Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh tinh tế, biểu cảm, mới mẻ,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 83 - 85)

7. Đóng góp của luận văn

3.1.2. Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh tinh tế, biểu cảm, mới mẻ,

Ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Hoa giản dị, chân phương mà hàm súc, ông sáng tác rất nhiều nhưng thơ ông không hề có sự xào xáo, trái lại, ông luôn biết làm mới thơ mình bằng ngôn ngữ. Trong thơ, Nguyễn Hoa sử dụng rất nhiều từ ngữ, hình ảnh tinh tế, giàu rung cảm. Chính lớp từ này đã góp phần quan trọng tạo nên mạch ngầm suy tưởng, chiêm nghiệm, triết lí trong thơ ông. Sự vật, đối tượng qua cách diễn đạt của nhà thơ luôn hiện lên với màu sắc cảm xúc rõ nét.

Sự tìm tòi đáng ghi nhận của nhà thơ phải kể đến việc xây dựng những đơn vị từ mới mà trước ông người ta ít dùng hoặc hoàn toàn chưa dùng trong thơ hiện đại: Chót hè, chót thu, lá thắm, xanh tót, ngấn tim, le se, duềnh sóng, gót chân gió, lúa phập phồng, sồng sộc thời gian, lá chín vào tận cuống, giọt đêm, mùa xuân mau

mắn, tình yêu ngấm chín,Thắp xanh niềm tôi... Nhưng thành công hơn cả phải kể

đến hệ thống từ láy, nó vốn rất phong phú đa dạng trong tiếng Việt và là bộ phận không thể thiếu đối với sự phát triển của thi ca. Nó chắp cánh cho những hình tượng thơ. Trong thơ Nguyễn Hoa, ông đã sử dụng những từ láy bình thường, thậm chí tưởng như cũ nhưng lại có sức gợi tả, gợi cảm: le se, lướt mướt, leo lẻo, xầm xậm,

thông thênh, lấp le, ngầy ngậy, ngất ngây, hao hao, bâng lâng....Nhà thơ đã sử dụng

nó một cách thật tự nhiên, hài hòa trong các câu thơ, bài thơ như nó vốn có từ bao đời. Ông đã làm chủ được nó, đưa đến với bạn đọc một cách có trách nhiệm, không khoa trương.

Thơ hay cốt ở tình và lời thơ: Tình người lớn hơn thơ nhưng để đi được vào lòng người thì tình người phải nhờ vào ngôn ngữ thơ. Nhiều nhà lí luận nói: Ngôn ngữ là bản chất của văn chương, tạo nên ma lực của đoạn thơ, câu thơ, là ngôi nhà

bản thể văn chương, còn Kinh thánh thì nói: Khởi đầu là lời. Nguyễn Hoa đã làm

chủ được ngôn ngữ. Chỉ một từ Đẫy nhưng nhà thơ đã làm cho bài thơ ngắn thật

sống động và giàu ý nghĩa:

“Đẫy tháng, đẫy năm Cây dâng hương trái Đẫy vui, đẫy buồn Người thành từng trải Đẫy trời, đẫy đời Câu thơ vận hội”

(Đẫy)

Hay như ở bài thơ Mỗi một cũng là sự sáng tạo về chữ nghĩa:

Mỗi sớm Một nụ hôn Mỗi chiều Một mong đợi Mỗi khát Một đời người (Mỗi một) Mỗi với một gần như đồng nghĩa để chỉ số nhỏ nhất trong dãy số tự nhiên nhưng được tác giả dùng làm đối trọng trong thơ. Sau mỗi lại có một, cứ lặp lại từ cái cụ thể đến cái trừu tượng và rồi vỡ òa nỗi khát vọng của đời người. Đã là con người phải luôn có khát khao những gì muốn có, những gì đã có nhưng lại muốn có nữa của riêng mình.

Hay ở bài Thắp xanh niềm tôi, Nguyễn Hoa đã đem đối lập đỏ - xanh giữa

bông hoa gạo với cái niềm tôi để cuối cùng hóa thành đồng nhất: cái đỏ này (khách

thể) thắp xanh cái kia (bản thể):

Đỏ ròng lửa nóng Tươi màu ráng trời Gạo hoa nở mọng Thắp xanh niềm tôi!

(Thắp xanh niềm tôi!)

Bốn câu thơ bốn chữ mà dẫn dắt từ đối lập đến đồng nhất, nghĩa là Nguyễn Hoa đã rút ngắn được cả một quá trình dài mà không cần quá nhiều lập thuyết.

Thơ Nguyễn Hoa có rất nhiều sáng tạo về ngôn từ và hình ảnh. Mỗi lần đọc bài

Muối, người đọc lại thấy hứng thú bởi một hình ảnh tưởng như đã rất quen thuộc:

Em là muối ướp nỗi đau Tươi mãi

(Muối)

Từ câu thành ngữ dân gian thường dùng Xót như xát muối, tác giả đã dùng từ

ướp thay từ xát, lấy từ đau thay từ xót để đẩy sự đau đớn hơn lên, tưởng không bao giờ

dứt tươi mãi. Nỗi đau mà tươi thì chẳng biết đến bao giờ mới lành. Chỉ có 8 chữ mà bài

thơ khiến người đọc cứ đau đáu mãi. Những chữ rất đời thường mà lại rất thơ

Như vậy, từ ngữ, hình ảnh trong thơ Nguyễn Hoa được sử dụng và diễn đạt một cách biểu cảm, tinh tế. Lớp từ ấy giúp nhà thơ cụ thể hóa sự vật, đối tượng, bộc lộ chiều sâu cảm xúc tâm trạng, tạo cho thơ ông một cái nhìn đa chiều về cuộc sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)