Cấu tứ theo mạch triết lí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 88 - 92)

7. Đóng góp của luận văn

3.2. Cấu tứ

3.2.2. Cấu tứ theo mạch triết lí

Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật của nhà văn về thế giới và con người. Đọc thơ Nguyễn Hoa, ta dễ dàng nhận thấy, ngoài cấu tứ theo dòng tâm trạng, rất nhiều bài thơ còn được ông tổ chức theo mạch triết lí.

Nguyễn Hoa thường hay sử dụng những hình ảnh, từ ngữ giản dị và những thủ pháp nghệ thuật tương phản đối lập để thể hiện những triết lí về đời sống hiện thực. Đặc biệt, để thể hiện những triết lí, chiêm nghiệm, Nguyễn Hoa rất coi trọng tứ thơ. Nói chuyện với Nguyễn Hoa về thơ, ông cho rằng: muốn có thơ hay là do nhiều lẽ, nhưng quan trọng là sự độc đáo của tứ thơ. Quả thật, bài thơ có tứ làm cho kết cấu tác phẩm thơ cân đối chặt chẽ, đem lại xúc động mạnh, có sức ám ảnh người đọc.

Trong tập thơ Từ một đến tám,người đọc có thể thấy những tứ thơ mới, tứ lạ mà trước Nguyễn Hoa chưa có ai đưa vào thơ. Ở phần Một, Hai, Ba câu không ít bài có cách lập ý, lập tứ như là lối tư duy hồn nhiên sắc sảo, hàm súc của thành ngữ, tục ngữ dân gian:

Lòng em đất hạn ngon ngóng Tình em bong bóng mưa rào

hay

Con mèo già

Ngồi thu chân nhìn ngọn cau cao tiếc nuối.

(Hai câu)

Đó không phải là những triết lí khô khan cứng nhắc, dạy đời mà nhà thơ đã mượn lối tư duy dân gian nói hộ một cách rất giản dị, từ tốn mà tinh tế, sâu sắc. Tứ thơ hay dẫn đến những câu thơ đặt khối làm điểm tựa vững chắc cho cả bài:

Lòng tốt tựa vàng đem cho mãi

Cũng nhàm thôi, giảm giá chẳng quý gì” .

(Lòng tốt và sự thật)

Tứ thơ mới tức là phải đem đến cho người đọc một thông điệp mới. Những câu thơ: “Chùm sấu gió đung đưa/ Hè về anh gặp rét” hay “Cả nhân loại tội tình/

Đã giết đi tuổi trẻ” đã đưa ra được những kiến giải mới về quan niệm nhân sinh và

chiến tranh. Đó là những câu thơ thật hiền lành, thậm chí còn thô ráp nhưng đích thực là thơ bởi tứ thơ thật sâu sắc

Nguyễn Hoa luôn hướng thơ mình tới cái đẹp, lòng nhân ái, bao dung, thăm thẳm tình người. Ở hai bài thơ “Với bông hồng” và “Chim sơn ca” có tứ thơ gần giống nhau, nghĩa là cái đẹp có thể bị chiếm đoạt, nhưng với bông hồng là chủ động, còn với chim sơn ca là bị động, từ đó nhà thơ đã khơi gợi lòng bao dung, nhân ái trong con người.

Triết lí trong thơ ngắn của Nguyễn Hoa còn được toát lên từ những trăn trở với nghề. Những người làm thơ, ai chẳng đã từng nằm trăn trở và nghe tiếng mọt cưa trong đêm vắng. Giữa đêm vắng, nằm nghe tiếng mọt cưa cây, ngoài trời trăng suông đang tỏa sáng và nhà thơ đã thốt lên một câu thơ đầy ám ảnh: “Mọt ăn đêm

ruỗng trăng thơ”. Nguyễn Hoa luôn trăn trở, chiêm nghiệm về thơ, bởi lẽ, viết thơ

cho mình thì dễ, viết thơ để mọi người cùng đồng cảm với mình lại rất khó. Tôi là tôi? Hay tự bỏ tôi để thành người khác? Tôi hay bóng tôi? Tôi lẫn vào đêm tối để

tìm tôi? Thế nào là những câu thơ đẹp?… Rất nhiều những câu hỏi liên tưởng mà

người đọc có thể đặt ra với chính mình khi đọc thơ Nguyễn Hoa:

Không viết được

“Những câu thơ thật đẹp” Tôi bỏ tôi

Như tối đêm lẫn vào Đêm tối

Để không thấy Bóng mình

(Tôi bỏ tôi)

Nguyễn Hoa chú trọng về tứ thơ là bởi ông hiểu rất rõ, thơ không có tứ cũng như người không có xương sống. Ông luôn làm chủ câu chữ, làm chủ sự sáng tạo của mình. Ở mỗi bài thơ người đọc đều thấy bất ngờ với tứ thơ đã được ông lập dựng sẵn. Trái tim thơ của Người về từ Đông Quan chính là kết quả của cả mười năm thao thức ở Đông Quan, thấm mưa rơi Ải Bắc, thấm máu rơi hàng nghìn năm của dân Việt:

Người về từ Đông Quan Dâng cho người ở Lam Sơn Một trái tim

Mười năm thành Đông Quan thao thức Một trái tim thấm mưa rơi ải Bắc Thấm máu rơi của người dân chim Lạc Mỗi ban mai bị giặc hành hình

Ba nghìn ban mai thành Đông Quan mưa nắng

Không phải bài thơ nào cũng có tứ. Cũng có những bài thơ hay không có tứ. Cái hay ấy lại nằm ở mặt khác của thơ. Thông thường những bài thơ có tứ thường không dài. Và tứ thơ sẽ chi phối cấu tứ cả bài. Nó quy định điểm mở đầu và nơi kết thúc. Có bài tứ ngầm, ít lộ. Những tứ thơ nổi bật thường sắc sảo, gây xúc động mạnh và tạo ra những khám phá bất ngờ. Đặc biệt là phần kết. Phần kết như là điểm sáng của tứ thơ. Nguyễn Hoa rất chú trọng vào câu kết. Những liên tưởng trong bài thơ là cách nhà thơ dẫn dắt người đọc đến với tư tưởng được ông gửi gắm vào câu kết. Chẳng hạn ở bài Giữa quê - mỗi khi về, bốn câu đầu ông nói về cây đa cao,

khóm tre mượt về rau cần, về mưa phùn để rồi hai câu kết cô đọng tình yêu quê:

Tự dưng đôi mắt ướt Giữa quê mỗi khi về.

Ở bài Vọng phu Nguyễn Hoa nói về “Tự do - Hóa lốc”“Tình yêu - làm

trai ngọc” để rồi kết bằng ba câu:

Nỗi nhớ Đá độc

Hóa Vọng phu!

Hay ở bài Hồ Kim Đồng vẻn vẹn có năm câu mà gợi lên cả một sự biến cải dữ dội của thời buổi đô thị hóa, nối dài liên tưởng với Sông lấp của Tú Xương. Nhưng không chỉ dừng lại ở đó, nhà thơ ngẫm suy và bật lên cái tứ thơ cốt lõi làm “hồi hộp” người đọc về một khái niệm thơ ở hai câu cuối:

Dân làng gọi thành tên hồ Thôn làng giờ thành tên phố Liễu sang xuân đang mướt lá… Mong có câu thơ thành cá Hồi hộp nỗi niềm người câu

Chỉ năm câu thơ mà nối dài từ Tú Xương xưa đến Thanh Thảo nay: “Hơn ai hết, người làm thơ phải là người bình tĩnh khi buông dây câu về vô định mong giật được con cá bặt tăm … Nghĩa là khi làm thơ, nhà thơ biết mình sống trong lòng sự sáng tạo. Đó là niềm tự hào và điều an ủi lớn nhất đối với một nhà thơ” (Thanh Thảo)

Có thể nói, cái lạ của thơ Nguyễn Hoa là không rạo rực, đắm say, không đậm tính gợi hình, không mơ hồ dịu dàng… mà giản dị chân thành. Đó là cái giản dị của cuộc sống ngày thường, rất cụ thể, rất hữu hình nhưng chứa đựng trong đó nhiều lớp nghĩa, thâm trầm, ngụ ý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)