7. Đóng góp của luận văn
3.1.1. Sử dụng lớp từ ngữ, hình ảnh đơn giản, bình dị, quen thuộc
Khảo sát toàn bộ sáng tác của Nguyễn Hoa, chúng tôi nhận thấy nhà thơ thường sử dụng những lớp từ ngữ, hình ảnh rất đơn giản, bình dị. Ngôn ngữ thơ gần với ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày. Nhưng cũng chính cách sử dụng từ ngữ này khiến thơ Nguyễn Hoa đạt tới sự giản dị đầy cô đọng và hàm súc, đồng thời vẫn rất đa nghĩa, gợi cảm.
Ngôn ngữ của Nguyễn Hoa giản dị ngay từ cách đặt nhan đề cho đến các bài thơ, tập thơ. Trong số đó phải kể đến các tập thơ có nhan đề như Nhận, Mùa xuân
không bị bỏ quên, Ánh mắt tươi, Máy bay đang bay và những bài thơ khác, hay rất
nhiều bài thơ với những nhan đề: Nơi ấy, Cái nhớ, Trong vườn cây tây Nam bộ, Đi
trong rừng khộp mùa khô, Đêm nay trăng sáng vô cùng, Mùa thu tôi nhìn lên cây,
Xin mẹ đừng trách con, Đối thoại với đoàn trưởng đoàn bay, Trời xanh có thể cắt
ra như miếng cốm vòng”… Như vậy, đến với thơ Nguyễn Hoa, người đọc có thể có
ngay một cảm giác thật gần gũi, bình dị thân quen với mỗi người ngay từ tên của những bài thơ, tập thơ.
Trong thơ Nguyễn Hoa, ông cũng nhắc đến khá nhiều những địa danh quen thuộc như: Hương Sơn, Hà Nội, Huế, Nha Trang, Cần Thơ, Cà Mâu, Đồ Sơn, Chùa Keo, Phố Thá, Hồ Kim Đồng, Hồ Gươm, Sông Đáy, Sông Chu, Sông Hồng, Sông Luộc .. . Mỗi địa danh đều ghi những dấu ấn, kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời nhà thơ. Với một tấm lòng rộng mở, một tâm hồn nhạy cảm tinh tế, nhà thơ luôn dành những tình cảm đặc biệt đối với những nơi ông đặt chân tới. Chính những lớp từ chỉ địa danh này đã tạo nên cảm giác rất chân thực, gần gũi, thân quen.
Nguyễn Hoa cũng sử dụng lớp từ chỉ sự vật, hiện tượng trong tự nhiên hết sức quen thuộc: cỏ xanh, đất nâu, những mầm cây, biển, với bông hồng, những ngôi
sao, muối, sớm xuân, mùa hạ, mùa thu, chớm đông. … đó là những từ ngữ cũng
được nhà thơ lựa chọn làm tên các bài thơ. Bên cạnh đó, những vùng đất ông đã từng sống, gắn bó máu thịt còn được nhà thơ tái hiện với những sự vật rất quen
thuộc đặc trưng cho từng vùng miền. Không thể không nhắc đến quê hương, nơi nhà thơ đã sinh ra và lớn lên. Quê ông ở Hà Nam, một vùng đất điển hình cho vùng đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều những hình ảnh quen thuộc, đặc trưng của làng quê hiện lên rõ nét qua các trang thơ: Sông quê, cánh đồng làng, đất nâu, hạt gạo của đất, góc bờ ao, cây đa làng, con đê, mùi bùn ngai ngái phù sa, con sáo rỉa lông
mượt mà triền lúa, mớ ốc đồng vừa bắt, ngọn khói bếp, ổ vàng rơm, hay vườn quê
với đủ loại cây trái…
Một không gian nữa cũng rất quen thuộc trong thơ Nguyễn Hoa đó là không gian của của những cánh rừng và biển đảo. Những năm tháng chiến tranh của đất nước cũng là những năm tháng đời lính của nhà thơ, và ông không thể quên Nơi ấy:
Một cánh rừng săng lẻ Võng bồng trưa nắng trôi Vang tiếng cười tuổi trẻ Lẫn mênh mông gió trời Một bữa cơm nấu vội Toàn con trai với nhau Củi ướt phồng má thổi Hương phong lan ướp đầu …
Có gì đâu nơi ấy? Lá rừng xanh che tôi Có gì đâu nơi ấy?
Dòng suối trong nuôi tôi
(Nơi ấy) Như thể là chẳng thể vượt được qua Nếu thiếu gậy. Đá Trường Sơn trơn nhẫy Như thể là chẳng đi trọn đường xa
Nếu thiếu gậy. Những lối mòn mở lấy Nếu thiếu gậy làm sao qua suối lũ.?
Những ngày tháng gian khó nơi chiến trường đã được nhà thơ kể lại bằng những ngôn từ thật giản dị. Chính việc sử dụng lớp từ ngữ này đã tạo ra cho thơ Nguyễn Hoa một giọng kể tự nhiên, chân thật, gần gũi dễ đi vào lòng người.
Sự quen thuộc, bình dị của ngôn ngữ, hình ảnh thơ Nguyễn Hoa là do ông sử dụng phần lớn các từ thuần Việt. Hiếm hoi lắm trong cả mấy chục bài ở mỗi tập thơ, nhà thơ mới sử dụng vào một vài từ Hán Việt. Nhà thơ đã vận dụng, khai thác triệt để lớp từ thuần Việt, làm giàu khả năng biểu đạt của tiếng Việt. Qua thơ Nguyễn Hoa, người đọc lại được khẳng định thêm một điều là khả năng biểu cảm, diễn đạt của tiếng Việt là vô cùng phong phú nếu biết điều chỉnh nó.