSCĐ Cách tính số khấu hao TSCĐ hàng năm Mức khấu hao hàng năm Mức khấu hao hàng tháng Khấu hao lũy kế cuối năm 1 700.000.000 700.000.000 x 33,33% 233.310.000 19.442.500 233.310.000 2 466.690.000 466.690.000 x 33,33% 155.547.777 12.962.315 388.857.777 3 311.142.223 311.142.223 x 33,33% 103.703.703 8.641.975 492.561.480 4 207.438.520 207.438.520 / 3 69.146.173 5.762.181 561.707.653 5 207.438.520 207.438.520 / 3 69.146.173 5.762.181 630.853.826 6 207.438.520 207.438.520 / 3 69.146.173 5.762.181 700.000.000 Trong đó:

Mức khấu hao TSCĐ từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 được tính bằng giá trị còn lại của TSC nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh ( 33,33%)

Từ năm thứ 4 trở đi, mức khấu hao hàng năm bằng giá trị còn lại của TSCĐ ( đầu năm thứ 4) chia cho thời gian sử dụng còn lại của TSCĐ ( 207.438.520/3 = 69.146.173) . Vì năm thứ 4 mức khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần ( 207.438.520 x 33,33% = 69.139.259) thấp hơn mức khấu hao tính bình quân giá trị còn lại và số năm sử dụng còn lại của TSCĐ

3.3. Về bộ máy kế toán

Với khối lượng công việc chứng từ, sổ sách nhiều như hiện nay nhưng công ty chỉ có 2 kế toán viên, rất dễ dẫn đến tình trạng kiêm nhiệm, không đảm bảo công tác kiểm tra, kiểm soát lẫn nhau. Vì vậy công ty phải xác định số lượng nhân viên kế toán phù hợp với trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, bố trí công việc có tính chất độc lập cho các nhân viên kế toán.

Tại công ty xảy ra trường hợp khi có nhân viên kế toán xin nghỉ việc, mặc dù nhân viên này đã báo trước hơn 1 tháng nhưng công ty lại không sắp xếp, hỗ trợ tìm kiếm nhân viên mới để bàn giao công việc nên trong thời gian nhân viên mới làm quen với công việc thì kế toán viên còn lại phải kiêm nhiệm quá nhiều vấn đề phát sinh, làm chậm trễ tiến trình công việc. Để tránh tình trạng tương tự xảy ra công ty nên chủ động sắp xếp, bàn giao công việc cho nhân viên mới để tránh tình trạng giao quá nhiều việc cho kế toán viên cũ, làm chậm trễ tiến trình công việc.

KẾT LUẬN

Có thể thấy để tồn tại trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, đòi hỏi doanh nghiệp Việt Nam phải có một bộ máy quản lý tốt, nhất là công tác kế toán của tổ chức phải vững mạnh. Bộ máy kế toán tốt sẽ giúp doanh nghiệp quản lý tốt tài chính, giúp nhà quản lý yên tâm phát triển, mở rộng thị trường, ra quyết định kinh doanh chính xác cho doanh nghiệp.

Vì vậy để phản ánh thực tại tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh là một trong những khâu quan trọng nhất. Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh không chỉ giúp ban giám đốc đưa ra quyết định đúng đắn ở hiện tại mà còn giúp họ hoạch định kế hoạch phát triển trong tương lai, kiểm tra tình hình sử dụng tiền vốn, tài sản của doanh nghiệp để đưa ra các biện pháp khắc phục, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.

Bài báo cáo đã khái quát tình hình doanh thu, chi phí, xác định kết quả kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xây Dựng Vận Tải Hiệp Phú Lâm và cũng là cơ sở để Thầy Cô đánh giá kết quả học tập của em trong quá trình làm quen với thực tiễn.

Do thời gian nghiên cứu chưa nhiều, kiến thức còn hạn chế nên bài viết của em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của Thầy Cô.

Em xin chân thành cảm ơn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” Quyết định 48/ 2006/ QĐ – BTC

Thông tư 45/2013/ TT - BTC Thông tư 156/2013/ TT – BTC Thông tư 151/2014/TT - BTC

PHỤ LỤC 1

HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT3/001 GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ký hiệu: PL/14P

Liên 3: Nội bộ Số: 0000004

Ngày 17 tháng 1 năm 2013

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần xây dựng vận tải hiệp phú lâm​ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)