Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 68 - 80)

7. Đóng góp của luận văn

2.2. Hình tượng cái tôi trong thơ Nguyễn Hoa

2.2.3 Cái tôi suy tư, chiêm nghiệm

Bên cạnh niềm tin, những mơ ước khát khao, thơ Nguyễn Hoa cũng chứa đầy những đau đớn, những ưu lo, những trăn trở về nhân tình thế thái. Vì vậy trong thơ ông có những lúc hiện lên sự thao thiết đầy khắc khoải về nỗi cô đơn tột cùng của phận người:

Nếu cái chết là điều đáng sợ Thì cô đơn còn đáng sợ hơn

Có thể nói cô đơn là thuộc tính của con người, là định mệnh, là điều mà những người nghệ sĩ thường nhắc đến. Người nghệ sĩ vừa cần sự cô đơn lại vừa vô cùng sợ hãi sự cô đơn. Bởi cô đơn còn đáng sợ hơn cái chết.

Nỗi buồn, nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cũng được rất nhiều nhà thơ cùng thời nói đến. Trong thơ của Nguyễn Thị Thu Hồng là sự cô đơn, đơn lẻ ngay giữa cuộc sống bộn bề náo nhiệt:

Ta lang thang khắp phố phường Người đông lòng vẫn lạnh lùng phố ơi

(Thiếu khoảng trời xanh)

Còn Nguyễn Thị Hồng Ngát lại cô đơn khi đối mặt với đời thường:

Con gà đi kiếm mồi vất vả Trời tối rồi cũng về ổ nghỉ ngơi Còn riêng em, anh ơi

Em biết trốn vào đâu cho khỏi khổ Nỗi cô đơn năm tháng cứ giày vò Em thấy sợ mỗi bận về nhà Mở cửa ra

Anh vắng.

(Đối mặt đời thường)

Nhà thơ Lệ Thu độc thoại:

Con trai đáy biển lặng thầm

Suốt đời ngậm ngọc tri âm một mình Sóng muôn trùng vẫn lặng thinh

Buốt lòng giấu một khối tình trong tim.

(Ngọc trai)

Trong thơ ca đương đại, nỗi cô đơn của cái tôi cá nhân cá thể còn được nói đến rất nhiều: Chỉ mình em vẫn đợi chờ (Trăng thành phố - Lệ Thu), Một mình em thơ thẩn với trăng (Chuyện tình - Hiền Phương), Một mình anh thức dậy đợi mặt

trời (Em ra đi khi ngày chưa kịp tới - Việt Hà), Tôi trụi trần như một thân cây (Hoa

muộn - Bùi Chí Vinh)… Còn với Nguyễn Hoa, cô đơn còn là biểu hiện của sự khốc liệt trong chiến tranh. Điều mà không phải tác phẩm nào trong văn học hiện đại Việt Nam khi viết về chiến tranh cũng nói đến:

Vì bom đạn muốn cắt đi mọi tín hiệu của con người Để chúng tôi chết bằng sự cô đơn trên đảo đá Bằng sự ngày mai cũng như hôm nay không là gì cả Trên đầu trời xanh và dưới biển xanh…

(Dưới mặt trời)

Đặc biệt cái tôi suy tư, chiêm nghiệm của Nguyễn Hoa gắn liền với những dự cảm. Dự cảm từ tâm thức đến dự cảm về thân phận con người, rồi truyền những dự cảm ấy đến bạn đọc niềm yêu, sự thánh thiện và nhân văn. Bài thơ Nghe mọt ăn đêm là dự cảm trong tâm thức, là sự day dứt của người làm thơ:

Khuya lâu nghe mọt ăn đêm Oi trời nồng đất cả trên thiên hà Trăm năm rồi cũng thoắt qua

Luân hồi kiếp nghiệp cũng là phù du

Đầy sông núi, đầy thâm u

Vong hồn bao thưở khóc ru tỏ mờ... Mọt ăn đêm ruỗng trăng thơ...

(Nghe mọt ăn đêm)

Thanh tao, êm dịu như trăng, như thơ mà mọt đời còn không tha, vậy có lẽ chẳng có thứ gì ở đời mà mọt không tha. Đây quả thực là sự liên tưởng về thế sự thật thâm thúy.

Khi gặp cây rụng lá mùa đông, nhà thơ dự cảm:

Lá rơi trên vai tôi Hơi cây vẫn còn ấm Giữa trời cây đứng nhận Cả mùa đông về mình

(Cây rụng lá mùa đông).

Số phận con người là vậy, có thể mong manh như chiếc lá lìa cành, cũng có thể trơ trọi, đau đớn như cây kia đang nhận cả mùa đông nghiệt ngã về mình. Và có lúc, nhà thơ có những dự cảm thật rõ ràng:

Đôi khi

Đêm thanh vắng Tôi nghe tiếng lòng tôi Vang lên Những cuộc đời Về đất! (Đôi khi). Tôi dự cảm về tôi Về con người Không mất Như trái đất!

Và tôi nghe trong bình minh tơ non Tiếng gà cúc cu gáy gọi

Ngày mới-Ngày mới- Ngày mới

(Dự cảm)

Đến đây có sự chuyển hóa từ dự cảm của một người đã sang nhiều người, không chỉ thực tại, đó còn là lịch sử, quá khứ. Thậm chí, những điều ngỡ giản dị, yên ả, cảm thấy hạnh phúc như khi thả mình ngắm hải âu, bồng bềnh phiêu lãng trên sóng biển, nhưng nhà thơ dự cảm:

Anh có nghe biển dưới lưng đang sóng

thét gào nỗi đau chạm bờ!

(Trên biển)

Tâm hồn Nguyễn Hoa là vậy, dù có trăn trở bởi nỗi nhớ, nỗi cô đơn thì nhà thơ vẫn gửi đến một thông điệp: Cần vượt qua những nỗi đau và mất mát trong chiến tranh để được sống. Và muốn được sống đúng nghĩa thì điều cần nhất là “niềm tin về tình yêu con người”:

Để có gì trong nhau mà gìn giữ cùng máu trong ta

cùng trời đất ? Ôi, chỉ có:

niềm tin về tình yêu con người mãi mãi!

(Gửi bạn nơi xa)

Nguyễn Hoa đề cao sự thật trong thơ và cả trong đời. Ông coi đó là điều quý giá và nâng niu như báu vật.

Bồi hồi em- sự thật Đó là báu vật của anh

(Báu vật)

Quan niệm về sự thật của nhà thơ không hẳn là mới song lại rất đáng trân trọng. Trong khi trên đời lắm thứ được coi là báu vật khiến nhiều người lóa mắt, tìm cách bảo vệ giữ gìn thì Nguyễn Hoa lại coi sự thật mới là báu vật- cái thuộc về nhận thức vô cùng trừu tượng . Nó khó sở hữu đã đành, lại càng không dễ dàng nếu người coi nó là báu vật có ý định bảo vệ. Việc thực thi lại càng khó hơn nữa. Với người đời đã khó, với người thơ lại càng khó hơn bội phần. Vậy mà nhà thơ lại coi đó là điểm tựa, là sức mạnh, là con đường thẳng nhất tới thơ:

Sự chân thật

Con đường thẳng nhất Của ngôn từ

Tới thơ.

(Tới thơ)

Điểm tựa với nhà thơ giản dị đến mức hiển nhiên, nhưng với việc coi thơ là nghề, là nghiệp thì không thể nào quan niệm khác được:

Hoặc ở chỗ khác nhà thơ vẫn cả quyết tìm đến sự thật, chỉ có điều bằng cách nói phủ định:

Bài ca chỉ tắt

Khi không phải bằng trái tim mình hát ra

Bài thơ Lòng tốt và sự thật cũng lại là một sự trăn trở nữa về thế sự mà nhà thơ đã sớm nhận ra:

Lòng tốt tựa vàng đem cho mãi

Cũng nhàm thôi, giảm giá chẳng quý gì Còn sự thật làm cho đau đến nỗi

Như chính ruột mình phải cắt đi! Phải chọn vàng hoặc nỗi đau đớn ấy Có thể là từ máu chảy -tin hơn.

Nguyễn Hoa đã từng xác định: Ai cũng có cửa sổ lòng mình/ Mở òa ra vũ

trụ, có lẽ vì vậy mà Nguyễn Hoa đã nhìn đời từ nhiều góc độ để phát hiện ra những

trạng huống đối nghịch thật giàu ý nghĩa, sức sống mãnh liệt lại tiềm tàng trong những sự vật vô cùng nhỏ bé:

Đừng bảo rằng chiếc lá dễ rụng mà mảnh mai núi: bom rơi lở đất

lá vẫn xanh ngất trời

(Chiếc lá)

Thơ Nguyễn Hoa thể hiện một cái tôi suy tư, chiêm nghiệm sâu sắc. Bài

Chim sơn ca như một tuyên ngôn về nghệ thuật, về lẽ sống được mất ở đời:

Bình minh

Chim sơn ca mải mê cất cao tiếng hót Chùm lá biếc rung rinh

Người đi săn giương súng lên rình Mà không biết

Chim sơn sa vẫn hót Cả cho số phận mình

Người nghệ sĩ là vậy, say sưa, mê mải với những cống hiến và sáng tạo cho đời, mặc cho những nguy hiểm kề cận. Sự hi sinh cống hiến thầm lặng không cần người đời biết đến. Và có lẽ chỉ như thế người nghệ sĩ mới như chim sơn ca kia, cất cao được tiếng hót. Ở đời, có bao kẻ xấu, ích kỉ vụ lợi, luôn tìm cách hãm hại người khác, nhưng ngược lại, có bao người «sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình», luôn say sưa làm những việc có ích, có nghĩa cho đời, dâng hiến cho đời. Chuyện được mất, sống còn của thơ cũng vậy:

Sồng sộc thời gian tuổi năm mươi Câu thơ mỏng mảnh những khóc cười

(Thời gian)

Từ đó chuyện ngàn đời về chất và lượng của sự sáng tạo hiển nhiên phải luôn là vấn đề quan trọng:

Trăm trang in không biết Còn sống mấy chữ thơ

(Còn sống)

Nguyễn Hoa bộc lộ những tâm sự về nghề nghiệp này khi thơ ông chín dần theo năm tháng. Tuy nhiên thời gian cũng đã dạy ông một sự thật khác liên quan đến số phận của thơ. Trong bài Bạn, ông viết:

Bảng lảng buồn vương mặt Tai treo thính chuyện đời Mất được có nhiều lẽ Nhấp từng giọt bia tươi.

Cái lẽ ấy được nói rõ hơn trong bài Phận thơ:

Sông thời gian chảy sóng Đò sang có lúc chiềng Phận thơ cánh chuồn mỏng Mưa nắng là kiếp duyên

Chuyện được mất, sống còn của thơ là chuyện duyên kiếp. Cần biết để tìm một lối ứng xử thích hợp khi duyên kiếp chưa quyết định chọn mình.

Nguyễn Hoa cũng thẳng thắn giãi bày với bạn thơ của mình:

Trên đường dài giữa bạn và thơ Thơ và thời gian vô cùng tận Tôi tin bạn là người tử trận Trước thơ

(Trước thơ)

Với Nguyễn Hoa, thơ chính là hồn người nghệ sĩ. Hãy đọc những dòng thơ ông trân trọng in ở bìa 4 của tập thơ Từ một đến tám:

Thơ tôi đến với bạn rồi Nếu nói thêm thì hồn tôi đấy Con chữ con ngươi mắt vậy Đang nhìn bạn không nguôi ...

Đọc thơ Nguyễn Hoa ta thấy ở ông một con người từng trải. Qua thơ ta thấy ông một con người luôn chiêm nghiệm, suy ngẫm, tìm tòi học hỏi từ những người đi trước những bài học quý giá. Xúc động trước cuộc đời và sự nghiệp lớn lao của danh nhân Nguyễn Trãi, nhân kỉ niệm 600 năm ngày sinh của ông, Nguyễn Hoa đã liên tiếp cho ra đời nhiều bài thơ, chúng đều xoay quanh những bài học về nghề nghiệp lớn lao. Đây là ý tưởng chính trong bài Người về từ Đông Quan:

Sáng bừng xanh - đôi mắt - một nhà thơ

Một cái gì xanh hơn thế nữa

Tựa trời xanh - xanh ở trên kia!

Và người về từ Đông Quan Chân giày cỏ

Mải đi

Sáu trăm năm đến bây giờ chưa nghỉ

Còn ý tưởng trong bài Trong mơ thì gần gũi hơn:

Anh muốn là nhà thơ Hãy bạn bè cây, gió Trong chập chờn mờ tỏ Anh có dám nói to

Nhà thơ cần phải là người dũng cảm, trung thực, dám nói thật với lòng mình. Nhiều hơn cả là những bài học chiêm nghiệm được ông rút ra từ biết bao trải nghiệm, đôi khi đau đớn của chính mình:

Người ta quăng thơ tôi vào sọt giấy Và ngoảnh lại: một cái bĩu môi Tôi thì xin: trên tay run rẩy Những đứa con mồ côi

(Vô đề)

Ta cảm nhận được sự rắn rỏi của nhà thơ trong cái run rẩy kia. Chính nó đã sinh ra lòng can đảm một khi ta như cánh buồm đứng trước biển cồn sóng dữ:

Sáng nay trước biển khơi

Tôi hiểu: tôi cũng là cánh buồm Dong duổi trên mặt đất

Cánh buồm.

(Trước biển)

Cánh buồm chỉ đẹp khi cánh buồm căng gió giữa trùng khơi. Mà lòng người làm thơ xem ra lại hay dậy sóng, thường là sóng cả, sóng cồn:

Gặp sóng làm sao kìm nổi Điều yêu ẩn dưới đáy sâu.

(Gặp)

Với Nguyễn Hoa, thơ còn là số phận của đời ông theo đúng nghĩa đen. Trong

bài Với thơ, ông viết:

Trên trang giấy trắng tinh Hàng ngày tôi tự đóng đinh Số phận tôi vào số phận em

Bằng những con chữ li ti màu xanh, màu đỏ Những con chữ

Như thấy gót gió dạo ngọn cỏ xanh Như thấy tí tách hạt cây nảy mầm

Cứ như thế số phận tôi gắn vào số phận em

Và ở bài thơ Bạn hãy, Nguyễn Hoa có viết:

Tôi lắng nghe bằng trái tim mình Trái tim đập

Cho cứng cáp những điều tôi khao khát Cho tôi đứng chân trần trên đất

Để dưới chân mình nắng mát Để gió dưới chân mình gió khơi Để tôi nối trời cao xanh với đất Những vì sao với những con người

Thật bất ngờ là những vần thơ ấy lại vút lên vào những năm tháng nhọc nhằn:

Đĩa rau muống chưa đầy Trong mâm cơm tập thể

Tôi đã viết bài thơ của những chiều hè Cánh buồm hoàng hôn sông trôi Những bến bờ đắm đuối

Chân mây, góc biển, trăng trời Có lúc tôi ngỡ mình tan biến

Vào thiên nhiên vô tận vô hồi.

Đọc thơ Nguyễn Hoa ta dễ dàng nhận ra được những câu thơ, đoạn thơ mà bản thân nó có thể trở thành một đơn vị thơ độc lập, ẩn chứa những thông tin thẩm mỹ đầy khơi gợi. Có những chân lí được nhà thơ chiêm nghiệm một cách sâu sắc:

Nếu chết là điều đáng sợ Thì cô đơn càng đáng sợ hơn!

(Dưới mặt trời)

Có những biểu tượng cô đúc và khơi gợi:

qua nghìn trận giáo gươm, dông bão áo mẹ bạc màu

đất nâu sẫm lại!

(Đất nâu)

Có nghĩa là màu nâu của đất là sự lắng lại của những trận giáo gươm, dông bão, cũng như mặt trời lặn xuống không phải là nó đã tắt ánh sáng ngày mà nó hóa sinh trong ngọn lửa, thức cùng người, ủ nóng lòng người trong suốt đêm thâu:

Mặt trời lặn xuống đây

Thức suốt đêm trong ngọn lửa

Đất nước đã đi qua bao ngày đạn bom, máu lửa, Nguyễn Hoa cũng đã từng dầm mình trong những tháng ngày gian khó, mất mát hi sinh đó nên hơn ai hết ông rất hiểu những hậu quả mà chiến tranh đã gây ra. Nhưng với một cái nhìn rất nhân văn ông đã viết những lời tâm sự để gửi đến người cha của những kẻ chiến bại, nhà thơ đồng cảm sâu sắc với những người cha ở cách dải đất chữ S nửa vòng trái đất:

Thế mà nó không về

bao đứa con của nước Mỹ không về hoặc là nó về

trong những quan tài nhựa… Như thế là

nó làm ta mất đi cái gậy ta chống khi về già !

Bài thơ Thơ gửi những người cha nước Mỹ lên án chiến tranh như một lời phán quyết của lương tri về sự tàn khốc của nó, những lỗi lầm mà những người lính đã gieo xuống mảnh đất của một dân tộc yêu tự do, luôn khao khát độc lập. Vì vậy nhà thơ muốn gửi đến một thông điệp:

phải chặn ngay những bàn tay đang cầm lửa để chơi ngôi nhà Trái Đất

“ngôi nhà Trái Đất” đã, đang và sẽ còn bị đe dọa. Hãy hành động vì một thế

giới hòa bình. Đó là nguyện ước chung của tất thảy mọi người:

Và tội ác

Tội ác phải được diệt

(Dự cảm)

“Chơi với lửa” là một trò chơi nguy hiểm, tự hại mình. Người Việt Nam sẵn sàng dâng máu xương cho cuộc chiến tranh bảo vệ đất nước mình, bảo vệ chân lý, ngăn chặn những kẻ “đùa với lửa” cũng chỉ muốn báo động với toàn nhân loại rằng:

Máu chảy đỏ thành rạng đông gào thét Máu chảy đỏ nóng rạng đông báo động! cho loài người trên trái đất xanh

Tiểu kết chương 2

Như vậy, hòa trong dòng chảy của thơ Việt Nam đương đại, thơ Nguyễn Hoa đã góp vào một tiếng nói chung mà cũng rất riêng. Cảm hứng chủ đạo trong thơ ông là viết về Tổ quốc, người lính; về quê hương, mẹ, đất đai; hay về thiên nhiên … Đây là những vấn đề không mới, song trên cái phông nền quen thuộc ấy, Nguyễn Hoa đã để lại một dấu ấn của riêng mình bởi cách viết rất chân thật, giản dị mà sâu lắng. Đặc biệt, ở hình tượng cái tôi, Nguyễn Hoa đã khắc họa nên một cái tôi mang dấu ấn con người, cuộc đời nhà thơ rất rõ nét. Không phải cứ có «cái tôi» trong thơ là sẽ có tác phẩm hay. Phẩm chất của thơ gắn liền với phẩm chất con người nhà thơ. Nếu nhân cách của tác giả tồi tệ, lạc hậu với thời đại mình thì dù ngôn ngữ có độc đáo, diễn đạt có tân kì đến đâu tác phẩm cũng chưa chắc có giá trị. Chỉ có nhà thơ nào có số phận liên quan chặt chẽ với số phận dân tộc, thời đại, với con người thì nhà thơ ấy mới có thể thông qua «cái tôi» của mình trong thơ, phản ánh được thời đại mà mình đang sống, nói lên tiếng nói nhân dân.

Chương 3

ĐẶC ĐIỂM THƠ NGUYỄN HOA NHÌN TỪ NGÔN NGỮ, CẤU TỨ, THỂ THƠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 68 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)