Cảm hứng về thiên nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 54 - 57)

7. Đóng góp của luận văn

2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hoa

2.1.3. Cảm hứng về thiên nhiên

Thiên nhiên vốn là nguồn cảm hứng bất tận với các nhà thơ. Với một tâm hồn lãng mạn như Nguyễn Hoa, thơ ông không thể không viết về thiên nhiên.

Với thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ không bao giờ yên tĩnh. Một chiếc lá bay, một tia nắng sớm, một làn mây nhẹ cũng đủ làm nhà thơ rung động. Và ông đã lặng lẽ tự họa bức tranh thiên nhiên của riêng mình bằng những nét vẽ mộc mạc, giản dị mà sâu sắc, vừa cụ thể, vừa khái quát, vừa tinh khôi, vừa ấm áp sinh động, rạo rực mê say:

Có ong óng vàng thu Lúa xanh hàng song sóng Đòng đòng đang mẫm ra Gió se làn làn mỏng Đất thơm thơm mơ mộng Phết cao cao cánh diều

(Cánh diều thu)

Nguyễn Hoa xúc cảm trước cả bốn mùa, song ông viết nhiều nhất về mùa thu. Cảm hứng về mùa thu là một cảm hứng đặc biệt trong thơ ông. Một mùa thu quyến rũ như bày ra trước mắt với giọng thơ bình dị, đầy sức lôi cuốn, đặc biệt ở cách sử dụng ngôn từ ví von, so sánh đầy tính trực cảm và rất giàu biểu tượng.

Ai đã từng sống ở Hà Nội hẳn không bao giờ quên tiết trời Hà Nội lúc vào thu. Nguyễn Hoa cũng vậy, ông viết về mùa thu Hà Nội với những nét rất đặc trưng của thiên nhiên, đất trời với gió se se, mây dập dìu, nắng vàng thơ thẩn ... và đặc biệt là không khí thơm:

Hình như mọi cửa mở Gió se se thổi tràn Mây dập dìu mưa phố Nắng vàng thơ thẩn tan Mây xanh trời xanh hơn Cỏ cứng dần lên lá Hồ đầy sóng sánh êm Không khí thơm là lạ

(Mùa thu Hà Nội)

Trong số những tác phẩm viết về mùa thu của ông, phải kể đến bài thơ Mùa

thu tôi nhìn lên cây:

Lá đang chín vào tận cuống Gió khua xào xạc trên đường Trời cao vắng cây hóa rộng Nắng vàng chừng cũng nhạt hơn Nhận ra dáng cây gầy thêm Lá gió rơi đầy quanh gốc Nhận ra nắng mưa còn nhắc Mùa đông, mùa hạ ... qua đây Chừng như nhịp tim chậm lại Mùa thu tôi nhìn lên cây.

Quả thực viết về mùa thu không phải là mới. Hơn thế trong thi ca cổ kim đã có những bài thơ tuyệt bút về mùa thu. Cần phải kể đến các tác giả như Nguyễn Du, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Khuyến, Tản Đà. Nhưng có lẽ thơ là rất riêng nên Nguyễn Hoa đã không ngần ngại khi viết về mùa thu. Bài thơ mang một ý thơ ngộ nghĩnh chân chất rất riêng tư. Hình ảnh lá vàng dù đã mòn nhẵn trong thơ thu, nhưng Nguyễn Hoa lại viết:

Chỉ có Nguyễn Hoa mới có cách cảm nhận về mùa thu theo cách riêng đến vậy. Với ông không phải chỉ là lá vàng mà là lá đang chín vào tận cuống tức là cái độ già cỗi trông thấy rõ ràng ở chiếc lá, để rồi chuẩn bị lìa cành. Có một cái gì đang lung lay, ranh giới của sự sống và cái chết là rất mong manh. Sự “chín” của lá cây đồng nghĩa với cái chết đang gần kề. Con người cũng vậy, cũng “chín” đi, già đi. Đời người đang trôi, thu ngắn lại. Do vậy, lo âu buồn thương chợt đến là điều hiển nhiên:

Nhịp tim dường như chậm lại

Có điều buồn lo mà không bi lụy, không miên man chìm đắm vào lẽ huyền vi của tạo hóa mà nhà thơ lại đối mặt với sự thực nghiệt ngã ấy:

Mùa thu tôi nhìn lên cây.

Vẫn là một tâm hồn lãng mạn pha lẫn những suy tư nhưng kèm theo đó là bản lĩnh cứng cỏi khi đối diện với những biến động ở đời.

Còn trước một mùa xuân quyến rũ của đất trời, hãy nghe nhà thơ nói:

Mòng mọng em Hồng chin chín Gió lành lành Trái mở lòng Hương lìm lịm Măn mắn xuân (Măn mắn xuân)

Với một loạt các từ láy độc đáo: chin chín, lìm lịm, lành lành, măn mắn, nhà thơ đã vẽ lên một bức tranh đầy hương sắc của mùa xuân. Xuân chín hay tình đã chín? Nhà thơ đã làm một cuộc hóa thân thật lãng mạn để vẽ lên bức tranh mùa xuân trong trẻo, ngọt ngào và mộng mơ ấy.

Mùa xuân đến đất trời đổi khác, song với Nguyễn Hoa mới thật là độc đáo khi nhà thơ đã nhìn thấy mùa xuân đến “làm run rẩy hàng cây cột đèn”

Mùa xuân đến làm run rẩy hàng cây cột đèn bỗng chùm quả chín sớm sáng lên

như lời nồng nàn tình yêu trong đêm…

Và thành phố nghìn tuổi trẻ lại Cùng gót son Mùa Xuân

Những sự vật tưởng như vô tri vô giác đến vậy cũng không thể không xúc cảm trước mùa xuân. Mùa xuân vẫn vậy, vẫn mang đến sức sống dạt dào, mang đến tình yêu nồng nàn, làm trẻ lại cả thành phố nghìn năm tuổi.

Vẫn là những cảm xúc lãng mạn mà cũng rất chân thực đến hồn nhiên, Nguyễn Hoa đã cho thấy một sự gần gũi, yêu thương gắn bó, đắm say tha thiết với vẻ đẹp của thiên nhiên:

Tôi bỗng thành con chim nhỏ lạc Trong miệt vườn cây lá của miền tây… Trái xoài vàng đung đưa ở trên cây Thơm như thể từ bàn tay tôi tỏa Trái mãng cầu mở mắt nhìn sau lá Trái sầu riêng cứ im lặng mở lòng… Bao loại trái… tôi nhớ sao mà kể Tôi ghen cùng cánh mỏng của bầy ong

(Trong vườn cây Tây Nam bộ)

Cái hấp dẫn, quyến rũ như gọi mời của những trái cây nơi miệt vượt tây Nam bộ đã khiến bao người phải ngỡ ngàng say mê. Nhưng với tâm hồn của một nhà thơ, Nguyễn Hoa còn muốn hóa thân thành “con chim nhỏ”, thành “bầy ong” để tận hưởng một cách tuyệt đối hương sắc vẻ đẹp của các loại cây trái.

Ngoài ra, trong thơ Nguyễn Hoa có nhiều bài lấy cảm hứng từ thiên nhiên khá hay như: Vàng của mùa thu; Mùa hè lá cây xanh biếc; Với bông hồng ; Trời xanh cắt ra như miếng cốm vòng, Làng đêm trăng ; Giữa thu, Hương màu sắc quê ; Đêm biển, Những cánh bướm, Những cơn gió mùa xuân, Ngọn gió, Trời xanh, Mây

trắng, Nắng vàng, Trăng lộ …Ở những bài thơ đó, nhà thơ đã có những khám phá

tinh tế, ngôn ngữ lấp lánh sắc màu, giọng thơ nhẹ, tứ thơ kết bài tỏa sáng bất ngờ, giàu chất tư tưởng, ánh lên nét tài hoa. Đặc biệt thiên nhiên làng quê có cái tình rất thơm, có niềm vui rất đậm (Làng đêm trăng, Mùa xuân sang, Mùa thu Hà Nội).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ nguyễn hoa (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)