7. Đóng góp của luận văn
2.1. Cảm hứng chủ đạo trong thơ Nguyễn Hoa
2.1.2. Cảm hứng về quê hương, về mẹ, về đất đai
Nguyễn Hoa gắn bó với quê hương, đồng ruộng, đất đai từ tuổi ấu thơ. Tình cảm với quê hương đã ăn rất sâu vào máu thịt của nhà thơ. Những hình ảnh về tuổi thơ ở quê nhà gắn liền với đồng ruộng, đất đai luôn là những hình ảnh đẹp đẽ trong kí ức và được nhà thơ lưu giữ, mang theo suốt cuộc đời.
Chín tháng tuổi tôi đã theo mẹ ra đồng Năm tuổi tôi dắt nghé
Lúa ngập đầu tôi- lúa lên từ tay mẹ
Tôi thành người của lúa tự bao giờ?... Mười bảy tuổi tôi cầm súng đi xa
Khẩu súng thân quen như chiếc thừng vực nghé!
Mẹ vẫn nhuộm cho tôi áo nâu tôi biết cầm mai xắn hòn đất vuông biết dòng mồ hôi chảy xuống cánh đồng cầm liềm như mảnh trăng gày mùa gặt đập lúa giữa nắng vàng mật ong…
(Đất nâu)
Hành trang của người lính mang theo là màu áo xanh cây lúa, màu hy vọng
của đất nâu. và khi đã trở thành một người lính thì ông vẫn luôn tự nhận mình là
người chiến sĩ của đồng quê và tâm nguyện của người lính ấy thật giản dị, yêu thương biết bao:
Giữa trận chiến đấu này Nếu tôi ngã xuống Đồng đội ơi,
Để mẹ nhận ra đứa con trai của đồng quê bé bỏng Xin hãy trồng lúa xanh trên đất tôi nằm!...
(Lời người chiến sĩ đồng quê)
Nguyễn Hoa thực sự là người con của quê hương đồng ruộng. Đọc thơ ông, ta thấy tình yêu thôn quê (quê ông ở Kim Bảng, Hà Nam) với rất nhiều những cảnh sắc đặc trưng của hồn quê Việt với cây đa, khóm tre, hoa gạo. Nó tạo thành hơi thở của thôn quê, sự bình dị nhưng rất sâu lắng trong một số hình tượng thơ. Trong bài
Ổ vàng rơm, Nguyễn Hoa đã cho thấy một tình yêu quê hương sâu sắc qua nỗi nhớ
quê tha thiết, nhớ về những thứ thân quen, bình dị nhất:
Ở phố Bật lửa ga Chợt nhớ Khói rơm rạ Chờn vờn Thơm cu cũ Mùi nắng mưa Mùi ẩm… Và thèm đờ đẫn Ổ vàng rơm
Vườn quê yên bình với rất nhiều cây trái như cam Canh, bưởi Diễn, khế
ngọt, hồng Nhân Hậu là nơi trở về của người lính áo cỏ xanh đạn bom đã bạc, của
người thơ tóc đen ngả màu:
Vườn quê
Cây bìu ríu bạn bày Có nhau sớm tối Sẽ trở về
Tôi của sao mai!
(Vườn quê)
Rất gần gũi với cảm hứng về quê hương là cảm hứng về Mẹ, về đất đai. Sẽ là rất thiếu nếu nói về thơ Nguyễn Hoa mà không nói đến tình cảm với mẹ và đất. Tấm lòng yêu kính chân thành, giản dị đã tạo nên những xúc cảm sâu lắng, thiêng liêng của nhà thơ khi ông viết về mẹ. Còn về đất, thơ ông cũng tràn đầy cảm hứng. Hình tượng đất trong thơ Nguyễn Hoa luôn hiện lên một cách ám ảnh day dứt. Chính mẹ và đất đã lưu truyền cho con người sự sống.
Nguyễn Hoa luôn bày tỏ một tình cảm biết ơn vô bờ đối với mẹ, người đã sinh ra con, sinh ra thân thể, hồn vía:
Bởi mẹ đã sinh con Đã sinh ra hồn vía ...
Bởi con sinh ra đã Nghe ngọt lời mẹ ru Uống ngon bóng cánh cò Bay mải vào mưa gió...
(Xin mẹ đừng trách con)
Đọc thơ Nguyễn Hoa, người đọc sẽ có một hình dung thật cụ thể về Mẹ. Đó là một người mẹ lam lũ, nhọc nhằn tần tảo sớm khuya nuôi con khôn lớn, luôn lặng lẽ dõi theo từng bước đường con đi:
Năm tháng chiến tranh dài mẹ gánh trên vai
đậu xuống sống lưng mẹ
mẹ dõi cha đi vầng trăng cuối bể vầng trăng soi đầu núi bây giờ! Các con đi theo vì sao tuổi thơ
sao trời bắc sao trời nam hạt mùa màng gieo vãi năm tháng chiến tranh dài có bao giờ mẹ kể lại cửa mở thâu đêm cho sao sáng trở về.
...
Mẹ bền bỉ tựa mặt trời rừng rực
mẹ bền bỉ tựa mặt trời đêm đêm vẫn thức
dõi ánh sáng của mình lặng lẽ tới trăng sao !
(Mẹ)
Trong những chặng đường đời đầy gian khó, Mẹ luôn đồng hành cùng con:
Buổi sớm mùa xuân mặc áo mùa xuân mẹ đưa tôi qua cánh đồng đất thuộc tôi đi đến xóm làng xa phía trước
uống ngụm nước nguồn trong ngọt ngào tôi đi đến những đoạn đường xa lắc bom bốn mùa sạt đỉnh non cao áo mùa xuân rộng dài qua đông giá...
(Tuổi trẻ tôi)
Mẹ và Đất đã lưu truyền cho con người sự sống. Đất làm nên màu xanh và hạt lúa sẩy vàng mà nhà thơ luôn cảm thấy mình mắc nợ:
Với đất nâu tôi có lỗi nhiều Với cây lúa tôi có lỗi nhiều
Hình tượng Đất trong thơ Nguyễn Hoa luôn hiện lên đầy ám ảnh day dứt:
Tôi biết mặc áo nâu từ khi biết khóc Nước mắt ngấm vào vai áo mẹ tôi ngấm vào đất.
Những hình ảnh: đất, đất đai, đất nâu, đất dày, đất sâu, đất ơi.... luôn xuất hiện trong thơ như nỗi niềm nhắc nhớ:
Tôi ăn hạt gạo của đất chiu chắt ngọt thơm có nắng mưa dài... Tôi nhìn bàn tay mẹ tôi
Có mặt trời lửa xuống đậu
có trời sao khuya khoắt xuống đậu Bàn tay mẹ nuôi lớn cuộc đời tôi
Trang sách dạy niềm khao khát của đất đất không thể xác xơ
từ triệu năm hoang sơ
Hạt lúa người gieo thành hạt gạo qua nghìn trận giáo gươm, dông bão áo mẹ bạc màu
đất nâu sẫm lại
(Đất nâu)
Trong suốt dặm dài ly cách, bao giờ nhà thơ cũng nghĩ về đất đai, nghĩ về mẹ trong ân nghĩa và day dứt:
tôi cầm súng ra đi
mang màu áo xanh cây lúa màu hy vọng của đất nâu của mẹ
(Đất nâu)
Đó là những lời gan ruột chắt ra từ tình yêu và máu thịt của chính mình. Nhà thơ đã cùng bao đồng đội đi về phía mặt trời như truyền thuyết Âu Cơ để làm nên màu xanh sự sống:
Đất đai ơi !
Chúng tôi lưng trần mà cuốc đất Tay không mà đánh vật
Với hoang sơ ngàn triệu năm rồi Biết mồ hôi rỏ xuống đất đai Như dòng sông đang chảy
Trong liên tưởng sóng đôi, đất và mẹ có sự cộng hưởng về triết lí sống của nhân gian. Mẹ là biểu trưng cho những gì thiêng liêng, kì diệu nhất nhưng cũng day dứt, sầu muộn nhất. Những hình ảnh lúa đầy tay mẹ, bàn tay lam lũ nhọc nhằn, hay trên bờ vai gầy mỏng manh nhưng Mẹ gánh trên vai tất cả là những hình ảnh rất xúc động và ý nghĩa khi nhà thơ viết về mẹ:
Mẹ ơi
Mẹ mặc áo nâu sồng thêm trẻ Lúa đầy tay mẹ
Quyển vở mát tay con Làng mở sang trang Mẹ gọi
Làng ơi
Long lanh giọt nước mắt tràn ...
Mẹ ơi !
Tóc mẹ bay trắng một khoảng trời Khoảng trời đời con xa mẹ
Áo nâu ngày ấy
Tay mẹ gầy ống có chùng ra Có biết bao năm qua
Mẹ gánh trên vai tất cả Bởi mẹ là Mẹ
(Mẹ)
Dù đã khôn lớn trưởng thành, đã xa Mẹ, song nghĩ về Mẹ, con mãi chỉ là đứa con thơ bé, cần có mẹ để được che chở, dạy bảo.
Mẹ ơi !
Con là đứa trẻ trở về Như trưa nào tan học
Da xanh mét, sốt rừng ngã nước
Nhưng con đã đi suốt mười năm đánh giặc
Bốn mươi tuổi đời con đâu bé Sao đêm đêm vẫn mơ về với mẹ Để thơ ngây lóng ngóng rào cây
Bêu nắng đầu - Mẹ mắng - ớt chuồn bay.
(Trở về)
Sẽ là thiếu, nếu nói về thơ Nguyễn Hoa mà không nói đến tình cảm với mẹ của nhà thơ. Vẫn là một chủ đề mà Nguyễn Hoa luôn có trong một số tập thơ trữ tình của ông. Nguyễn Hoa đã cảm thấy “nhoi nhói xanh” lúc nhà thơ về thăm ngôi mộ mẹ, để nghe như tiếng thì thầm của mẹ. Tiếng lòng của Nguyễn Hoa làm cho thơ ông tạo được cảm xúc sâu lắng, gợi mở những xúc cảm thiêng liêng về mẹ.
Nhà thơ có một cảm hứng đặc biệt khi viết về đất đai với không gian đa chiều. Trong tập thơ Máy bay đang bay và những bài thơ khác, nhà thơ nói khá nhiều về mặt đất, đất mẹ. Đất là nỗi ám ảnh trong thơ Nguyễn Hoa, là một phần máu thịt làm nên hồn thơ ông. Vì thế thơ ông dù có bay khắp mọi nơi, mọi chốn thì hồn của nó vẫn găm sâu vào trong lòng đất.
Nhà thơ thấy từng ngày từng giờ trên quê hương mình đâu đâu đất đai cũng bị người ta băm nát đến lạnh lùng vô cảm. Hãy nghe nhà thơ tâm sự cùng đất:
Chúng tôi ngồi cùng đất Xoè ngắm hai bàn tay Chưa ai nói hết với ai
Cái phập phồng trong đêm không ngủ Chúng tôi ngồi tâm sự với đất đai... ...
Rằng đất đai sẽ xanh lúa, xanh khoai Rằng đất đai sẽ mọc làng mọc phố Đất đai ơi !
(Những người đi về phía mặt trời)
Sự gắn bó với đất đai chính là cơ sở tạo dựng niềm tin vào cuộc sống và con người của thi nhân. Niềm tin ấy xét về một phương diện nào đó cũng là sự thể hiện ý thức công dân của người nghệ sĩ trước cuộc đời:
Mẹ và chúng con tin như thế
Dù cái nghèo còn làm còng lưng mẹ Dù nỗi đau chưa thể nguôi quên Và mẹ ơi tin
vào đất đai, bầu trời, non nước như chúng con tin:
Sau con MẸ là con NHÂN DÂN là con TỔ QUỐC
(Con Tổ quốc)
Dù có tin vậy song niềm tin ấy không phải là một thứ tín điều mù quáng mà nó luôn đặt cơ sở trên những chân giá trị của đời sống. Đó là thứ đức tin được tạo nên từ những trải nghiệm trong cuộc đời của một nhà thơ mặc áo lính.