Cấu tứ theo dòng tâm trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 86 - 88)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Cấu tứ

3.2.1. Cấu tứ theo dòng tâm trạng

Tác phẩm văn học nào cũng biểu hiện cảm xúc và tình cảm, tâm trạng của con người. Trong thơ, cấu tứ theo dòng tâm trạng là cách tác phẩm tổ chức theo dòng vận động tự nhiên của tâm trạng, của cảm xúc con người. Kiểu cấu tứ này đem lại ấn tượng về một dòng mạch tâm trạng, cảm xúc sống động, liên tục, tương đối toàn vẹn của chủ thể trữ tình.

Trong rất nhiều bài thơ, Nguyễn Hoa đã bộc lộ tâm trạng, suy nghĩ của mình một cách trực tiếp. Và có khi dòng mạch tâm trạng, cảm xúc ấy thường gắn liền với đối tượng miêu tả nhất định. Đối tượng vừa là đích mô tả, vừa là nguyên cớ khơi gợi cảm xúc của nhà thơ, gợi nên những suy tư, liên tưởng nhiều chiều về con người về cuộc sống.

Nơi ấy là một ví dụ. Bài thơ là cảm xúc nhớ nhung về những tháng năm đời

lính gắn với nơi nhà thơ và các đồng đội đã từng gắn bó bên nhau. Mở đầu bài thơ là nỗi nhớ tha thiết, bồi hồi, nhớ mãnh liệt, như nhớ người yêu:

Có gì đâu nơi ấy? Mà thiết tha bồi hồi Như nhớ người yêu vậy Hết đứng lên lại ngồi....

Đúng là không nỗi nhớ nào lại cồn cào, da diết, xốn xang, rạo rực như nỗi nhớ người yêu. Bằng một hình ảnh so sánh rất gần gũi, giản dị, cùng với những từ ngữ biểu cảm diễn tả tâm trạng, hành động của chủ thể trữ tình ta có thể thấy được nỗi nhớ mãnh liệt của nhà thơ về nơi ấy. Tiếp đó, theo dòng cảm xúc tâm trạng, những kỉ niệm chợt ùa về một cách rất tự nhiên:

Một cánh rừng săng lẻ Võng bông trưa nắng trôi Vang tiếng cười tuổi trẻ Lẫn mênh mông gió trời.

Một bữa cơm nấu vội Toàn con trai với nhau Củi ướt phồng má thổi Hương phong lan ướp đầu. Một ánh đèn hạt đỗ

Soi đỏ mũi tiến công Một trang thơ nhòe chữ Thành nỗi niềm vui chung....

Số từ “một” như số đếm đều đặn từng kỉ niệm cứ lần lượt hiện về trong nỗi nhớ của nhà thơ. Câu hỏi tu từ “Có gì đâu nơi ấy?” được nhắc lại 4 lần như một điệp khúc cho thấy rõ dòng cảm xúc tâm trạng không nguôi nhớ nhung của nhà thơ khi nghĩ về “nơi ấy”. Quả thực không có gì ở “nơi ấy” ngoài rất nhiều khó khăn gian khổ của những ngày tháng chiến đấu. Nhưng điều khiến nhà thơ nhớ mãi, nhớ suốt đời chính là những người đồng đội, những người lính với tinh thần, lí tưởng ngời sáng.

Có gì đâu nơi ấy? Vâng tôi nhớ suốt đời Có những người đồng đội Hiện ra như mặt trời!

Đọc thơ những bài thơ về biển của Nguyễn Hoa ta thấy ở ông một tâm hồn lãng mạn đầy ắp bao xúc cảm. Có lẽ, trước biển, không một tâm hồn thi sĩ nào lại không có những nỗi niềm muốn nói. Nguyễn Hoa cũng vậy, trong số nhiều bài thơ viết về biển của ông, ta cần phải kể đến Lời muộn mằn gửi biển:

Ba mươi tuổi lần đầu gặp biển Sững sờ như gặp em

Ngực phập phồng tuổi hai mươi vừa chín

Tuổi hai mươi - biển - tuổi hai mươi...

Lần đầu đến với biển cũng là lúc tôi đã ở tuổi ba mươi, đã trải qua những thăng trầm biến động của đời, khi tôi đã có em. Trước biển của tuổi hai mươi, lòng tôi thật nhiều cảm xúc. Lần đầu gặp biển mà sững sờ như gặp em, thấy biển thật trẻ trung, căng tràn sức sống, cũng như em ngực phập phồng tuổi hai mươi vừa chín. Và ngay bắt đầu từ giây phút gặp gỡ đó là tình yêu với biển, tình yêu tha thiết, mãnh liệt như với em:

Tôi lăn vào biển êm

Tim tôi đập làm mềm sóng biển Và sóng mặn vỗ sáng ước mơ tôi

Tuổi hai mươi - biển - tuổi hai mươi

Biếc sóng xa và biếc cao trời Tôi không nhận ra tôi đâu nữa Tôi yêu biển, tôi yêu em như thế

Tuổi hai mươi - biển - tuổi hai mươi...

Tôi trong trẻo tựa trời trong trẻo giữa biển khơi Tôi giang rộng vòng tay ôm choàng biển cả Và biển ôm choàng tôi không hề xa lạ Biển và tôi đều trẻ như nhau

Như tuổi hai mươi - biển lần đầu

Trước ngực phập phồng tuổi hai mươi em vừa chín.

Tình yêu với biển như với em, hay tôi yêu em như tôi yêu biển vậy. Lời gửi biển thay lời tình yêu muốn nói cùng em. Một tình yêu mãnh liệt với rất nhiều cung bậc cảm xúc trào dâng. Tôi muốn được hòa tan vào biển, cùng biển hòa tan trong nhau. Và trong tình yêu mãnh liệt ấy, trước biển, trước em của tuổi hai mươi vừa chín, tôi thấy sáng ước mơ tôi, tôi thấy mình trẻ lại. Thật là một tâm hồn đa tình, lãng mạn!

Với hình thức câu thơ tự do, linh hoạt, sự phân đoạn phóng túng, tất cả đều thể hiện tình yêu tha thiết, mãnh liệt với biển, với em. Dù nhiều trạng thái tình cảm mãnh liệt được nhắc đến, song bài thơ vẫn nhất quán trong một mạch cảm xúc từ mở đầu cho đến kết thúc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)