Cảm hứng về Tổ quốc, về người lính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 36 - 47)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hoa

2.1.1. Cảm hứng về Tổ quốc, về người lính

Viết về Tổ quốc là nguồn cảm hứng vô tận với các nhà văn nhà thơ Cách mạng. Với Nguyễn Hoa cũng vậy, ông say sưa viết về Tổ quốc cả trong thời chiến hay khi đất nước hòa bình. Trong ông luôn vững vàng một mục tiêu, lí tưởng, một con đường đã chọn, đó chính là Con đường Tổ quốc:

Xa mẹ

Bước chân dạy tôi con đường phải tới tôi cùng đồng đội

đi con đường của mình con đường Tổ quốc!

(Con đường Tổ quốc)

Rời xa mái ấm gia đình, xa mẹ, xa quê hương, con người ấy đã biết đi trên con đường mình chọn lựa, thật rõ ràng và kiên định! Nhà thơ gọi “con đường Tổ

quốc” là “con đường của mình”, hình tượng Tổ quốc trở nên gần gũi biết bao.

Nguyễn Hoa đã có nửa đời mặc áo lính, nửa đời người lính trải khắp mọi chiến trường suốt từ những năm 1970 đến 1985. Chính vì lẽ đó, ông đã thấu hiểu và tái hiện hình ảnh của một Tổ quốc Việt Nam đầy đau thương và cao cả:

Tổ Quốc

Mười mấy thế kỉ chiến tranh

ngày chiến thắng mừng vui mà khóc

những mái tóc xanh- những mái tóc bạc

giọt nước mắt rơi mát mềm đất đai

(Con Tổ quốc)

Bất cứ ai khi nhắc về lịch sử của dân tộc đều không thể không nhắc về những ngày tháng “khổ nhục, đau thương mà vĩ đại”. Nhưng hơn ai hết, là một người con của Tổ quốc đã từng chứng kiến những năm tháng ấy, nhà thơ hết sức cảm động và thấm thía trước một Tổ quốc trong ngày chiến thắng “mừng vui mà khóc”, cảm động trước cảnh đoàn tụ của hai thế hệ “những mái tóc xanh- những mái tóc bạc”

sau bao ngày cách xa không hi vọng sự trở về.

Viết về Tổ quốc, ta luôn thấy ở nhà thơ có sự hòa nhịp của cái riêng và cái chung một cách trọn vẹn, cái tiểu ngã hòa cùng cái đại ngã, thấy ở nhà thơ bao suy ngẫm của một người lính trên bước đường chiến đấu gian lao cho một Tổ quốc tồn sinh.

Chính tư tưởng cao đẹp và tình cảm sáng trong của nhà thơ đã khiến cho hình tượng đất nước Việt Nam và sự nghiệp mà cả dân tộc đang theo đuổi thêm thân thương và hùng tráng. Vốn rất bình dị, không khoa trương nhưng dường như khi viết về Tổ quốc ông đã trở thành một người khác hoàn toàn: đó là một cái tôi công dân với trách nhiệm rất cao. Nguyễn Hoa cũng giống các nhà thơ khác, khi viết về Tổ quốc ông đã nhận diện, cắt nghĩa thật hay. Nhưng cái riêng là thơ ông còn nói lên quan hệ đặc biệt giữa cái tôi riêng của bản thân với Tổ quốc. Ông không xưng là ta mà xưng là con, ông còn nói rõ: sau con MẸ là con NHÂN DÂN là con TỔ QUỐC. Một mối quan hệ thật thân thương gần gũi biết bao.

Để có Tổ quốc hôm nay đã có sự hi sinh, nằm xuống của biết bao người con đất Việt. Sự hi sinh ấy không phải là vô nghĩa, bởi lẽ máu người, thi thể người, hồn

vía người sống mãi để bay cao lá cờ của Tổ quốc:

Máu người chảy thấm sâu Thành mạch nguồn dưới đất trong veo không mất !

Thi thể người nằm xuống thành cao mặt đất xanh không mất! Hồn vía người Tự do không mất! Bay lá cờ TỔ QUỐC! (Tổ quốc)

Nguyễn Hoa đã ca ngợi Tổ quốc bằng những vần thơ hay, cháy bỏng, bằng hình ảnh và giọng thơ to lớn mà không khoa trương:

Tổ quốc Không chỉ có

Cánh cò, cánh vạc lặn lội Khói trắng vờn bay mái rạ Tiếng sáo diều chơi vơi...

Còn hồn bao đời, xương thịt, máu, mồ hôi Người về đất ... Đất Có mắt Anh ánh nhìn Không bán mua Không chia cắt Đất Tổ quốc. (Đất nâu)

Tổ quốc trong thơ ông hiện lên thật gần gũi, cụ thể bình dị, thân quen, cuộc sống còn nghèo khó nhưng lại đậm nghĩa tình:

Tổ Quốc bây giờ cụ thể

như các bạn cùng tôi, cùng cỏ ... Chiều nay khi lòng chân thật của các bạn cho

ước mơ tôi tươi mát

tôi nâng bát nước đầy run rẩy tình yêu! Muối còn thiếu nhiều

rau còn thiếu nhiều...

(Con Tổ quốc)

Với Nguyễn Hoa, Tổ quốc là hữu hình, là con người với dáng hình cụ thể đang lớn lên từng ngày. Và cùng chứng kiến sự trưởng thành vươn lên của Tổ quốc cũng là những năm tháng ăm ắp nghĩa tình kỉ niệm của “bạn” “tôi”:

Tổ Quốc lớn từng ngày Để chiều hè này

các bạn cùng tôi cùng nhau cùng cỏ

cùng vầng trăng rực rỡ đang lên

Trang thơ viết về Tổ quốc của Nguyễn Hoa còn là những dòng kí sự ghi lại những tháng ngày lịch sử của dân tộc:

17 giờ 30 phút

Ngày 7 tháng 5 năm 1954 Tướng Đờ Cát x- tơ- ri

Cùng bộ tham mưu kéo cờ trắng ra hàng Để lá cờ “Quyết thắng” hiên ngang Rợp đỏ trời Tây Bắc

Để dòng người như thác

Ùa reo từ Điện Biên Phủ đổ về...

Những miền quê, những làng quê ngóng đợi.. Cuộc kháng chiến chín năm/ Tổ quốc lại về mình

(Lời người pháo thủ Điện Biên)

Những dòng kí sự ấy ghi lại sự kiện vẫn còn nóng hổi trong trái tim bao người. Tổ quốc vĩ đại với những chiến thắng lớn lao khiến lòng người náo nức. Đó là thành quả của cả dân tộc sau cuộc kháng chiến trường kì chín năm. Đó là niềm tự hào của dân tộc trước cả thế giới: “Điện Biên Phủ- Việt Nam- Hồ Chí Minh/ Chúng tôi hò reo- trái đất cũng hò reo như thế....”

Với chiều sâu của cảm xúc suy luận, Nguyễn Hoa không chỉ viết về những sự kiện: “Tôi ghi lại điều này trong sách vở / phút mở đầu của Điện Biên lịch sử”

...(Lời người pháo thủ ĐB); “Như thế bắt đầu từ mùa khô/ năm 79 .../ Căm- pu-

chia, bạn ơi” mà bao địa danh suốt dọc dài đất nước cũng được nhà thơ nhắc đến từ

Hàm Rồng, Đà Nẵng, sông Chu... làm nên một hình tượng Tổ quốc trong không gian địa lí rộng lớn. Đặc biệt, với Nguyễn Hoa, cảm hứng về Tổ quốc còn gắn liền với những con người lịch sử, những danh nhân của đất nước, dân tộc mình. Hãy đọc những vần thơ giản dị mà xúc động khi nhà thơ viết về Bác Hồ kính yêu trong những ngày đầu ra đi tìm đường cứu nước (lúc Bác xuống bến tàu Nhà Rồng làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La- tút- xơ Tơ--vin 13 khi tàu rời Sài Gòn đi Singgapor trên đường sang Pháp) để thấy được tình cảm thành kính của người con Tổ quốc hướng về Lãnh tụ:

Trên tàu vượt biển xa Anh Ba luôn dậy sớm ...

Hóa Anh thức sóng khơi Luôn cùng mình dậy sớm Để thấy vầng mặt trời Phút vượt mình khỏi biển!

(Trên tàu vượt biển xa)

Trong số những con người vĩ đại ấy của dân tộc, Nguyễn Hoa luôn nhớ đến “người về từ Đông Quan”.

Có lẽ cuộc đời của con người anh hùng bậc nhất nhưng cũng bi kịch bậc nhất trong lịch sử thời Trung đại Việt Nam là nguồn cảm hứng đặc biệt với nhà thơ. Nguyễn Hoa đã viết nhiều về Nguyễn Trãi. Trong thơ của ông, hình tượng người anh hùng dân tộc luôn hiện lên với tư tưởng thật minh triết, trong tầm vóc lớn lao gắn với núi sông, đất đai, bờ cõi:

Có một ngày như thế Của thưở sáu trăm năm Người về từ Đông Quan Dâng cho người ở Lam Sơn Một trái tim

Mười năm thành Đông Quan thao thức Một trái tim

Thấm mưa rơi ải Bắc

Và người con dân Việt nào cũng biết đến công lao to lớn của Nguyễn Trãi với vai trò của một vị quân sư tài ba trong cuộc chiến đấu chống giặc Minh. Thậm chí, khi cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi, Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi viết “Bình Ngô đại cáo”:

Hẳn lúc ấy, người về từ Đông Quan đứng thẳng Vai kề vai cùng người ở Lam Sơn

Uống chung chén rượu thề nâng gươm Hẳn lúc ấy người về từ Đông Quan Chụm đầu cùng người ở Lam Sơn Đọc Bình Ngô Sách ...

...

Như người cày trên cánh đồng hoang Và con đường trở lại Đông Quan

Chính con đường đi hết lòng mình sau trước... Đã có thật từ đây

Một Đông Quan không còn bóng giặc Một Đại Việt không còn bóng giặc

(Người về từ Đông Quan)

Đi liền với cảm hứng về Tổ quốc là cảm hứng viết về người lính. Với nửa đời

áo cỏ xanh, Nguyễn Hoa đã viết rất hay, rất chân thực và xúc động về những người

lính. Viết về người lính là ông viết về những tháng năm tuổi trẻ của chính mình:

Mười bảy tuổi tôi cầm súng đi xa

Khẩu súng thân quen như chiếc thừng vực nghé

(Lời người chiến sĩ đồng quê) Tôi là tôi: tuổi hai mươi

Xa đồng làng tới phương trời đạn bom Rừng xanh, rừng đỏ Trường Sơn

Áo màu bạc với mưa nguồn nắng nung

(Tuổi tôi)

Cuộc đời của Nguyễn Hoa là thế, tuổi thơ gắn bó với quê hương đồng ruộng rồi sau đó đến những năm tháng gian khó tự nguyện của đời lính. Và chắc chắn những năm tháng đó sẽ là những kí ức đáng nhớ nhất trong đời người, đời thơ Nguyễn Hoa:

Sẽ trở về tôi người lính áo cỏ xanh đạn bom đã bạc Sẽ trở về tôi người thơ tóc đen ngả màu

Kí ức chiến tranh lặn sâu Thơ ngắn ít câu chưa nói hết ...

(Vườn quê)

Tôi đã sống những tháng năm kì lạ tuổi trẻ tôi không dễ có hai lần tháng năm biết hy sinh tự nguyện....

trong chiến hào, trên điểm chốt xung phong một mùa mưa rừng, mười mùa mưa rừng... đạn quanh người và khẩu súng trên lưng

Cho dù đó là những ngày tháng gian lao khổ cực phải đối mặt với bao gian nguy thử thách thì với Nguyễn Hoa đó cũng vẫn là những năm tháng đáng tự hào của tuổi trẻ «không dễ có hai lần».

Có thể nói, thơ ca Cách mạng viết về hình tượng người lính trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ đã có những thành tựu đỉnh cao, như: Trần Mai Ninh, Quang Dũng, Hữu Loan, Tố Hữu, Chính Hữu, Vũ Cao, Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh....

Người lính hiện lên trong thơ giai đoạn đó với những phẩm chất truyền thống: sáng ngời lí tưởng, gian khổ hy sinh, thắm thiết tình đồng chí, đồng đội... Có khác nhau là ở bút pháp và cốt cách các nhà thơ. Tây Tiến (Quang Dũng) lãng mạn và bi tráng, Nhớ máu (Trần Mai Ninh) dữ dội, ào ạt khí thế giết giặc, Đồng chí

(Chính Hữu) mộc mạc chân chất, Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (Tố Hữu) cảm xúc hùng ca bay lên, Bài thơ về Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật) là tiếng cười hào sảng của người lính chiến thắng trên đường Trường Sơn...

Người lính trong thơ Nguyễn Hoa là người lính trong đời thực, người lính trong rừng dày, ngoài đảo xa, ở tận cột mốc đầu Tổ quốc:

Trong rừng dày, rừng thưa Dấu chân người dày hơn lá đổ

Dấu chân người, nối dấu chân người Đạp cỏ, đạp gai thành những lối mòn Tạc vào Trường Sơn ...

(Dấu chân người đi đất 1973) Đạn và súng súng và tuổi trẻ

Nắng và mưa bát ngát núi trên lưng

(Kỉ niệm về cây gậy Trường Sơn 1982)

Chúng con sống cuộc đời người lính Đến đứng làm cột mốc ở biên cương Cột Mốc - Nơi bắt đầu Tổ quốc

Nguyễn Hoa viết thấm thía về tình đồng đội của những người lính. Đó là tình cảm xẻ chia những vui buồn, là sự gắn bó yêu thương như ruột thịt.

Bạn thân yêu bạn ở đâu? ...

Sớm mai tôi lên biên giới Nơi chen vai cùng đồng đội Nơi ngọt trong tự nguồn Những bát nước tự nhiên Mà đời tôi đã uống ...

Niềm tin về tình yêu con người mãi mãi

(Gửi bạn nơi xa 1982) Rừng mùa này lắm măng

Lo ngoài khơi gió cả Đảo bội thu mùa cá

Thương rừng nhạt bát canh

(Cái nhớ 1972)

Tình đồng đội còn là những ngày tháng nhọc nhằn gian khó, là nỗi cô đơn của lính đảo, chắt chiu giọt nước như giọt máu trong những cơn cháy khát

Mùa khô 85

Rừng Phnôm Ma Lay

Vị tướng tóc trắng đầu, ngày một bình toong Chiến sĩ trinh sát khát quá phải nằm

Đồng đội đắp đất dày cho khỏi héo

(Như thế, bắt đầu từ mùa khô 1979)

Tình đồng đội còn là những lời nhắn nhủ tha thiết, trao lại cho nhau những trăn trối cuối cùng:

Giữa trận chiến đấu này Nếu tôi ngã xuống Đồng đội ơi

Để mẹ nhận ra đứa con trai của đồng quê bé nhỏ Xin hãy trồng lúa xanh trên đất tôi nằm

Mỗi bước chân qua trên những chặng đường hành quân, nhà thơ đều nghiêng mình tưởng nhớ về những người đồng đội:

đường phố nào, cánh rừng nào sáu tám, bảy hai ... các anh nằm lại

Với nhà thơ, tình đồng đội sẽ là nỗi nhớ suốt đời, ghi dấu ấn mãi mãi:

Và còn mãi bao nhiêu người đồng đội Đã cùng tôi chống gậy vượt đường xa.

(Kỉ niệm về cây gậy Trường Sơn 1982) Vâng tôi nhớ suốt đời

Có những người đồng đội Hiện ra như mặt trời.

(Nơi ấy 1971)

Viết về sự hi sinh của những người lính, những người đồng đội, nhà thơ không khỏi bùi ngùi xúc động. Song với Nguyễn Hoa, đó là sự hi sinh đầy cao cả, đầy ý nghĩa. Người lính nằm xuống nhưng lại thành hoa của đất, thành mặt trời rực rỡ .

Những đồng đội một lần yên nghỉ dưới vòm cây Sốt ác tính nhanh như là chớp giật

Người yên nghỉ nở thành hoa của đất Thành mặt trời rực rỡ mỗi sớm mai.

(Bạn của đất đai)

Những người lính, người đồng đội vào chiến trường khi tuổi mới đôi mươi, họ đã cống hiến cho đất nước những mùa xuân đẹp nhất của cuộc đời mình. Họ đã mang những năm tháng tuổi trẻ của đời mình để làm trẻ lại tiếng cười con suối, trẻ

lại những rừng cây tốt tươi, trẻ lại mặt trời. Nguyễn Hoa gọi những người đồng đội

thân yêu đã nằm xuống ấy là những ngôi sao không bao giờ mọc lại.

Những ngôi sao không bao giờ mọc lại Khi đã vĩnh viễn yên nghỉ giữa lòng tôi

Khi đã vĩnh viễn yên nghỉ giữa lòng mọi người Với ánh sáng đẹp tuyệt vời lần cuối

Giờ phút phải rời xa đồng đội mãi mãi luôn là những giờ phút thiêng liêng xúc động nhất nhưng cũng xót xa nhất. Người còn sống, người đã chết; người ở lại, người ra đi. Là một người lính, hơn ai hết ông luôn thấu hiểu bên cạnh những vinh quang chiến thắng của cả dân tộc lại là những những mất mát, hi sinh đằng sau đó không thể bù lấp nổi. Và một lời hứa với đồng đội chưa kịp thực hiện sẽ là nỗi trăn trở lớn nhất của nhà thơ:

Và làm sao chúng tôi không có lúc nghiêng mình nuốt lệ trước anh em nằm vắt trên rào, trước cửa mở xung phong... Và đêm nay thật lòng

tôi cứ nghĩ là tôi chưa làm trọn

lời hứa về thăm người vợ, người con của đồng đội tôi ở giây phút cuối cùng giữa đêm mưa tầm tã...

(Lời người pháo thủ Điện Biên 1984)

Có thể nói, người lính trong thơ Nguyễn Hoa là người lính sau 1975. Vì thế, dù nhà thơ có nói đến cái đau thương, khốc liệt của chiến tranh thì tâm hồn nhà thơ có sự điềm tĩnh, yên bình và trong sáng. Những suy nghĩ của người lính Nguyễn Hoa có độ sâu sắc hơn

Tôi suy nghĩ về những điều này:

Những anh hùng vì tình yêu cầm súng trên tay Những anh hùng vì tình yêu mà gieo vãi hạt giống... Ôi, chỉ có: niềm tin về tình yêu con người

Mãi mãi

(Gửi bạn nơi xa 1982)

Cái chết không phải là đích của tôi khi tay tôi cầm khẩu súng

như ông cha tôi đã từng cầm súng như anh tôi đã từng cầm súng

Quả thực, cái chết không phải là đích với nhà thơ cũng như với bao người, ông ý thức được giá trị của sự sống. Nhưng nếu cần, cũng giống như cha anh, người lính ấy có thể sẵn sàng hy sinh cuộc đời mình vì lí tưởng cao đẹp, vì Tổ quốc nhưng hơn nữa là vì một cuộc sống yên bình, vì niềm tin về tình yêu con người. Đó là những suy nghĩ tràn đầy ý nghĩa nhân văn.

Người lính trong thơ Nguyễn Hoa luôn hiện lên chân thực gần gũi. Bởi lẽ bên cạnh lí tưởng cao cả mà những người lính hướng đến, họ còn luôn có những suy nghĩ rất đời thực, đó là tình cảm về gia đình, về tổ ấm thân thương. Với Nguyễn Hoa, chiều dài đường đi của người lính trường chinh thường cùng cả với gia đình mình. Hãy xem con gái viết gì cho bố trong trang thư mỏng mảnh:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)