Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hoa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 35 - 36)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hoa

Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, là cảm xúc say đắm được thể hiện sâu sắc, nhuần nhuyễn trong tác phẩm nghệ thuật. Nó là tư tưởng, là linh hồn của tác phẩm, gây tác động và truyền cảm, hấp dẫn đến người đọc. Có thể nói, cảm hứng chủ đạo chỉ nội dung chủ yếu của tác phẩm, chỉ thái độ nhiệt tình, đam mê xuyên suốt sáng tác của người nghệ sĩ. Cho nên, có thể xem “cảm hứng chủ đạo thống nhất với đề tài và tư tưởng của tác phẩm … đem lại cho tác phẩm một không khí xúc cảm tinh thần nhất định, thống nhất tất cả các cấp độ và yếu tố của nội

dung tác phẩm” [38].

Nền văn học Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 là nền văn học mang khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn Cách mạng. Trong không khí lịch sử hào hùng, dù còn nhiều đau thương, gian khổ nhưng tâm hồn con người Việt Nam luôn hướng về lí tưởng, về tương lai tươi sáng của đất nước. Đó là nguồn sức mạnh tinh thần to lớn để giúp họ vượt qua mọi khó khăn thử thách. Điều đó được thể hiện đậm nét trong thơ ca:

Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

(Theo chân Bác- Tố Hữu)

Sau 1975, cùng với sự thay đổi của điều kiện lịch sử xã hội, cảm hứng thơ đã nhanh chóng chuyển đổi từ cảm hứng sử thi sang cảm hứng trữ tình thế sự đời tư. Đã có rất nhiều cây bút thành công với mảng đề tài viết về cuộc sống mới, đi sâu khai thác đời sống nội tâm con người.

Nguyễn Hoa vẫn lặng lẽ những bước đi của riêng mình, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo trong thơ ông luôn có sự thống nhất. Đó là tình cảm thiêng liêng hướng về Tổ quốc, đồng đội. Là tình yêu mãnh liệt, sự gắn bó với quê hương, với Mẹ, với đất đai…Đọc thơ Nguyễn Hoa ta luôn thấy ở ông một sự rắn rỏi, kiên quyết, thủy chung với đường thơ đã chọn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)